Mùa Đông thực vật ngủ đông; mùa Xuân vạn vật thay đổi theo khí trời đâm chổi nẩy lộc; mùa Hạ cây cối phát triển tươi tốt đâm hoa kết trái; Thu đến, những cánh rừng ngả sang màu vàng, lá rơi… Sức mạnh của thiên nhiên có thể làm thay đổi tất cả. Và con người cũng nằm ngoài quy luật bất biến của vạn vật.
Sự dao động về thời tiết theo mùa ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe con người, nhất là người cao tuổi. Qua bao nhiêu năm hoạt động cơ thể đang ở vào thời kì lão hóa, thể lực suy yếu. Người già cần phải thay đổi thích hợp trong sinh hoạt hằng ngày để cơ thể thích nghi một cách tốt nhất với sự khắc nghiệt của thời tiết.
Mùa Xuân
Mùa xuân ở Bắc bán cầu là khoảng 1/4 quỹ đạo của các hành tinh giữa Ls = 0° và 90° Thời gian mùa xuân được coi là thời gian của sự phát triển, sự hồi sinh của cuộc sống mới cho cả động và thực vật, một chu kỳ sống mới lại bắt đầu. Trong mùa xuân, trục tự quay của Trái Đất nghiêng tăng dần về phía Mặt Trời, và các giờ được chiếu sáng được tăng dần lên để bằng hoặc lớn hơn 12 giờ mỗi ngày và nó tăng rất nhanh ở các vĩ độ lớn. Bán cầu có mùa xuân bắt đầu được sưởi ấm một cách đáng kể, làm cho thực vật đâm chồi nở hoa. Mùa xuân dương khí thịnh nên khí dương trong cơ thể tăng lên. Những thức ăn trợ dương như hành, rau thơm, cháo… rất cần thiết trong lúc này. Người lớn tuổi nên hạn chế những thức ăn có vị chua và tăng vị ngọt để dưỡng tỳ khí. Mùa Xuân là mùa của lễ hội, tiệc tùng nhưng người già nên hạn chế tối đa việc ăn chất béo có nhiều trong các món ăn cao lương mỹ vị rất ngon miệng nhưng dễ gây bệnh tật. Nhiều ý kiến cho rằng nên kê đầu giường theo hướng Bắc vì chiều lưu thông máu của hệ tuần hoàn trùng với từ trường trái đất. Nhưng một nghiên cứu mới đây của bệnh viện Vũ Hán (Hồ Bắc, Trung Quốc) cho thấy những người cao tuổi kê đầu giường ở hướng Bắc có tỷ lệ mắc bệnh lấp mạch não cao hơn những người không nằm hướng này. Theo học thuyết phong thủy, phía Bắc có khí âm ở trong âm nên rất dễ tổn thương khí dương của cơ thể. Trong mùa Xuân, khí trời rất tốt nên kê đầu giường về hướng mặt trời mọc tạo sinh khí tốt cho cơ thể.
Mùa Hạ
Mùa Hạ được nhìn nhận như là mùa với những ngày có thời gian ban ngày dài nhất và nóng nhất trong năm, trong đó ánh sáng ban ngày là chủ yếu, mặc dù ở các mức độ khác nhau theo vĩ độ. Ở các vĩ độ cao, thời gian chạng vạng chỉ kéo dài trong vài giờ, càng lên các vĩ độ cao hơn thì thời gian chạng vạng càng ngắn lại (nếu tính cùng một thời điểm nhất định trong mùa hạ). Từ xa xưa, theo trải nghiệm tổ tiên người Việt đã đúc kết kinh nghiệm “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng”. Việt Nam nằm ở Bắc bán cầu nên theo tập quán khí tượng học mùa Hạ bắt đầu thừ tháng 6 và kết thúc vào cuối tháng 8.
Gió mùa Tây – Nam khiến cho lượng không khí ẩm từ biển tràn vào đất liền nên tuy mùa Hạ thường mưa nhiều nhưng khí hậu rất oi bức. Khí nóng dễ xâm nhập vào cơ thể gây chán ăn, việc phân tiết dịch tiêu hóa giảm, cơ năng dạ dày và ruột không thể hoàn toàn thích ứng với những thay đổi khắc nghiệt. Người lớn tuổi để khí dương không bị tổn thương nên dùng các thức ăn có vị chua ngọt vừa phải như giá đỗ, các loại đậu, dưa hấu, mướp đắng, dâu, nho… và hạn chế gia vị cay. Các loại thực phẩm có tính nhiệt như thịt chó, thịt dê, hành tây, tiêu… và các gia vị cay đều không nên dung. Trong mùa Hạ, nên bảo quản thức ăn đông lạnh thật vệ sinh để tránh các vi khuẩn lây nhiễm chéo gây nên các bệnh đường ruột, tả, lỵ. Người lớn tuổi cũng không nên dung quá nhiều nước đá, đồ đông lạnh vì chúng làm cho ruột bị hàn, dễ gây nôn mửa và đau bụng. Trong mùa Hạ, gió thường theo hướng Tây – Nam nên kê giường theo hướng Nam, tuy nhiên nếu không tiện vẫn có thể để đầu nằm hướng Đông vì hướng Đông luôn là hướng bồi bổ sinh khí tốt.
Mùa Thu
Nguyên nhân chủ yếu của các mùa là trục tự quay của Trái Đất không vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo của nó quanh Mặt Trời. Với trục Trái Đất, hiện nay (kỷ nguyên J2000) nó nghiêng một góc khoảng 23,439 độ. Vì thế, tại bất kỳ thời điểm nào trong năm, một phần của bề mặt hành tinh là xoay trực tiếp hơn về phía các tia nắng từ Mặt Trời. Sự xoay này sẽ lần lượt thay đổi khi Trái chuyển động trên quỹ đạo của nó xung quanh Mặt Trời. Tại thời điểm bất kỳ, không phụ thuộc vào mùa, các bán cầu bắc và nam sẽ luôn luôn có các mùa ngược nhau. Trên Trái Đất, ngoài việc mật độ tia tới cao hay thấp thì sự tán xạ ánh sáng trong khí quyển là lớn hơn khi nó chiếu tới với một góc nhỏ.
Cái nắng ấm nhẹ nhàng của mùa thu sẽ dần đến thay đi cái nắng oi ả mùa hè. Mùa thu đến không chỉ là bước chuyển mình của thiên nhiên mà nó còn kéo theo biết bao sự đổi khác. Mùa thu là khoảng thời gian bắt đầu khi trái đất nằm ở điểm thu phân trên quỹ đạo, và kết thúc khi nó nằm ở điểm đông chí. Mùa thu ở Việt Nam trùng với mùa xuân ở các quốc gia nam bán cầu. Phần lớn các loại cây trồng được thu hoạch và các loại cây rụng lá. Thời gian ban ngày ngắn dần lại và lạnh hơn (đặc biệt rõ nét là ở các vĩ độ lớn). Tâm trạng chủ yếu trong mùa thu là niềm vui sướng vì một mùa thu hoạch bội thu cũng như phảng phất nỗi buồn vì thời tiết khắc nghiệt của mùa Đông sắp đến. Tuy nhiên khoảnh khắc này thường rất ngắn ngủi.
Nhiệt độ trong tháng Chín có thể cao trên 30°C (86°F) và với chỉ số nhiệt thì nó có thể tạo ra nhiều điều kiện nguy hiểm liên quan tới sự cẩu thả của con người trong tương quan với các rủi ro của chứng đột quỵ do nhiệt (cao thân nhiệt). Trong mùa này, nên tận dụng những thực phẩm vào mùa thu hoạch để bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể. Bữa ăn phải cân đối giữa các thành phần cung cấp năng lượng như glucose, đạm, lipid. Tránh cung cấp một thành phần quá nhiều gây hiện tượng khó tiêu. Nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
Mùa Đông
Trong mùa đông hay mùa khô ở Việt Nam, khoảng từ tháng 11 đến tháng 4, gió mùa thường thổi từ phía đông bắc dọc theo bờ biển Trung Quốc, qua vịnh Bắc Bộ, mang theo nhiều hơi ẩm; vì vậy ở đa số các vùng phân biệt mùa đông là mùa khô chỉ là khi đem nó so sánh với mùa mưa hay mùa hè. Vị trí địa lý Việt Nam nằm vắt ngang qua xích đạo trải và nằm dài theo vĩ tuyến nên mùa Đông không quá rõ rệt.
Khí hậu lạnh lại khô hanh nên cơ thể cần bổ sung một lượng nước rất lớn. Thức ăn có nhiều đạm, béo rất thích hợp với mùa Đông để giúp cơ thể giữ nhiệt. Khi chế biến thức ăn cần có thêm nhiều loại gia vị nhiệt như tiêu, ớt, hành, tỏi, gừng… Tuy nhiên chỉ nên dùng một lượng vừa phải để tránh hiện tượng khí dương kết tụ làm cơ thể nổi nhiệt, tinh thần nóng nảy. Các thực phẩm đông lạnh, cứng không nên dùng đến vì chúng thuộc khí âm dễ gây tổn thương đến tỳ vị.
Bốn mùa vận hành của vũ trụ cũng chính là những thời điểm con người phải thay đổi để hòa hợp với thiên nhiên.
Diệu Phương WTT, viết theo Bách khoa toàn thư
Sự dao động về thời tiết theo mùa ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe con người, nhất là người cao tuổi. Qua bao nhiêu năm hoạt động cơ thể đang ở vào thời kì lão hóa, thể lực suy yếu. Người già cần phải thay đổi thích hợp trong sinh hoạt hằng ngày để cơ thể thích nghi một cách tốt nhất với sự khắc nghiệt của thời tiết.
Mùa Xuân
Mùa Hạ
Mùa Hạ được nhìn nhận như là mùa với những ngày có thời gian ban ngày dài nhất và nóng nhất trong năm, trong đó ánh sáng ban ngày là chủ yếu, mặc dù ở các mức độ khác nhau theo vĩ độ. Ở các vĩ độ cao, thời gian chạng vạng chỉ kéo dài trong vài giờ, càng lên các vĩ độ cao hơn thì thời gian chạng vạng càng ngắn lại (nếu tính cùng một thời điểm nhất định trong mùa hạ). Từ xa xưa, theo trải nghiệm tổ tiên người Việt đã đúc kết kinh nghiệm “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng”. Việt Nam nằm ở Bắc bán cầu nên theo tập quán khí tượng học mùa Hạ bắt đầu thừ tháng 6 và kết thúc vào cuối tháng 8.
Gió mùa Tây – Nam khiến cho lượng không khí ẩm từ biển tràn vào đất liền nên tuy mùa Hạ thường mưa nhiều nhưng khí hậu rất oi bức. Khí nóng dễ xâm nhập vào cơ thể gây chán ăn, việc phân tiết dịch tiêu hóa giảm, cơ năng dạ dày và ruột không thể hoàn toàn thích ứng với những thay đổi khắc nghiệt. Người lớn tuổi để khí dương không bị tổn thương nên dùng các thức ăn có vị chua ngọt vừa phải như giá đỗ, các loại đậu, dưa hấu, mướp đắng, dâu, nho… và hạn chế gia vị cay. Các loại thực phẩm có tính nhiệt như thịt chó, thịt dê, hành tây, tiêu… và các gia vị cay đều không nên dung. Trong mùa Hạ, nên bảo quản thức ăn đông lạnh thật vệ sinh để tránh các vi khuẩn lây nhiễm chéo gây nên các bệnh đường ruột, tả, lỵ. Người lớn tuổi cũng không nên dung quá nhiều nước đá, đồ đông lạnh vì chúng làm cho ruột bị hàn, dễ gây nôn mửa và đau bụng. Trong mùa Hạ, gió thường theo hướng Tây – Nam nên kê giường theo hướng Nam, tuy nhiên nếu không tiện vẫn có thể để đầu nằm hướng Đông vì hướng Đông luôn là hướng bồi bổ sinh khí tốt.
Mùa Thu
Nguyên nhân chủ yếu của các mùa là trục tự quay của Trái Đất không vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo của nó quanh Mặt Trời. Với trục Trái Đất, hiện nay (kỷ nguyên J2000) nó nghiêng một góc khoảng 23,439 độ. Vì thế, tại bất kỳ thời điểm nào trong năm, một phần của bề mặt hành tinh là xoay trực tiếp hơn về phía các tia nắng từ Mặt Trời. Sự xoay này sẽ lần lượt thay đổi khi Trái chuyển động trên quỹ đạo của nó xung quanh Mặt Trời. Tại thời điểm bất kỳ, không phụ thuộc vào mùa, các bán cầu bắc và nam sẽ luôn luôn có các mùa ngược nhau. Trên Trái Đất, ngoài việc mật độ tia tới cao hay thấp thì sự tán xạ ánh sáng trong khí quyển là lớn hơn khi nó chiếu tới với một góc nhỏ.
Cái nắng ấm nhẹ nhàng của mùa thu sẽ dần đến thay đi cái nắng oi ả mùa hè. Mùa thu đến không chỉ là bước chuyển mình của thiên nhiên mà nó còn kéo theo biết bao sự đổi khác. Mùa thu là khoảng thời gian bắt đầu khi trái đất nằm ở điểm thu phân trên quỹ đạo, và kết thúc khi nó nằm ở điểm đông chí. Mùa thu ở Việt Nam trùng với mùa xuân ở các quốc gia nam bán cầu. Phần lớn các loại cây trồng được thu hoạch và các loại cây rụng lá. Thời gian ban ngày ngắn dần lại và lạnh hơn (đặc biệt rõ nét là ở các vĩ độ lớn). Tâm trạng chủ yếu trong mùa thu là niềm vui sướng vì một mùa thu hoạch bội thu cũng như phảng phất nỗi buồn vì thời tiết khắc nghiệt của mùa Đông sắp đến. Tuy nhiên khoảnh khắc này thường rất ngắn ngủi.
Nhiệt độ trong tháng Chín có thể cao trên 30°C (86°F) và với chỉ số nhiệt thì nó có thể tạo ra nhiều điều kiện nguy hiểm liên quan tới sự cẩu thả của con người trong tương quan với các rủi ro của chứng đột quỵ do nhiệt (cao thân nhiệt). Trong mùa này, nên tận dụng những thực phẩm vào mùa thu hoạch để bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể. Bữa ăn phải cân đối giữa các thành phần cung cấp năng lượng như glucose, đạm, lipid. Tránh cung cấp một thành phần quá nhiều gây hiện tượng khó tiêu. Nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
Mùa Đông
Trong mùa đông hay mùa khô ở Việt Nam, khoảng từ tháng 11 đến tháng 4, gió mùa thường thổi từ phía đông bắc dọc theo bờ biển Trung Quốc, qua vịnh Bắc Bộ, mang theo nhiều hơi ẩm; vì vậy ở đa số các vùng phân biệt mùa đông là mùa khô chỉ là khi đem nó so sánh với mùa mưa hay mùa hè. Vị trí địa lý Việt Nam nằm vắt ngang qua xích đạo trải và nằm dài theo vĩ tuyến nên mùa Đông không quá rõ rệt.
Khí hậu lạnh lại khô hanh nên cơ thể cần bổ sung một lượng nước rất lớn. Thức ăn có nhiều đạm, béo rất thích hợp với mùa Đông để giúp cơ thể giữ nhiệt. Khi chế biến thức ăn cần có thêm nhiều loại gia vị nhiệt như tiêu, ớt, hành, tỏi, gừng… Tuy nhiên chỉ nên dùng một lượng vừa phải để tránh hiện tượng khí dương kết tụ làm cơ thể nổi nhiệt, tinh thần nóng nảy. Các thực phẩm đông lạnh, cứng không nên dùng đến vì chúng thuộc khí âm dễ gây tổn thương đến tỳ vị.
Bốn mùa vận hành của vũ trụ cũng chính là những thời điểm con người phải thay đổi để hòa hợp với thiên nhiên.
Diệu Phương WTT, viết theo Bách khoa toàn thư