Nghe kém đột ngột: Dấu hiệu đột quỵ

thanhlinh

Junior Member
Dotquy01CMS.jpg
Ở người bị đột quỵ, máu không lưu thông lên não được; tử vong dễ xảy ra. Ảnh: FamilyDoctor
Stroke, tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ mới đây cho biết: Nghiên cứu ban đầu được lựa chọn từ kho lưu trữ hồ sơ bảo hiểm y tế quốc gia ở Đài Loan cho rằng, chứng mất khả năng thính giác đột ngột có thể là một dấu hiệu sớm của căn bệnh đột quỵ.
Dữ liệu theo dõi trên 1.423 bệnh nhân nhập viện vì nghe kém đột ngột do thần kinh cảm giác (SSNHL) trong suốt 5 năm cho thấy, những người này có nguy cơ mắc đột quỵ cao hơn tới 1,5 lần so với một nhóm khác gồm 5.692 bệnh nhân vào viện để cắt bỏ ruột thừa.

Người chỉ đạo điều tra, TS. Herng-Ching Lin, giảng viên trường ĐH Y Đài Loan về Quản lý chăm sóc sức khỏe cho biết: những phát hiện trên chỉ là những thông tin thăm dò ban đầu, do thông tin trong các hồ sơ bảo hiểm đôi khi không chính xác.

Ông Lin cũng cho hay: “Theo tất cả những gì chúng tôi được biết thì đến nay vẫn chưa có điều tra về tỷ lệ mắc hoặc nguy cơ mắc các căn bệnh về mạch não bộ vì sự xuất hiện của chứng nghe kém đột ngột do thần kinh cảm giác.

Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên chúng ta đưa ra những mối liên quan trên, và cũng do còn quá nhiều hạn chế trong kho dữ liệu, nên các kết quả cần phải được giải thích một cách thận trọng, kỹ càng, cho đến khi có những nghiên cứu độc lập thêm về phát hiện này".

Những phát hiện trên còn hạn chế do chưa có một khái niệm hay định nghĩa rõ ràng nào về chứng SSNHL trong cơ sở dữ liệu vừa xem xét.

Thêm nữa, cơ sở dữ liệu cũng không có những thông tin về sự nguy hiểm của chứng mất khả năng thính giác, mức độ phục hồi khả năng nghe, những yếu tố nguy cơ gây bệnh đột quỵ như sử dụng thuốc lá, chỉ số trọng lượng cơ thể BMI, tiền sử bệnh tim mạch và chứng rung tâm nhĩ" - ông Lin giải thích.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng cho rằng tất cả các bệnh nhân mắc chứng SSNHL cần phải trải qua một cuộc kiểm tra toàn diện về thần kinh và thử máu để xác định lịch sử nguy cơ đột quỵ bắt nguồn từ đâu. Từ đó, mới có thể khẳng định chính xác mức độ thành công của nghiên cứu.


Theo Bùi Thành
 
Back
Top