s2dungnguyen
New member
Bạn đang có những khó khăn stress trong công việc, hãy tìm cách giải quyết nó và cân bằng lại cuộc sống . Nghe nhạc là một ý tưởng tuyệt vời giúp bạn lấy lại sự vui vẻ vốn có của mình . Nghe nhạc thiền không chỉ giúp bạn giảm căng thẳng lấy được sử tập trung cao độ mà còn làm bạn thư giãn rất tốt,Khi nghe nhạc cơ thể bạn sẽ tiết ra hooc môn rui bạn thoải mái yêu đời. Bạn hãy nghe và cảm nhận những bản nhạc thiền ngay sau đây nhé . Còn gì bằng những bản nhạc và thứ cảm xúc xả hơi ngày cuối tuần . bạn được tự do và tận hưởng thứ âm nhạc kì diệu của cuộc sống
1. Thiền là gì?
Từ tầm nhìn đúng, hành động đúng, sẽ đưa đến kết quả đúng như ý muốn. Khi làm một công việc gì, thông thường chúng ta phải biết trước rồi làm sau, như vậy sẽ có kết quả tốt. Như quý vị muốn đi từ đây ra đằng kia thì đầu tiên phải mở mắt trước, thấy đường rồi mới đi, còn nếu cứ nhắm mắt mà đi thì chắc chắn sẽ bị té. Vì quý vị muốn ngồi thiền cho nên quý Thầy sẽ nói sơ qua lý do tại sao chúng ta ngồi thiền, ngồi như thế nào, có những sự chuẩn bị gì, rồi trong khi ngồi chúng ta phải dụng công như thế nào…. Khi quý vị nắm vững, hiểu rõ rồi thì khi ngồi sẽ có sự phấn chấn, có lòng thiết tha, từ đó sự tu hành sẽ dễ tiến bộ hơn. Cụ thể là trước tiên mình phải hiểu thiền là gì, sau đó ứng dụng tọa thiền mới có kết quả tốt.
Giả sử hôm nọ khí trời oi bức căng thẳng, người không được khỏe, trong nhà có việc xích mích không vui, ra đường gặp toàn những việc vớ vẩn không đâu, lên công sở, ra chợ bị đồng nghiệp bạn bè hiểu nhầm hoặc quấy phá..., khi ấy, nếu mình phải xem một tập tài liệu gì đó, hoặc phải đọc một cuốn sách hay phải xem một tờ báo, quý vị thấy có dễ hiểu hay không? Đọc thì đọc chữ thôi chứ ý này nó đá ý kia rất khó tiếp thu một cách trọn vẹn. Qua đó cho chúng ta thấy, nếu để những thứ lăng xăng lộn xộn trong đời nó chi phối trong đầu mình thì nó sẽ làm cho trí tuệ chúng ta bị mờ tối và con người chúng ta không được ổn định.
Một hôm khác thức dậy với một sức khỏe tràn trề, mọi chuyện trong nhà ổn định, vui vẻ, khí trời mát mẻ dễ chịu, ra đường yên ả, mọi việc tại công sở đều được trôi tròn, đồng nghiệp thân thiện đáng quý, nhân khi rảnh rỗi, quý vị cầm một tờ báo hay một quyển sách mình thích lên đọc thì có dễ hiểu hay không? Không những dễ hiểu mà chúng ta còn hiểu sâu, phát minh ra những điều mới lạ, thâu gọn hết ý bài văn muốn nói gì nữa là khác. Vậy thì khi tâm mình ổn định, lóng lặng, chính là lúc trí tuệ mình được phát huy cao. Và ngay khi tâm lóng lặng, tinh thần tươi sáng, người mình ổn định, trí tuệ phát huy, ngay đó, quý Thầy tạm đặt cho nó cái tên gọi là Thiền.
Ví dụ như có một cốc nước đang bị đục, chúng ta có đổ thêm nước trong vào thì nó vẫn đục. Muốn nước trong, không có cách gì hơn là để yên cái cốc đó cho những cặn đục lắng xuống dưới thì nó sẽ tự trong. Như vậy, trong cái đục vốn đã có cái trong, tại vì chúng ta lắc động nên nó đục vậy thôi. Tâm của chúng ta cũng vậy, tự tâm của mỗi người vốn sáng, nhưng vì theo trần cảnh, không biết cách lắng lại nên đục đi, từ đó làm cho mình bực bội, mệt mỏi, tối tăm, rối ren, lăng xăng, lộn xộn, gặp việc gì cũng khổ đau, đó là chúng ta sống với tâm phàm phu tầm thường của chúng sanh. Nếu chúng ta lắng lại tất cả thì trạng thái tâm thể LẶNG MÀ SÁNG hiện tiền, ngay đó là THIỀN.
Khi vua Trần Thái Tông trốn vào núi Yên tử tu hành gặp Quốc sư Phù Vân (hiệu Tĩnh Lự), Quốc sư hỏi: “Lão tăng đã lâu ở chốn sơn dã, xương cứng mặt gầy, ăn rau đắng, cắn hạt dẽ, uống nước suối, dạo cảnh rừng, lòng như mây nổi theo gió đến đây. Nay bệ hạ bỏ ngôi vị nhân chủ, nghĩ đến cảnh núi rừng hoang dã này, ắt hẳn muốn tìm cầu việc gì phải không?” Vua nghe nói cảm động nên thưa: "Trẫm còn thơ ấu đã sớm mất mẹ cha, chơ vơ đứng trên sĩ dân, không có nơi nào để nương tựa. Lại nghĩ rằng, sự nghiệp đế vương đời trước hưng phế bất thường cho nên mới vào đây chỉ muốn cầu thành Phật, không muốn tìm cầu gì khác." Quốc sư nói: “Trong núi vốn không có Phật, Phật ở trong tâm ta. Tâm lặng mà biết, đó chính là Phật thật. Nếu bệ hạ ngộ được tâm này thì tức khắc thành Phật, không nhọc tìm cầu bên ngoài.”
Ngài Tĩnh Lự nói: "Tâm lặng mà biết, đó chính là Phật thật." Vậy thì, cái lắng lại mà hằng sáng biết đó là ở ngay nơi chúng ta hay do Phật cho? Phật chỉ đưa cho ta chìa khóa để mở ra thôi chứ không thể cho ai được. Thiền cần một sự thể nghiệm nơi mỗi người, chứ không phải chỉ học hiểu suông. Học hiểu là để làm, để thực hành. Vì vậy, chúng ta cần phải HIỂU và THỰC TẬP TỌA THIỀN.
1. Thiền là gì?
Từ tầm nhìn đúng, hành động đúng, sẽ đưa đến kết quả đúng như ý muốn. Khi làm một công việc gì, thông thường chúng ta phải biết trước rồi làm sau, như vậy sẽ có kết quả tốt. Như quý vị muốn đi từ đây ra đằng kia thì đầu tiên phải mở mắt trước, thấy đường rồi mới đi, còn nếu cứ nhắm mắt mà đi thì chắc chắn sẽ bị té. Vì quý vị muốn ngồi thiền cho nên quý Thầy sẽ nói sơ qua lý do tại sao chúng ta ngồi thiền, ngồi như thế nào, có những sự chuẩn bị gì, rồi trong khi ngồi chúng ta phải dụng công như thế nào…. Khi quý vị nắm vững, hiểu rõ rồi thì khi ngồi sẽ có sự phấn chấn, có lòng thiết tha, từ đó sự tu hành sẽ dễ tiến bộ hơn. Cụ thể là trước tiên mình phải hiểu thiền là gì, sau đó ứng dụng tọa thiền mới có kết quả tốt.
Giả sử hôm nọ khí trời oi bức căng thẳng, người không được khỏe, trong nhà có việc xích mích không vui, ra đường gặp toàn những việc vớ vẩn không đâu, lên công sở, ra chợ bị đồng nghiệp bạn bè hiểu nhầm hoặc quấy phá..., khi ấy, nếu mình phải xem một tập tài liệu gì đó, hoặc phải đọc một cuốn sách hay phải xem một tờ báo, quý vị thấy có dễ hiểu hay không? Đọc thì đọc chữ thôi chứ ý này nó đá ý kia rất khó tiếp thu một cách trọn vẹn. Qua đó cho chúng ta thấy, nếu để những thứ lăng xăng lộn xộn trong đời nó chi phối trong đầu mình thì nó sẽ làm cho trí tuệ chúng ta bị mờ tối và con người chúng ta không được ổn định.
Một hôm khác thức dậy với một sức khỏe tràn trề, mọi chuyện trong nhà ổn định, vui vẻ, khí trời mát mẻ dễ chịu, ra đường yên ả, mọi việc tại công sở đều được trôi tròn, đồng nghiệp thân thiện đáng quý, nhân khi rảnh rỗi, quý vị cầm một tờ báo hay một quyển sách mình thích lên đọc thì có dễ hiểu hay không? Không những dễ hiểu mà chúng ta còn hiểu sâu, phát minh ra những điều mới lạ, thâu gọn hết ý bài văn muốn nói gì nữa là khác. Vậy thì khi tâm mình ổn định, lóng lặng, chính là lúc trí tuệ mình được phát huy cao. Và ngay khi tâm lóng lặng, tinh thần tươi sáng, người mình ổn định, trí tuệ phát huy, ngay đó, quý Thầy tạm đặt cho nó cái tên gọi là Thiền.
Ví dụ như có một cốc nước đang bị đục, chúng ta có đổ thêm nước trong vào thì nó vẫn đục. Muốn nước trong, không có cách gì hơn là để yên cái cốc đó cho những cặn đục lắng xuống dưới thì nó sẽ tự trong. Như vậy, trong cái đục vốn đã có cái trong, tại vì chúng ta lắc động nên nó đục vậy thôi. Tâm của chúng ta cũng vậy, tự tâm của mỗi người vốn sáng, nhưng vì theo trần cảnh, không biết cách lắng lại nên đục đi, từ đó làm cho mình bực bội, mệt mỏi, tối tăm, rối ren, lăng xăng, lộn xộn, gặp việc gì cũng khổ đau, đó là chúng ta sống với tâm phàm phu tầm thường của chúng sanh. Nếu chúng ta lắng lại tất cả thì trạng thái tâm thể LẶNG MÀ SÁNG hiện tiền, ngay đó là THIỀN.
Khi vua Trần Thái Tông trốn vào núi Yên tử tu hành gặp Quốc sư Phù Vân (hiệu Tĩnh Lự), Quốc sư hỏi: “Lão tăng đã lâu ở chốn sơn dã, xương cứng mặt gầy, ăn rau đắng, cắn hạt dẽ, uống nước suối, dạo cảnh rừng, lòng như mây nổi theo gió đến đây. Nay bệ hạ bỏ ngôi vị nhân chủ, nghĩ đến cảnh núi rừng hoang dã này, ắt hẳn muốn tìm cầu việc gì phải không?” Vua nghe nói cảm động nên thưa: "Trẫm còn thơ ấu đã sớm mất mẹ cha, chơ vơ đứng trên sĩ dân, không có nơi nào để nương tựa. Lại nghĩ rằng, sự nghiệp đế vương đời trước hưng phế bất thường cho nên mới vào đây chỉ muốn cầu thành Phật, không muốn tìm cầu gì khác." Quốc sư nói: “Trong núi vốn không có Phật, Phật ở trong tâm ta. Tâm lặng mà biết, đó chính là Phật thật. Nếu bệ hạ ngộ được tâm này thì tức khắc thành Phật, không nhọc tìm cầu bên ngoài.”
Ngài Tĩnh Lự nói: "Tâm lặng mà biết, đó chính là Phật thật." Vậy thì, cái lắng lại mà hằng sáng biết đó là ở ngay nơi chúng ta hay do Phật cho? Phật chỉ đưa cho ta chìa khóa để mở ra thôi chứ không thể cho ai được. Thiền cần một sự thể nghiệm nơi mỗi người, chứ không phải chỉ học hiểu suông. Học hiểu là để làm, để thực hành. Vì vậy, chúng ta cần phải HIỂU và THỰC TẬP TỌA THIỀN.