tuyet_loan08
Junior Member
Bạn tưởng tượng hôn nhân sẽ khiến chàng hoàn toàn thuộc về bạn từng giây từng phút. Nhưng khi cưới nhau rồi, bạn lại nằm khóc rưng rức vì anh ấy luôn như "cánh chim trời".
Các cô gái có thể rất kỳ vọng vào hôn nhân. Tuy nhiên, trên thực tế, không ít cô dâu mới về nhà chồng chưa bao lâu đã nhận ra nhiều sự thật phũ phàng khiến họ ít nhiều bị sốc. Đó là những vấn đề sau:
Bố mẹ chồng
Trước khi cưới, bạn hết lời ca ngợi bố mẹ chàng là người cấp tiến, thoải mái, tâm lý, v.v... Ví dụ, bạn đến nhà anh ấy chơi, dùng bữa thường xuyên và "các cụ" chẳng bao giờ sai bạn rửa đến một cái chén, hoặc mẹ chàng luôn tấm tắc khen bạn hết lời… Nhưng đôi khi, đó chỉ là cái vỏ bề ngoài của các cụ. Không phải họ muốn che đậy hay đánh lừa con dâu tương lai, đơn giản đó là phép lịch sự.
Phụ huynh của chàng không thể khắt khe, bắt ne bắt nét hay dạy dỗ khi chưa chính thức rước trầu cau sang nhà bạn. Còn khi đã về nhà chồng, bạn đừng ngạc nhiên nếu thấy một mớ các công việc không tên bắt đầu dội lên đầu mình, rồi thì mẹ chàng liên tục phàn nàn, đòi hỏi bạn nên thế này, phải thế kia…
Hãy nghĩ đơn giản, dù ngoan đến mấy thì thỉnh thoảng bạn cũng không tránh được làm phật ý bố mẹ đẻ. Vậy nên với bố mẹ chồng, chuyện không hiểu nhau là điều dễ hiểu. Song, nếu là người ruột thịt, mọi vấn đề đều dễ dàng giải quyết, nhưng khi đã “khác máu tanh lòng”, đặc biệt là với các cô con dâu không khéo léo hoặc bố mẹ chồng quá khắt khe thì mọi mâu thuẫn rất dễ bị đẩy lên cao trào, chuyện nhỏ hóa to và khó lấy lại được tình cảm của nhau.
Lúc này, là phận đi làm dâu, chắc chắn chị em sẽ có những thiệt thòi và mặc cảm nhất định bởi cảm giác sống trong “nhà người”. Từ đó, gây nên trạng thái ức chế và sốc cho các cô dâu trẻ.
Có chồng mà vẫn cô đơn
Bạn tưởng tượng hôn nhân sẽ khiến chàng hoàn toàn thuộc về bạn từng giây từng phút. Nhưng khi cưới nhau rồi, bạn lại nằm khóc rưng rức vì anh ấy luôn như “cánh chim trời” hoặc hai bạn chỉ bên nhau mỗi lúc ngủ. Đó là một hiện thực của khá nhiều cặp vợ chồng trẻ.
Thông thường, giai đoạn yêu, đàn ông cố gắng thu xếp mọi công việc để dành thời gian cho bạn gái. Song khi đã kết hôn, họ không còn phải săn đón, không phải lo lắng người con gái của mình bị gã khác “cuỗm mất”. Lúc ấy, họ nghĩ đơn giản rằng: “Chiều nay đi làm về, mình có thể ngồi nhậu thoải mái với bạn bè, tối đến vẫn được gặp cô ấy”.
Hay, lúc yêu, bạn và anh ấy chỉ biết có nhau. Nhưng nay đã kết hôn, tức là hai bạn phải có trách nhiệm với mọi người trong gia đình. Từ việc ma chay, hiếu hỉ, đến những chuyện vặt vãnh trong nhà, các bạn đều phải tham gia. Chỉ bấy nhiêu thôi, quỹ thời gian dành riêng cho nhau của hai bạn cũng bị hạn chế.
Chưa hết, hôn nhân bắt người ta phải nghĩ đến chuyện tiết kiệm, làm giàu, sinh con. Điều đó đồng nghĩa bạn và chàng cần cố gắng phấn đấu hơn trong sự nghiệp. Việc kiếm tiền lúc này trở nên cấp bách và nó choán khá nhiều thời gian, đặc biệt là với anh ấy – người mang trọng trách trụ cột gia đình.
Bây giờ, bạn cũng không thể vắng chàng thì nhanh chóng tìm đến bạn bè hoặc các cuộc vui khác như trước kia nữa. Kết quả là bạn cảm thấy cô đơn hơn vô cùng dù đã lấy chàng.
Chàng quá yêu mẹ
Bạn những tưởng mình là người phụ nữ anh ấy đam mê nhất. Nhưng không phải, khi về ở gần với mẹ con chàng, bạn nhận ra anh ấy tôn thờ mẹ và nghe lời mẹ tuyệt đối.
Anh ấy cảm thấy bạn nấu ăn không hợp khẩu vị bằng mẹ, anh ấy cũng thấy cách bài trí, sắp xếp đồ đạc của mẹ hợp lí hơn, anh ấy không bao giờ muốn trái ý mẹ hoặc “cấm chỉ” bạn không được cãi mẹ, v.v… Đó là tâm lí rất chung của đàn ông.
Thứ nhất, bạn chỉ thực chất bước vào cuộc sống của chàng chưa được bao lâu, còn mẹ thì từ lúc anh ấy sinh ra trên cõi đời này. Ít nhiều, tư tưởng, lối sống của chàng đều ảnh hưởng từ cách giáo dục và lòng thương yêu của mẹ. Thậm chí, khá nhiều đàn ông thừa nhận rằng, họ muốn lấy một người vợ giống mẹ mình.
Thứ hai, giữa mẹ và vợ, nếu chàng bênh vợ thì sẽ mang tiếng “cưới vợ rồi cãi mẹ”, nhưng nếu bênh mẹ thì đêm đến anh ấy hoàn toàn có thể làm lành với bạn. Nên thông thường, đàn ông hay chọn cách đứng về phía mẹ là giải pháp thông minh và an toàn nhất.
Tuy nhiên, dù có thế nào thì cả hai lý do trên đều làm bạn tủi thân phát khóc.
Độ lười biếng của chàng
Đến cốc nước anh ấy cũng sai bạn lấy, quần áo thay ra chẳng bao giờ anh ấy vứt đúng chỗ, anh ấy hút thuốc xong rồi vứt đót thuốc là vào bất kì chỗ nào có thể… Bạn liên tục phải đi sau để làm osin cho chàng. Nếu không làm, tổ ấm của bạn sẽ chẳng khác nào bãi rác.
Có thể trước đây bạn cho rằng, dù là công việc gì thì người chồng cũng cần gánh vác cùng vợ. Nhưng thực tế, rất ít đàn ông nghĩ và hành động được như vậy. Họ mặc định những chuyện như rửa bát, lau nhà, dọn nhà, chăm sóc con cái, bếp núc… là chuyện cỏn con của phụ nữ. Thậm chí có nhiều đàn ông còn nghiễm nhiên bắt vợ phải hầu hạ từng li từng tí.
Cũng giống như đa số phụ nữ, bạn sẽ qui kết điều đó thành tội danh: không biết thương vợ, từ đó suy ra không yêu vợ. Vậy là bạn sẽ chìm đắm vào những suy nghĩ buồn chán, mệt mỏi chỉ vì sự lười biếng của chồng.
Theo Zing
(theo XinhXinh )
Các cô gái có thể rất kỳ vọng vào hôn nhân. Tuy nhiên, trên thực tế, không ít cô dâu mới về nhà chồng chưa bao lâu đã nhận ra nhiều sự thật phũ phàng khiến họ ít nhiều bị sốc. Đó là những vấn đề sau:
Bố mẹ chồng
Trước khi cưới, bạn hết lời ca ngợi bố mẹ chàng là người cấp tiến, thoải mái, tâm lý, v.v... Ví dụ, bạn đến nhà anh ấy chơi, dùng bữa thường xuyên và "các cụ" chẳng bao giờ sai bạn rửa đến một cái chén, hoặc mẹ chàng luôn tấm tắc khen bạn hết lời… Nhưng đôi khi, đó chỉ là cái vỏ bề ngoài của các cụ. Không phải họ muốn che đậy hay đánh lừa con dâu tương lai, đơn giản đó là phép lịch sự.
Phụ huynh của chàng không thể khắt khe, bắt ne bắt nét hay dạy dỗ khi chưa chính thức rước trầu cau sang nhà bạn. Còn khi đã về nhà chồng, bạn đừng ngạc nhiên nếu thấy một mớ các công việc không tên bắt đầu dội lên đầu mình, rồi thì mẹ chàng liên tục phàn nàn, đòi hỏi bạn nên thế này, phải thế kia…
Hãy nghĩ đơn giản, dù ngoan đến mấy thì thỉnh thoảng bạn cũng không tránh được làm phật ý bố mẹ đẻ. Vậy nên với bố mẹ chồng, chuyện không hiểu nhau là điều dễ hiểu. Song, nếu là người ruột thịt, mọi vấn đề đều dễ dàng giải quyết, nhưng khi đã “khác máu tanh lòng”, đặc biệt là với các cô con dâu không khéo léo hoặc bố mẹ chồng quá khắt khe thì mọi mâu thuẫn rất dễ bị đẩy lên cao trào, chuyện nhỏ hóa to và khó lấy lại được tình cảm của nhau.
Lúc này, là phận đi làm dâu, chắc chắn chị em sẽ có những thiệt thòi và mặc cảm nhất định bởi cảm giác sống trong “nhà người”. Từ đó, gây nên trạng thái ức chế và sốc cho các cô dâu trẻ.
Có chồng mà vẫn cô đơn
Bạn tưởng tượng hôn nhân sẽ khiến chàng hoàn toàn thuộc về bạn từng giây từng phút. Nhưng khi cưới nhau rồi, bạn lại nằm khóc rưng rức vì anh ấy luôn như “cánh chim trời” hoặc hai bạn chỉ bên nhau mỗi lúc ngủ. Đó là một hiện thực của khá nhiều cặp vợ chồng trẻ.
Thông thường, giai đoạn yêu, đàn ông cố gắng thu xếp mọi công việc để dành thời gian cho bạn gái. Song khi đã kết hôn, họ không còn phải săn đón, không phải lo lắng người con gái của mình bị gã khác “cuỗm mất”. Lúc ấy, họ nghĩ đơn giản rằng: “Chiều nay đi làm về, mình có thể ngồi nhậu thoải mái với bạn bè, tối đến vẫn được gặp cô ấy”.
Hay, lúc yêu, bạn và anh ấy chỉ biết có nhau. Nhưng nay đã kết hôn, tức là hai bạn phải có trách nhiệm với mọi người trong gia đình. Từ việc ma chay, hiếu hỉ, đến những chuyện vặt vãnh trong nhà, các bạn đều phải tham gia. Chỉ bấy nhiêu thôi, quỹ thời gian dành riêng cho nhau của hai bạn cũng bị hạn chế.
Chưa hết, hôn nhân bắt người ta phải nghĩ đến chuyện tiết kiệm, làm giàu, sinh con. Điều đó đồng nghĩa bạn và chàng cần cố gắng phấn đấu hơn trong sự nghiệp. Việc kiếm tiền lúc này trở nên cấp bách và nó choán khá nhiều thời gian, đặc biệt là với anh ấy – người mang trọng trách trụ cột gia đình.
Bây giờ, bạn cũng không thể vắng chàng thì nhanh chóng tìm đến bạn bè hoặc các cuộc vui khác như trước kia nữa. Kết quả là bạn cảm thấy cô đơn hơn vô cùng dù đã lấy chàng.
Chàng quá yêu mẹ
Bạn những tưởng mình là người phụ nữ anh ấy đam mê nhất. Nhưng không phải, khi về ở gần với mẹ con chàng, bạn nhận ra anh ấy tôn thờ mẹ và nghe lời mẹ tuyệt đối.
Anh ấy cảm thấy bạn nấu ăn không hợp khẩu vị bằng mẹ, anh ấy cũng thấy cách bài trí, sắp xếp đồ đạc của mẹ hợp lí hơn, anh ấy không bao giờ muốn trái ý mẹ hoặc “cấm chỉ” bạn không được cãi mẹ, v.v… Đó là tâm lí rất chung của đàn ông.
Thứ nhất, bạn chỉ thực chất bước vào cuộc sống của chàng chưa được bao lâu, còn mẹ thì từ lúc anh ấy sinh ra trên cõi đời này. Ít nhiều, tư tưởng, lối sống của chàng đều ảnh hưởng từ cách giáo dục và lòng thương yêu của mẹ. Thậm chí, khá nhiều đàn ông thừa nhận rằng, họ muốn lấy một người vợ giống mẹ mình.
Thứ hai, giữa mẹ và vợ, nếu chàng bênh vợ thì sẽ mang tiếng “cưới vợ rồi cãi mẹ”, nhưng nếu bênh mẹ thì đêm đến anh ấy hoàn toàn có thể làm lành với bạn. Nên thông thường, đàn ông hay chọn cách đứng về phía mẹ là giải pháp thông minh và an toàn nhất.
Tuy nhiên, dù có thế nào thì cả hai lý do trên đều làm bạn tủi thân phát khóc.
Độ lười biếng của chàng
Đến cốc nước anh ấy cũng sai bạn lấy, quần áo thay ra chẳng bao giờ anh ấy vứt đúng chỗ, anh ấy hút thuốc xong rồi vứt đót thuốc là vào bất kì chỗ nào có thể… Bạn liên tục phải đi sau để làm osin cho chàng. Nếu không làm, tổ ấm của bạn sẽ chẳng khác nào bãi rác.
Có thể trước đây bạn cho rằng, dù là công việc gì thì người chồng cũng cần gánh vác cùng vợ. Nhưng thực tế, rất ít đàn ông nghĩ và hành động được như vậy. Họ mặc định những chuyện như rửa bát, lau nhà, dọn nhà, chăm sóc con cái, bếp núc… là chuyện cỏn con của phụ nữ. Thậm chí có nhiều đàn ông còn nghiễm nhiên bắt vợ phải hầu hạ từng li từng tí.
Cũng giống như đa số phụ nữ, bạn sẽ qui kết điều đó thành tội danh: không biết thương vợ, từ đó suy ra không yêu vợ. Vậy là bạn sẽ chìm đắm vào những suy nghĩ buồn chán, mệt mỏi chỉ vì sự lười biếng của chồng.
Theo Zing
(theo XinhXinh )