Ngôi nhà ở Xuân Mai là “lối sống đã chọn” của gia chủ từ vài chục năm qua. Với họ, mọi công việc, sự nghiệp đều “được sống chung” với sắc lá đổi thay theo từng mùa và thời gian sẽ được tính bằng những đợt hoa nở rộ trên cây này cây khác. Ngôi nhà “động” chứ không tĩnh như người ta vẫn quan niệm nhà ngoại ô chỉ là nơi lui về ở ẩn cuối tuần. Nó vừa là nhà nghỉ ngoại ô, vừa là nơi ở và là nơi làm việc cho một số thành viên trong nhà, với công việc sáng tạo nghệ thuật của mỗi người. Công năng của ngôi nhà được phát triển theo phong cách sống của cả gia đình và theo tính cách của mỗi người, có cái chung và có từng góc riêng. Sau vài năm trở lại, có thể nhận ra rằng ngôi nhà duyên hơn chính bởi những góc đời sống ấy. Cây cối đã lớn lên ở chỗ này chỗ khác, với những hình dáng chủng loại khác nhau, đã đem lại vẻ sinh động cho từng khuôn cửa trống hay những mảng kính lớn, để thiên nhiên tham gia vào bố cục nội thất. Những góc phòng có bóng tối âm âm của giàn cây leo ngoài cửa sổ hắt vào, cho những phút thật riêng tư suy ngẫm. Nhưng một cách khác, khoảng trống trước bờ ao có những vạt cây bụi lại cho cảm giác được sẻ chia
Ban công trên tầng lầu, nơi hương cau đổ vào nhà, là chỗ nữ họa sĩ - chủ nhà có thể hoàn toàn trao gửi cảm hứng trên toan vẽ với những sắc màu nguyên gốc dưới ánh sáng tự nhiên. Và thiên nhiên sinh động trở lại gần gũi trong mỗi bức tranh hoa cỏ của bà. Góc của người trẻ tuổi dường như thực tế hơn với những bố cục chặt chẽ của giá để đĩa hát, kệ để tạp chí, sách vở, hoặc của chiếc bàn làm việc dành cho những bản vẽ kiến trúc và máy tính… Hai căn phòng bố cục không gian giống nhau, nhưng đã rõ là hai thế hệ, hai nghề nghiệp: với kiến trúc sư là chặt chẽ hơn, với họa sĩ - pianist là tự do hơn, phóng khoáng hơn. Như một lời khẳng định: chỉ có chính ta mới hoàn thiện được phong cách kiến trúc cho nơi sống của mình, họ gửi vào mỗi góc sống cái TÔI theo thời gian. Những điểm nhìn từ trong phòng ra ngoài không trực tiếp, mà có lớp lang, chính phụ bằng sự tham gia của các chi tiết kiến trúc và những mảng sân, vườn hay tiểu cảnh.
Cả nhà yêu bạn bè, nên ở đây, bếp là nơi thư giãn ấm cúng nhất. Khu bếp có thật nhiều chỗ ngồi, trong ngoài đều thật gần với vườn, nhiều lối vào ra, hết sức mở… Vật dụng nhà bếp cũng tham gia vào “bức tranh sắp đặt” có ý tứ - đó là sự chan hòa tự nhiên mà người khách nào đến đây cũng cảm thấy được. Sự chuyển tiếp của không gian từ nhiều góc của ngôi nhà nối với bên ngoài, với sân, với những lối ra vườn… là ý tưởng từ ban đầu của tác giả, giờ đây càng rõ ràng hơn.
Ban công trên tầng lầu, nơi hương cau đổ vào nhà, là chỗ nữ họa sĩ - chủ nhà có thể hoàn toàn trao gửi cảm hứng trên toan vẽ với những sắc màu nguyên gốc dưới ánh sáng tự nhiên. Và thiên nhiên sinh động trở lại gần gũi trong mỗi bức tranh hoa cỏ của bà. Góc của người trẻ tuổi dường như thực tế hơn với những bố cục chặt chẽ của giá để đĩa hát, kệ để tạp chí, sách vở, hoặc của chiếc bàn làm việc dành cho những bản vẽ kiến trúc và máy tính… Hai căn phòng bố cục không gian giống nhau, nhưng đã rõ là hai thế hệ, hai nghề nghiệp: với kiến trúc sư là chặt chẽ hơn, với họa sĩ - pianist là tự do hơn, phóng khoáng hơn. Như một lời khẳng định: chỉ có chính ta mới hoàn thiện được phong cách kiến trúc cho nơi sống của mình, họ gửi vào mỗi góc sống cái TÔI theo thời gian. Những điểm nhìn từ trong phòng ra ngoài không trực tiếp, mà có lớp lang, chính phụ bằng sự tham gia của các chi tiết kiến trúc và những mảng sân, vườn hay tiểu cảnh.
Không gian của kiến trúc sư, chặt chẽ nhưng tươi mới, trẻ trung
Biết yêu từng góc sống và biết sống đẹp, thì ngôi nhà không đơn thuần chỉ là “vẻ đẹp của một công trình kiến trúc”, nó trở thành một nhân vật, biết chia sẻ và bao dung. Đó là nơi chốn mà mỗi người trong gia đình luôn muốn trở về.