Dân gian thường kỵ việc thiết kế nhà vệ sinh nằm trên lối vào nhà và trên khu vực bếp ăn. Còn lại, đều có thể linh động tổ chức không gian thư giãn này.
Dù là trong nhà phố chật hẹp đi nữa, thì điều kiện thông thoáng cũng là yếu tố cần thiết cho nhà vệ sinh và nếu được sự thoáng khí tự nhiên là tốt nhất. Trong nhà phố, thông thường thiết kế nhà vệ sinh kề bên giếng trời hoặc áp về những phía tiếp giáp với hẻm, khoảng không, nơi có thể đối lưu với môi trường tự nhiên. Ngay cả việc có thể đưa khu vực vệ sinh ra phía trước nhà (chẳng hạn phòng vệ sinh trong phòng ngủ trên các lầu. Ở đó, có sự thoáng khí tốt với không gian trống mặt tiền).
Dân gian thường chỉ kỵ việc thiết kế nhà vệ sinh nằm trên lối vào nhà và trên khu vực bếp ăn. Còn lại, đều có thể linh động tổ chức không gian thư giãn này, làm sao để thoáng khí một cách tốt nhất và thuận tiện cho việc đi lại. Chẳng hạn, hai hay ba phòng ngủ dùng chung một nhà vệ sinh thì thiết kế vệ sinh làm tâm điểm, thích hợp để dịch chuyển được cự ly gần nhất.
Trong tình huống eo hẹp về diện tích sử dụng, bí lắm mới đưa nhà vệ sinh vào dưới gầm cầu thang vì vị trí này tuy tận dụng được không gian nhưng thường nhỏ hẹp, bí và thường dùng nó như khu vệ sinh sơ cua. Trong những trường hợp khó có điều kiện thiết kế thông thoáng tự nhiên thì cần bổ trợ bằng quạt hút để đối lưu không khí cho phòng vệ sinh.
Trên những mảnh đất không vuông vức mà bất kỳ, bị vát xéo hay dôi ra... có nhiều thiết kế đưa khu vực vệ sinh về những vị trí xéo, dôi ra đó. Tổ chức vậy, vừa “nắn” lại thế đất cho thẳng, vừa có phần tách bạch gọn gàng. Tuy nhiên, ở đó cần có mặt hướng về môi trường thoáng khí tự nhiên là thích hợp nhất. Nhà ống thường tận thu chiều cao tầng, khi đó thiết kế khu vệ sinh đồng trục thẳng đứng để dễ dàng “chạy” hộp kỹ thuật, hệ thống cấp thoát nước. Dù đó là sự tiện dụng nhưng cũng không nhất thiết phải dập khuôn như vậy. Thiết kế còn phải dựa vào công năng sử dụng của từng gia đình, của từng công trình cụ thể để bố trí không gian. Khi đó, có thể mỗi tầng có một hay vài phòng vệ sinh với những vị trí khác nhau và không đồng trục.
Nhà vệ sinh ngày nay không thể... xấu bởi đó là nơi thư giãn thực sự ngay trong gia đình. Hiện nay các gia chủ rất chăm chút, tỉ mẩn trang trí và trang bị vật dụng thật sạch đẹp cho không gian này. Lắm khi, khu vực vệ sinh còn hiện đại và trang nhã hơn cả phòng khách, phòng ngủ... vì nó có tần suất sử dụng nhiều trong nhà ở.
Diện tích trung bình vừa đủ, không quá chật cho một nhà vệ sinh tương đối chuẩn thường khoảng 4 m2 với ba khu vực, bồn cầu, bồn rửa (lavabo) và khu tắm đứng. Ví dụ, phòng có bề rộng 1,4 m và bề dài 2,7 m, chia làm ba khu vực, mỗi khu 0,9 m.
Bên cạnh việc quan tâm đến sự thông thoáng, có một yếu tố hệ trọng nữa là nhà vệ sinh cần phân biệt hai không gian khô và ướt. Khu vực khô lắp đặt bồn cầu và lavabo, khu ướt dành để tắm. Tách bạch hai khu vực này, nhà vệ sinh sẽ sạch, không bị nhầy nhụa và dễ dàng làm vệ sinh phòng. Tách khu vực tắm, không để nước vấy ra bằng phòng tắm đứng, bằng màn, vách lửng kính, bồn tắm hoặc tạo một cao độ nền khác so với khu vực khô.
Dù là trong nhà phố chật hẹp đi nữa, thì điều kiện thông thoáng cũng là yếu tố cần thiết cho nhà vệ sinh và nếu được sự thoáng khí tự nhiên là tốt nhất. Trong nhà phố, thông thường thiết kế nhà vệ sinh kề bên giếng trời hoặc áp về những phía tiếp giáp với hẻm, khoảng không, nơi có thể đối lưu với môi trường tự nhiên. Ngay cả việc có thể đưa khu vực vệ sinh ra phía trước nhà (chẳng hạn phòng vệ sinh trong phòng ngủ trên các lầu. Ở đó, có sự thoáng khí tốt với không gian trống mặt tiền).
Dân gian thường chỉ kỵ việc thiết kế nhà vệ sinh nằm trên lối vào nhà và trên khu vực bếp ăn. Còn lại, đều có thể linh động tổ chức không gian thư giãn này, làm sao để thoáng khí một cách tốt nhất và thuận tiện cho việc đi lại. Chẳng hạn, hai hay ba phòng ngủ dùng chung một nhà vệ sinh thì thiết kế vệ sinh làm tâm điểm, thích hợp để dịch chuyển được cự ly gần nhất.
Trong tình huống eo hẹp về diện tích sử dụng, bí lắm mới đưa nhà vệ sinh vào dưới gầm cầu thang vì vị trí này tuy tận dụng được không gian nhưng thường nhỏ hẹp, bí và thường dùng nó như khu vệ sinh sơ cua. Trong những trường hợp khó có điều kiện thiết kế thông thoáng tự nhiên thì cần bổ trợ bằng quạt hút để đối lưu không khí cho phòng vệ sinh.
Trên những mảnh đất không vuông vức mà bất kỳ, bị vát xéo hay dôi ra... có nhiều thiết kế đưa khu vực vệ sinh về những vị trí xéo, dôi ra đó. Tổ chức vậy, vừa “nắn” lại thế đất cho thẳng, vừa có phần tách bạch gọn gàng. Tuy nhiên, ở đó cần có mặt hướng về môi trường thoáng khí tự nhiên là thích hợp nhất. Nhà ống thường tận thu chiều cao tầng, khi đó thiết kế khu vệ sinh đồng trục thẳng đứng để dễ dàng “chạy” hộp kỹ thuật, hệ thống cấp thoát nước. Dù đó là sự tiện dụng nhưng cũng không nhất thiết phải dập khuôn như vậy. Thiết kế còn phải dựa vào công năng sử dụng của từng gia đình, của từng công trình cụ thể để bố trí không gian. Khi đó, có thể mỗi tầng có một hay vài phòng vệ sinh với những vị trí khác nhau và không đồng trục.
View attachment 2624
Có thể tạo bậc cao để phân chia không gian cho phần tắm và những chức năng khác
.
Nhà vệ sinh ngày nay không thể... xấu bởi đó là nơi thư giãn thực sự ngay trong gia đình. Hiện nay các gia chủ rất chăm chút, tỉ mẩn trang trí và trang bị vật dụng thật sạch đẹp cho không gian này. Lắm khi, khu vực vệ sinh còn hiện đại và trang nhã hơn cả phòng khách, phòng ngủ... vì nó có tần suất sử dụng nhiều trong nhà ở.
Diện tích trung bình vừa đủ, không quá chật cho một nhà vệ sinh tương đối chuẩn thường khoảng 4 m2 với ba khu vực, bồn cầu, bồn rửa (lavabo) và khu tắm đứng. Ví dụ, phòng có bề rộng 1,4 m và bề dài 2,7 m, chia làm ba khu vực, mỗi khu 0,9 m.
Bên cạnh việc quan tâm đến sự thông thoáng, có một yếu tố hệ trọng nữa là nhà vệ sinh cần phân biệt hai không gian khô và ướt. Khu vực khô lắp đặt bồn cầu và lavabo, khu ướt dành để tắm. Tách bạch hai khu vực này, nhà vệ sinh sẽ sạch, không bị nhầy nhụa và dễ dàng làm vệ sinh phòng. Tách khu vực tắm, không để nước vấy ra bằng phòng tắm đứng, bằng màn, vách lửng kính, bồn tắm hoặc tạo một cao độ nền khác so với khu vực khô.