Ung thư vú là mối đe dọa gây tử vong hàng đầu cho tất cả phụ nữ. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, các tế bào ung thư có thể di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể và dẫn tới tử vong.
Các yếu tố tăng nguy cơ mắc ung thư vú
Tất cả mọi người đều có khả năng mắc bệnh ung thư vú. Tuy nhiên, một vài yếu tố thường thấy ở nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao như: phụ nữ trên 50 tuổi; người thân đời thứ nhất (mẹ, chị em gái, con gái) có mắc bệnh ung thư vú thì nguy cơ mắc bệnh tăng gấp 4 lần; bản thân có ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung; tiểu đường sau mãn kinh; sinh con đầu lòng ở độ tuổi sau 30 hoặc không có con; ăn nhiều chất béo, uống rượu và hút thuốc thường xuyên, chứng béo phì (đặc biệt sau thời kỳ mãn kinh)...
Triệu chứng của bệnh:
Ở giai đoạn đầu, ung thư vú hầu như không có triệu chứng và không có dấu hiệu báo động cho người bệnh. Về sau có thể có các triệu chứng sau:
- Có nước hoặc dịch chảy ra từ núm vú hoặc núm vú bị loét.
- Có bướu hoặc khối u ở vú hoặc vùng nách, thường không đau.
- Những thay đổi có thể nhìn thấy được: vóc dáng vú thay đổi, có cảm giác đau núm vú hoặc núm vú lõm vào bên trong, da vú nhăn và sần.
Ở giai đoạn ung thư muộn, vú bị teo cứng lại hoặc phình ra biến dạng, lở loét. Tuy nhiên, một số bệnh khác ở vú cũng có thể gây ra các triệu chứng kể trên, như nang vú, tiết dịch, bọc sữa... do đó khi có những dấu hiệu này, không nên khủng hoảng nhưng vẫn cần đi khám ngay để xác định có phải ung thư không để được điều trị sớm nhất. Vì nếu ở giai đoạn muộn, việc điều trị rất khó khăn và kém hiệu quả.
Điều trị
Việc điều trị ung thư vú tốt hay xấu tùy thuộc vào giai đoạn bệnh lúc được phát hiện. Nếu ung thư vú được phát hiện ở giai đoạn sớm, giai đoạn chưa di căn thì điều trị mang lại kết quả tốt. Có một số phương pháp điều trị ung thư vú như phẫu thuật, xạ trị bổ sung sau mổ và nội khoa.
Làm thế nào để phát hiện sớm ung thư vú?
Muốn phát hiện sớm, khi khối u còn nhỏ độ 4-5mm, chỉ có một cách làm tự nhiên là tự khám ngực mình hàng tháng. Nếu phụ nữ có kinh nguyệt thì khám vào ngày sạch kinh. Cách tự khám vú như sau: Đứng trước gương, hai tay xuôi theo người nhìn xem ngực có sự thay đổi về hình dạng và kích thước không. Sau đó, một tay chống vào hông tay kia vặn và siết đầu vú xem có dấu hiệu rỉ dịch hay chảy máu không. Bạn có thể nằm ngửa, tay trái đưa ra sau gáy, dùng các ngón tay phải ép sát tuyến vú vào thành sườn, đẩy lên xuống để tìm kiếm khối u hoặc mảng dày bất thường (lập lại bước này với vú phải). Sau cùng, dùng phần mềm đầu ngón tay tìm kiếm hạch ở hõm nách. Thời gian tự khám vú tốt nhất là sau khi sạch kinh nguyệt 5 ngày. Nói chung tự theo dõi và khám sức khỏe định kỳ là cách phòng ngừa bệnh hữu hiệu nhất. Từ 20 tuổi trở lên, phụ nữ nên tự khám vú định kỳ mỗi tháng một lần và đến bác sĩ chuyên khoa khám vú mỗi năm một lần.
Khi thấy khối u hay bất cứ sự thay đổi nào của vú, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết.
Theo Bác sĩ Thu Lan, báo Sức khỏe & Đời sống
Các yếu tố tăng nguy cơ mắc ung thư vú
Tất cả mọi người đều có khả năng mắc bệnh ung thư vú. Tuy nhiên, một vài yếu tố thường thấy ở nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao như: phụ nữ trên 50 tuổi; người thân đời thứ nhất (mẹ, chị em gái, con gái) có mắc bệnh ung thư vú thì nguy cơ mắc bệnh tăng gấp 4 lần; bản thân có ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung; tiểu đường sau mãn kinh; sinh con đầu lòng ở độ tuổi sau 30 hoặc không có con; ăn nhiều chất béo, uống rượu và hút thuốc thường xuyên, chứng béo phì (đặc biệt sau thời kỳ mãn kinh)...
Triệu chứng của bệnh:
Ở giai đoạn đầu, ung thư vú hầu như không có triệu chứng và không có dấu hiệu báo động cho người bệnh. Về sau có thể có các triệu chứng sau:
- Có nước hoặc dịch chảy ra từ núm vú hoặc núm vú bị loét.
- Có bướu hoặc khối u ở vú hoặc vùng nách, thường không đau.
- Những thay đổi có thể nhìn thấy được: vóc dáng vú thay đổi, có cảm giác đau núm vú hoặc núm vú lõm vào bên trong, da vú nhăn và sần.
Ở giai đoạn ung thư muộn, vú bị teo cứng lại hoặc phình ra biến dạng, lở loét. Tuy nhiên, một số bệnh khác ở vú cũng có thể gây ra các triệu chứng kể trên, như nang vú, tiết dịch, bọc sữa... do đó khi có những dấu hiệu này, không nên khủng hoảng nhưng vẫn cần đi khám ngay để xác định có phải ung thư không để được điều trị sớm nhất. Vì nếu ở giai đoạn muộn, việc điều trị rất khó khăn và kém hiệu quả.
Điều trị
Việc điều trị ung thư vú tốt hay xấu tùy thuộc vào giai đoạn bệnh lúc được phát hiện. Nếu ung thư vú được phát hiện ở giai đoạn sớm, giai đoạn chưa di căn thì điều trị mang lại kết quả tốt. Có một số phương pháp điều trị ung thư vú như phẫu thuật, xạ trị bổ sung sau mổ và nội khoa.
Làm thế nào để phát hiện sớm ung thư vú?
Muốn phát hiện sớm, khi khối u còn nhỏ độ 4-5mm, chỉ có một cách làm tự nhiên là tự khám ngực mình hàng tháng. Nếu phụ nữ có kinh nguyệt thì khám vào ngày sạch kinh. Cách tự khám vú như sau: Đứng trước gương, hai tay xuôi theo người nhìn xem ngực có sự thay đổi về hình dạng và kích thước không. Sau đó, một tay chống vào hông tay kia vặn và siết đầu vú xem có dấu hiệu rỉ dịch hay chảy máu không. Bạn có thể nằm ngửa, tay trái đưa ra sau gáy, dùng các ngón tay phải ép sát tuyến vú vào thành sườn, đẩy lên xuống để tìm kiếm khối u hoặc mảng dày bất thường (lập lại bước này với vú phải). Sau cùng, dùng phần mềm đầu ngón tay tìm kiếm hạch ở hõm nách. Thời gian tự khám vú tốt nhất là sau khi sạch kinh nguyệt 5 ngày. Nói chung tự theo dõi và khám sức khỏe định kỳ là cách phòng ngừa bệnh hữu hiệu nhất. Từ 20 tuổi trở lên, phụ nữ nên tự khám vú định kỳ mỗi tháng một lần và đến bác sĩ chuyên khoa khám vú mỗi năm một lần.
Khi thấy khối u hay bất cứ sự thay đổi nào của vú, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết.
Theo Bác sĩ Thu Lan, báo Sức khỏe & Đời sống