tuyet_loan08
Junior Member
Giờ thì anh đã hiểu: Vì sao nhiều người đàn ông xao lòng trước những người phụ nữ giúp việc kém hơn vợ mình...
Anh lấy nàng làm vợ khi nàng không còn quá trẻ, nhưng tính cách nàng lại ở độ quá “xanh” để làm vợ và làm mẹ. Anh lấy nàng khi anh đã là người đàn ông có địa vị, chững chạc, chín chắn, nhưng tình yêu trong anh lại chẳng khác một cậu học trò mới lớn – say mê mụ mị.
Ngay từ ngày yêu nhau, anh đã chấp nhận tính nhõng nhẽo, con nít của vợ như một sự tất yếu của tình yêu - yêu là chấp nhận mọi khiếm khuyết của người ấy, với suy nghĩ chủ quan rằng: “Khi làm vợ, làm mẹ cô ấy sẽ khác”. Nhưng anh đã nhầm, anh không thể ngờ rằng nàng vẫn trẻ trung, xinh đẹp và mãi không chịu lớn mặc dù đã làm vợ ngót nghét 10 năm trời, đã là mẹ của hai đứa con gái. Vốn được bố mẹ nuông chiều từ nhỏ, nàng luôn cho rằng mình là số một, ai cũng phải chiều nàng, làm theo ý nàng. Ngay từ hồi yêu nhau, nàng đã ra tối hậu thư: “Anh có đồng ý ở rể thì chúng mình hãy tiếp tục yêu nhau, bằng không thì thôi.”
Nàng ích kỷ mà anh cũng thật ích kỷ. Anh mồ côi cha từ sớm, một mình mẹ tần tảo nuôi con. Mẹ đã dồn hết tình yêu thương và hy vọng vào đứa con trai bất hạnh, duy nhất của bà. Anh đã không phụ lòng mẹ, anh là niềm vui và tự hào của mẹ. Anh học giỏi và thành đạt sớm - đó là sự báo hiếu của anh. Anh tin rằng: Những ngày còn lại của mẹ sẽ hạnh phúc trọn vẹn.
Vợ đẹp mà luôn bỏ bê gia đình thì liệu có cần đến không?
Ngày anh dẫn nàng về nhà giới thiệu, mẹ mừng đến chảy nước mắt. Vậy mà cô con dâu ấy lại đưa ra tối hậu thư làm đau xé lòng bà. Nhưng tình yêu con vẫn mạnh hơn tất cả. Bà chấp nhận để con được tự do nên nhường căn nhà đang ở cho con và về quê sống.
Anh đã mất bao đêm không ngủ, đấu tranh tư tưởng, vượt qua mọi lời dèm pha của hàng xóm, bạn bè, người thân để nàng được vui. Mọi người sỉ vả anh là hèn, nhu nhược, sợ vợ... Anh chỉ còn biết cười trừ, mà lòng đau như xé. Đôi mắt nhăn nheo, buồn đến thắt lòng của mẹ lúc mẹ nhìn anh, khi ô tô từ từ chuyển bánh luôn ám ảnh anh, nó như trăm ngàn mũi dao đâm ngoáy trái tim anh.
Vợ anh không hề nghĩ đến sự hy sinh của mẹ. Nàng như không có trách nhiệm phải làm dâu, không về quê thăm mẹ kể cả ngày giỗ bố anh. Nàng bảo: “Em gửi tiền về là được chứ gì”. Chỉ có cái Tết đầu tiên nàng về thăm bà, nhưng cũng chỉ ngủ lại một đêm. Chiều 30 Tết mà nàng nằng nặc đòi đi với lý do thật lãng nhách: “Ở đây bẩn thỉu lắm, em không chịu được, hai ngày rồi em chưa đi đại tiện được đây này...”.
Anh nài nàng ở lại, nhưng nàng bảo: “Anh không về thì em về một mình”. Thế rồi nàng quày quả xếp quần áo. Mẹ anh run run nắm bàn tay con giục: “Thôi, con về với vợ đi. Tết nhất để vợ đi một mình sao tiện”.
Trên đường về, nước mắt cứ chảy ngược vào trong làm lòng anh xót như xát muối. Giờ này mẹ đang ở một mình... Bóng mẹ lủi thủi, cô đơn vào ra một mình trong căn nhà mờ tối những ngày Tết khiến anh thương mẹ đứt ruột. Càng thương mẹ anh càng giận vợ ghê gớm, anh thầm hỏi: “Đến bao giờ vợ mình mới thành người lớn, biết suy nghĩ cho những người thân...” .
Hai đứa con ra đời cách nhau hai năm, nhưng vợ anh vẫn đủng đỉnh như con gái còn son. Nàng cương quyết không cho con bú, sợ ảnh hưởng đến dáng người siêu mẫu của nàng. Ngay khi chưa đón con về nàng đã yêu cầu anh thuê người trông trẻ, không mượn bà nội, bà ngoại gì hết.
Không phải nàng thương các bà vất vả, mà nàng không thích sự có mặt của các bà. Nàng bảo: “Có các cụ ở bên rách việc lắm. Động tý là bắt phải làm theo ý các cụ, nào là ăn kiêng, nào là phải cho con bú sữa mẹ...”
Mẹ anh yêu cháu nên thích bế bồng, ru rín, nhưng nàng không cho, nàng bảo làm thế là hư cháu. Nó quen được bế thì không ai dỗ được... Nàng mua về cho cô giúp việc một lô sách và bắt cô ta đọc và nuôi con nàng theo hướng dẫn của sách - ăn, ngủ đúng giờ, ỉa đái cũng phải đúng giờ. Khi con ốm quấy khóc nàng cũng mặc kệ không cho cô ôsin bế, nàng bảo: nó làm nũng đấy. Mặc kệ nó.
Bà nội thấy cháu khóc ngằn ngặt, tím tái cả người thì xót ruột nên chạy ra dỗ cháu. Thế là nàng lại trách bà một tràng và bảo: “Con con, bà để yên cho con nuôi dạy cháu nên người...”. Bà giận lắm, bỏ về quê. Lẽ nào, bà không biết dạy con bà nên người...
Hai đứa con chưa một lần được mẹ tắm rửa. Nàng chơi với con như chơi búp bê. Lúc chúng ăn no, tắm sạch, ngoan ngoãn ê a thì nàng đến bên đùa vui, nựng nịu tí chút, khi chúng oe oe, đái ỉa hay đòi ăn đòi uống là nàng lại kêu rầm lên gọi cô giúp việc. Ngay cả những khi con ốm nàng cũng không đưa con đi khám bệnh vì: “Em đâu có biết nó bị từ lúc nào. Cứ để cô ôsin đưa nó đi. Cô ấy biết hết ấy mà...”
Nhiều đêm con ốm anh bắt gặp cảnh cô giúp việc bế chúng đi đi lại lại trong bóng đêm, khe khẽ hát ru mà lòng anh cảm động, biết ơn đến xao xuyến. Những ngày con anh phải nằm viện cũng chỉ có cô chăm chúng. Lưng áo ướt đẫm mồ hôi, tóc tai lòa xòa hơi rối, trông cô thật nhếch nhác nhưng sao thân thiết với anh lạ lùng.
Cô như một người mẹ thật sự. Vừa lo cho đứa nằm viện, vừa lo cho đứa ở nhà lại còn lo cơm nước cho vợ chồng anh. Người phụ nữ ấy khiến anh thấy ấm lòng. Hễ anh vào trông con là cô lại nháo nhào chạy về nhà chợ búa cơm nước. Trong khi đó nàng cứ đủng đỉnh: “Ôi dào, mình trả tiền cho cô ta chứ cô ta có làm không công cho mình đâu mà anh áy náy...”
Trời ơi, có tiền nào mua được tình mẹ? Anh bỗng thấy giận nàng ghê gớm. Nàng là mẹ của các con anh kia mà, vậy thì tại sao người ngồi bên con anh kia không phải là nàng, mà là một phụ nữ hoàn toàn xa lạ, không chút máu mủ ruột rà với các con anh? Trái tim anh như bị ai đó bóp nghẹt.
Anh đã hiểu: Vì sao nhiều người đàn ông xao lòng trước những người phụ nữ giúp việc kém hơn vợ mình...
(Theo XinhXinh)
Anh lấy nàng làm vợ khi nàng không còn quá trẻ, nhưng tính cách nàng lại ở độ quá “xanh” để làm vợ và làm mẹ. Anh lấy nàng khi anh đã là người đàn ông có địa vị, chững chạc, chín chắn, nhưng tình yêu trong anh lại chẳng khác một cậu học trò mới lớn – say mê mụ mị.
Ngay từ ngày yêu nhau, anh đã chấp nhận tính nhõng nhẽo, con nít của vợ như một sự tất yếu của tình yêu - yêu là chấp nhận mọi khiếm khuyết của người ấy, với suy nghĩ chủ quan rằng: “Khi làm vợ, làm mẹ cô ấy sẽ khác”. Nhưng anh đã nhầm, anh không thể ngờ rằng nàng vẫn trẻ trung, xinh đẹp và mãi không chịu lớn mặc dù đã làm vợ ngót nghét 10 năm trời, đã là mẹ của hai đứa con gái. Vốn được bố mẹ nuông chiều từ nhỏ, nàng luôn cho rằng mình là số một, ai cũng phải chiều nàng, làm theo ý nàng. Ngay từ hồi yêu nhau, nàng đã ra tối hậu thư: “Anh có đồng ý ở rể thì chúng mình hãy tiếp tục yêu nhau, bằng không thì thôi.”
Nàng ích kỷ mà anh cũng thật ích kỷ. Anh mồ côi cha từ sớm, một mình mẹ tần tảo nuôi con. Mẹ đã dồn hết tình yêu thương và hy vọng vào đứa con trai bất hạnh, duy nhất của bà. Anh đã không phụ lòng mẹ, anh là niềm vui và tự hào của mẹ. Anh học giỏi và thành đạt sớm - đó là sự báo hiếu của anh. Anh tin rằng: Những ngày còn lại của mẹ sẽ hạnh phúc trọn vẹn.
Vợ đẹp mà luôn bỏ bê gia đình thì liệu có cần đến không?
Ngày anh dẫn nàng về nhà giới thiệu, mẹ mừng đến chảy nước mắt. Vậy mà cô con dâu ấy lại đưa ra tối hậu thư làm đau xé lòng bà. Nhưng tình yêu con vẫn mạnh hơn tất cả. Bà chấp nhận để con được tự do nên nhường căn nhà đang ở cho con và về quê sống.
Anh đã mất bao đêm không ngủ, đấu tranh tư tưởng, vượt qua mọi lời dèm pha của hàng xóm, bạn bè, người thân để nàng được vui. Mọi người sỉ vả anh là hèn, nhu nhược, sợ vợ... Anh chỉ còn biết cười trừ, mà lòng đau như xé. Đôi mắt nhăn nheo, buồn đến thắt lòng của mẹ lúc mẹ nhìn anh, khi ô tô từ từ chuyển bánh luôn ám ảnh anh, nó như trăm ngàn mũi dao đâm ngoáy trái tim anh.
Vợ anh không hề nghĩ đến sự hy sinh của mẹ. Nàng như không có trách nhiệm phải làm dâu, không về quê thăm mẹ kể cả ngày giỗ bố anh. Nàng bảo: “Em gửi tiền về là được chứ gì”. Chỉ có cái Tết đầu tiên nàng về thăm bà, nhưng cũng chỉ ngủ lại một đêm. Chiều 30 Tết mà nàng nằng nặc đòi đi với lý do thật lãng nhách: “Ở đây bẩn thỉu lắm, em không chịu được, hai ngày rồi em chưa đi đại tiện được đây này...”.
Anh nài nàng ở lại, nhưng nàng bảo: “Anh không về thì em về một mình”. Thế rồi nàng quày quả xếp quần áo. Mẹ anh run run nắm bàn tay con giục: “Thôi, con về với vợ đi. Tết nhất để vợ đi một mình sao tiện”.
Trên đường về, nước mắt cứ chảy ngược vào trong làm lòng anh xót như xát muối. Giờ này mẹ đang ở một mình... Bóng mẹ lủi thủi, cô đơn vào ra một mình trong căn nhà mờ tối những ngày Tết khiến anh thương mẹ đứt ruột. Càng thương mẹ anh càng giận vợ ghê gớm, anh thầm hỏi: “Đến bao giờ vợ mình mới thành người lớn, biết suy nghĩ cho những người thân...” .
Hai đứa con ra đời cách nhau hai năm, nhưng vợ anh vẫn đủng đỉnh như con gái còn son. Nàng cương quyết không cho con bú, sợ ảnh hưởng đến dáng người siêu mẫu của nàng. Ngay khi chưa đón con về nàng đã yêu cầu anh thuê người trông trẻ, không mượn bà nội, bà ngoại gì hết.
Không phải nàng thương các bà vất vả, mà nàng không thích sự có mặt của các bà. Nàng bảo: “Có các cụ ở bên rách việc lắm. Động tý là bắt phải làm theo ý các cụ, nào là ăn kiêng, nào là phải cho con bú sữa mẹ...”
Mẹ anh yêu cháu nên thích bế bồng, ru rín, nhưng nàng không cho, nàng bảo làm thế là hư cháu. Nó quen được bế thì không ai dỗ được... Nàng mua về cho cô giúp việc một lô sách và bắt cô ta đọc và nuôi con nàng theo hướng dẫn của sách - ăn, ngủ đúng giờ, ỉa đái cũng phải đúng giờ. Khi con ốm quấy khóc nàng cũng mặc kệ không cho cô ôsin bế, nàng bảo: nó làm nũng đấy. Mặc kệ nó.
Bà nội thấy cháu khóc ngằn ngặt, tím tái cả người thì xót ruột nên chạy ra dỗ cháu. Thế là nàng lại trách bà một tràng và bảo: “Con con, bà để yên cho con nuôi dạy cháu nên người...”. Bà giận lắm, bỏ về quê. Lẽ nào, bà không biết dạy con bà nên người...
Hai đứa con chưa một lần được mẹ tắm rửa. Nàng chơi với con như chơi búp bê. Lúc chúng ăn no, tắm sạch, ngoan ngoãn ê a thì nàng đến bên đùa vui, nựng nịu tí chút, khi chúng oe oe, đái ỉa hay đòi ăn đòi uống là nàng lại kêu rầm lên gọi cô giúp việc. Ngay cả những khi con ốm nàng cũng không đưa con đi khám bệnh vì: “Em đâu có biết nó bị từ lúc nào. Cứ để cô ôsin đưa nó đi. Cô ấy biết hết ấy mà...”
Nhiều đêm con ốm anh bắt gặp cảnh cô giúp việc bế chúng đi đi lại lại trong bóng đêm, khe khẽ hát ru mà lòng anh cảm động, biết ơn đến xao xuyến. Những ngày con anh phải nằm viện cũng chỉ có cô chăm chúng. Lưng áo ướt đẫm mồ hôi, tóc tai lòa xòa hơi rối, trông cô thật nhếch nhác nhưng sao thân thiết với anh lạ lùng.
Cô như một người mẹ thật sự. Vừa lo cho đứa nằm viện, vừa lo cho đứa ở nhà lại còn lo cơm nước cho vợ chồng anh. Người phụ nữ ấy khiến anh thấy ấm lòng. Hễ anh vào trông con là cô lại nháo nhào chạy về nhà chợ búa cơm nước. Trong khi đó nàng cứ đủng đỉnh: “Ôi dào, mình trả tiền cho cô ta chứ cô ta có làm không công cho mình đâu mà anh áy náy...”
Trời ơi, có tiền nào mua được tình mẹ? Anh bỗng thấy giận nàng ghê gớm. Nàng là mẹ của các con anh kia mà, vậy thì tại sao người ngồi bên con anh kia không phải là nàng, mà là một phụ nữ hoàn toàn xa lạ, không chút máu mủ ruột rà với các con anh? Trái tim anh như bị ai đó bóp nghẹt.
Anh đã hiểu: Vì sao nhiều người đàn ông xao lòng trước những người phụ nữ giúp việc kém hơn vợ mình...
(Theo XinhXinh)