N
nikki
Guest
Lần đầu tiên tại Việt Nam, đường dây tư vấn miễn phí về gia đình dành riêng cho nam giới được thiết lập nhằm giúp họ giải quyết mâu thuẫn với vợ bằng yêu thương thay vì bạo lực.
Anh Nguyễn Đức Nam công tác tại Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học về giới - gia đình - phụ nữ và vị thành niên (CSAGA) cho biết, hầu hết nam giới khi gọi điện đến đường dây qua số điện thoại 043.775.9330 đều cho rằng mình không có lỗi, không thừa nhận hành vi bạo lực đối với vợ con, thậm chí có người còn quan niệm “vợ tôi, tôi có quyền đánh”. Trong khi đó, nhiều phụ nữ thiếu kiến thức để ứng xử cho phù hợp, khiến mâu thuẫn vợ chồng càng thêm trầm trọng.
“Cách đây hơn 1 tháng, do nóng tính tôi đã tát vợ hai cái. Sau lần đó, vợ tôi luôn sợ hãi, cả ngày câm lặng. Lúc muốn gần gũi để hàn gắn lại tình cảm vợ chồng, tôi dùng sức mạnh cưỡng bức ghì vợ vào lòng, dù không phản đối nhưng vợ tôi co rúm lại, ánh mắt sợ sệt nhìn chồng như nhìn cọp dữ, rồi để mặc tôi thích làm gì thì làm. Tôi đã xin nghỉ việc, ở nhà 1 tháng nhưng tình cảm vợ chồng không cải thiện. Liệu có phải vợ tôi đã bị bệnh tâm thần?”.
Chuyên gia tâm lý của CSAGA đang tư vấn qua điện thoại Ảnh: X.T
Đây là câu chuyện của một người đàn ông 32 tuổi ở Hải Phòng gọi đến đường dây tư vấn của CSAGA. Anh Nguyễn Văn Kiều, chuyên viên tư vấn (người trực tiếp nghe câu chuyện này) kể rằng, người chồng làm thợ mộc, thường xuyên đi làm xa nhà còn vợ là giáo viên mầm non. Người đàn ông không chịu thừa nhận hành động tát vợ là bạo hành mà biện minh đó chỉ là do anh ta nóng giận quá, không kiềm chế được cảm xúc. Thậm chí, anh ta còn cho rằng vợ mình đã bị điên và hỏi có nên đưa vợ đi bệnh viện tâm thần hay không? Chuyên gia tư vấn phải giúp anh chồng nhận thấy việc bạo hành vợ không giúp giải quyết mâu thuẫn, là nguyên nhân khiến chị vợ cảm thấy sợ hãi. Cách tốt nhất là anh nên xin lỗi vợ và tiếp tục đi làm. Có thể, khi chồng đi xa một thời gian ngắn, chị vợ sẽ bình tâm hơn.
Có người chồng lại lấy lỗi lầm trong quá khứ để trừng phạt người bạn đời, xem vợ là nơi trút giận, xả stress theo kiểu “giận cá chém thớt”, hoặc so sánh vợ với những người phụ nữ khác… Cần nhắm vào nam giới
Anh Nguyễn Đức Nam chia sẻ, trong chuyến đi thực tế tại tỉnh Hòa Bình, khi chuyên gia tư vấn hỏi 30 nam giới đã lập gia đình (tuổi đời từ 30-50) đã bao giờ đánh vợ chưa thì tất cả trả lời không bao giờ đánh vợ. Tuy nhiên, khi nhà tư vấn đưa ra tình huống giả định: chồng đi nhậu say về nhà bị vợ nhiếc móc, chồng nên phản ứng thế nào thì có đến 80% số người có mặt hôm đó cho rằng sẵn sàng “động thủ” nếu vợ nặng lời.
Theo bà Nguyễn Vân Anh, Chủ tịch Hội đồng sáng lập CSAGA, trên thực tế, nhiều hoạt động của các tổ chức, cơ quan truyền thông phòng chống bạo lực gia đình mới chỉ nhằm vào phụ nữ. Trong khi đó, nam giới - đối tượng chính gây ra bạo lực gia đình - hầu như vẫn nằm ngoài chiến dịch.
Chính vì lý do đó, đường dây tư vấn miễn phí của CSAGA mong muốn giúp nam giới tìm được con đường đi tới yêu thương thay vì hận thù và bạo lực. Chuyên gia tư vấn trực trên đường dây từ 8h-21h các ngày trong tuần, trừ ngày lễ và chủ nhật. Ngoài ra, người gọi có thể nghe kiến thức liên quan trong suốt 24/24h thông qua nhánh trả lời tự động của đường dây.
Theo Đất Việt
Anh Nguyễn Đức Nam công tác tại Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học về giới - gia đình - phụ nữ và vị thành niên (CSAGA) cho biết, hầu hết nam giới khi gọi điện đến đường dây qua số điện thoại 043.775.9330 đều cho rằng mình không có lỗi, không thừa nhận hành vi bạo lực đối với vợ con, thậm chí có người còn quan niệm “vợ tôi, tôi có quyền đánh”. Trong khi đó, nhiều phụ nữ thiếu kiến thức để ứng xử cho phù hợp, khiến mâu thuẫn vợ chồng càng thêm trầm trọng.
“Cách đây hơn 1 tháng, do nóng tính tôi đã tát vợ hai cái. Sau lần đó, vợ tôi luôn sợ hãi, cả ngày câm lặng. Lúc muốn gần gũi để hàn gắn lại tình cảm vợ chồng, tôi dùng sức mạnh cưỡng bức ghì vợ vào lòng, dù không phản đối nhưng vợ tôi co rúm lại, ánh mắt sợ sệt nhìn chồng như nhìn cọp dữ, rồi để mặc tôi thích làm gì thì làm. Tôi đã xin nghỉ việc, ở nhà 1 tháng nhưng tình cảm vợ chồng không cải thiện. Liệu có phải vợ tôi đã bị bệnh tâm thần?”.
Chuyên gia tâm lý của CSAGA đang tư vấn qua điện thoại Ảnh: X.T
Đây là câu chuyện của một người đàn ông 32 tuổi ở Hải Phòng gọi đến đường dây tư vấn của CSAGA. Anh Nguyễn Văn Kiều, chuyên viên tư vấn (người trực tiếp nghe câu chuyện này) kể rằng, người chồng làm thợ mộc, thường xuyên đi làm xa nhà còn vợ là giáo viên mầm non. Người đàn ông không chịu thừa nhận hành động tát vợ là bạo hành mà biện minh đó chỉ là do anh ta nóng giận quá, không kiềm chế được cảm xúc. Thậm chí, anh ta còn cho rằng vợ mình đã bị điên và hỏi có nên đưa vợ đi bệnh viện tâm thần hay không? Chuyên gia tư vấn phải giúp anh chồng nhận thấy việc bạo hành vợ không giúp giải quyết mâu thuẫn, là nguyên nhân khiến chị vợ cảm thấy sợ hãi. Cách tốt nhất là anh nên xin lỗi vợ và tiếp tục đi làm. Có thể, khi chồng đi xa một thời gian ngắn, chị vợ sẽ bình tâm hơn.
Có người chồng lại lấy lỗi lầm trong quá khứ để trừng phạt người bạn đời, xem vợ là nơi trút giận, xả stress theo kiểu “giận cá chém thớt”, hoặc so sánh vợ với những người phụ nữ khác… Cần nhắm vào nam giới
Anh Nguyễn Đức Nam chia sẻ, trong chuyến đi thực tế tại tỉnh Hòa Bình, khi chuyên gia tư vấn hỏi 30 nam giới đã lập gia đình (tuổi đời từ 30-50) đã bao giờ đánh vợ chưa thì tất cả trả lời không bao giờ đánh vợ. Tuy nhiên, khi nhà tư vấn đưa ra tình huống giả định: chồng đi nhậu say về nhà bị vợ nhiếc móc, chồng nên phản ứng thế nào thì có đến 80% số người có mặt hôm đó cho rằng sẵn sàng “động thủ” nếu vợ nặng lời.
Theo bà Nguyễn Vân Anh, Chủ tịch Hội đồng sáng lập CSAGA, trên thực tế, nhiều hoạt động của các tổ chức, cơ quan truyền thông phòng chống bạo lực gia đình mới chỉ nhằm vào phụ nữ. Trong khi đó, nam giới - đối tượng chính gây ra bạo lực gia đình - hầu như vẫn nằm ngoài chiến dịch.
Chính vì lý do đó, đường dây tư vấn miễn phí của CSAGA mong muốn giúp nam giới tìm được con đường đi tới yêu thương thay vì hận thù và bạo lực. Chuyên gia tư vấn trực trên đường dây từ 8h-21h các ngày trong tuần, trừ ngày lễ và chủ nhật. Ngoài ra, người gọi có thể nghe kiến thức liên quan trong suốt 24/24h thông qua nhánh trả lời tự động của đường dây.
Theo Đất Việt