Thêm một trường hợp nữa vượt biên sang Thái Lan tìm tự do, đó là ông Trần Văn Long sau khi bị giam giữ 20 năm, ra tù vẫn tiếp tục bị công an sách nhiễu. Từ Bangkok, thông tín viên Nhân Khánh có thêm chi tiết.
Trong thời gian gần đây, tình trạng người Việt trốn sang Thailand ngày càng có chiều hướng tăng lên. Họ thuộc nhiều trường hợp khác nhau, có thể đó là những người bất đồng chính kiến, đấu tranh dân chủ, bị kỳ thị về sắc tộc và có cả những trường hợp dân oan… Bên cạnh những khoảng thời gian di chuyển rất vất vả, những bất trắc chực chờ trong lộ trình vượt biên giới mà họ phải trải qua. Trường hợp mới nhất là ông Trần Văn Long, người thọ án tù 20 năm nhưng khi ra khỏi trại giam vẫn tiếp tục bị sách nhiễu. Trả lời Đài Á Châu Tự Do ông Long cho biết:
Bất cứ với một cuộc lễ hội hay một dịp nào đó thì họ triệu tập và làm khó dễ tôi suốt những thời gian qua. Đến năm 2005, họ cắt hộ khẩu và không cho tôi sinh sống ở thành phố.
Trần Văn Long
“Năm 1977, tôi hoạt động trong tổ chức Dân Quân Phục quốc, tôi bị bắt nó kết tôi chung thân. Sau 20 năm thì được Quốc tế Nhân quyền can thiệp tôi được thả về năm 1997. Hai năm sau, năm 1999, họ lại bắt tôi một lần nữa với tội danh là hoạt động đấu tranh cho Phong trào Nhân quyền. Sau đó vì không đủ yếu tố để buộc tội nên họ đã thả tôi trong thời gian năm 1999 đó.
Một người từng ở tù 20 năm hơn thì đối với chánh quyền đâu có bao giờ họ buông tha mình được. Bất cứ với một cuộc lễ hội hay một dịp nào đó thì họ triệu tập và làm khó dễ tôi suốt những thời gian qua. Đến năm 2005, họ cắt hộ khẩu ở thành phố và không cho tôi sinh sống ở thành phố nữa, buộc lòng tôi phải về quê vợ. Ở quê vợ thì đời sống cũng chẳng cải thiện gì được hơn, chính quyền này luôn luôn dòm ngó và để ý đến những người thuộc thành phần chống lại họ. Thời gian gần đây nhất là sau Đại hội Đảng xảy ra vào đầu năm 2011; có những cuộc đàn áp, sách nhiễu gây cho tôi rất nhiều những khó khăn, vì thấy tình trạng quá nguy hiểm nên buộc lòng tôi phải rời bỏ đất nước.”
Thái Lan là nơi tạm dung của những người vượt biên trong thời gian gần đây và tuy không chấp nhận cho người tỵ nạn nhưng Thái Lan vẫn cho đặt Văn phòng Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc. Hiện nay đối với những người Việt Nam đang tạm trú, ngoài việc cấp một giấy chứng nhận, Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc cũng chưa có những biện pháp hỗ trợ khả dĩ nào cho việc ổn định cuộc sống của họ.
Trong thời gian gần đây, tình trạng người Việt trốn sang Thailand ngày càng có chiều hướng tăng lên. Họ thuộc nhiều trường hợp khác nhau, có thể đó là những người bất đồng chính kiến, đấu tranh dân chủ, bị kỳ thị về sắc tộc và có cả những trường hợp dân oan… Bên cạnh những khoảng thời gian di chuyển rất vất vả, những bất trắc chực chờ trong lộ trình vượt biên giới mà họ phải trải qua. Trường hợp mới nhất là ông Trần Văn Long, người thọ án tù 20 năm nhưng khi ra khỏi trại giam vẫn tiếp tục bị sách nhiễu. Trả lời Đài Á Châu Tự Do ông Long cho biết:
Bất cứ với một cuộc lễ hội hay một dịp nào đó thì họ triệu tập và làm khó dễ tôi suốt những thời gian qua. Đến năm 2005, họ cắt hộ khẩu và không cho tôi sinh sống ở thành phố.
Trần Văn Long
“Năm 1977, tôi hoạt động trong tổ chức Dân Quân Phục quốc, tôi bị bắt nó kết tôi chung thân. Sau 20 năm thì được Quốc tế Nhân quyền can thiệp tôi được thả về năm 1997. Hai năm sau, năm 1999, họ lại bắt tôi một lần nữa với tội danh là hoạt động đấu tranh cho Phong trào Nhân quyền. Sau đó vì không đủ yếu tố để buộc tội nên họ đã thả tôi trong thời gian năm 1999 đó.
Một người từng ở tù 20 năm hơn thì đối với chánh quyền đâu có bao giờ họ buông tha mình được. Bất cứ với một cuộc lễ hội hay một dịp nào đó thì họ triệu tập và làm khó dễ tôi suốt những thời gian qua. Đến năm 2005, họ cắt hộ khẩu ở thành phố và không cho tôi sinh sống ở thành phố nữa, buộc lòng tôi phải về quê vợ. Ở quê vợ thì đời sống cũng chẳng cải thiện gì được hơn, chính quyền này luôn luôn dòm ngó và để ý đến những người thuộc thành phần chống lại họ. Thời gian gần đây nhất là sau Đại hội Đảng xảy ra vào đầu năm 2011; có những cuộc đàn áp, sách nhiễu gây cho tôi rất nhiều những khó khăn, vì thấy tình trạng quá nguy hiểm nên buộc lòng tôi phải rời bỏ đất nước.”
Thái Lan là nơi tạm dung của những người vượt biên trong thời gian gần đây và tuy không chấp nhận cho người tỵ nạn nhưng Thái Lan vẫn cho đặt Văn phòng Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc. Hiện nay đối với những người Việt Nam đang tạm trú, ngoài việc cấp một giấy chứng nhận, Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc cũng chưa có những biện pháp hỗ trợ khả dĩ nào cho việc ổn định cuộc sống của họ.
Thông tín viên Nhân Khánh tường trình từ Bangkok, Thái Lan.
[video=youtube;qlc0s8qT3Lk]http://www.youtube.com/watch?v=qlc0s8qT3Lk&feature=player_embedded[/video] |
|
Nhân Khánh, thông tín viên RFA