Siêu vi gan (Hepatitis – Hepatitiden)

Jolie

Member
Vài lời ngắn: Tôi không phải Bác sĩ, và cũng không phục vụ trong ngành Y tế. Cách đây một thời gian, người nhà tôi tại Việt nam bị viêm gan siêu vi, nhờ qua tôi hỏi cách chữa trị cùng thuốc men. Nhân dịp này tôi kiếm sách đọc và tìm tòi trên mạng internet, thâu lượm được những thông tin ngắn gọn về căn bịnh này, tôi chuyển dịch và gởi về cho người nhà đọc. Sẵn cơ hội tôi muốn qua báo KhoaHọcNet phổ biến thông tin này đến các bạn đọc hầu giúp mọi người chút ít kiến thức phòng ngừa căn bịnh, hiện nay qua cách ăn uống cẩu thả, không kỹ lưỡng gìn giữ vệ sinh, bị lây nhiễm khá nhiều tại VN. Tiện đây cũng mong nhờ các Bác sĩ hoặc những người nghiên cứu trong lãnh vực này chỉnh sửa bổ túc thêm nếu thông tin có sai sót.

* * *

Viêm gan siêu vi (Virushepatitis) là một chứng nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến toàn cơ thể. Mặc dầu nhóm siêu vi này thoạt đầu chỉ tấn công và phá hủy lá gan, nhưng sau đó có thể gây tác động phá hư những cơ quan khác. Siêu vi gan thường lây truyền qua đường máu, bám vào tế bào gan để sinh trưởng gây chứng viêm gan.
Siêu vi gan không tạo hợp thành nhóm vi trùng nhất định. Chúng được phân biệt qua cấu trúc, mực độ xuất hiện, tính truyền nhiễm và đặc tính của từng loại. Do đó tiến trình bệnh trạng của mỗi loại siêu vi gan đều khác biệt nhau.
Tỷ lệ bệnh được bình phục nhất thời cũng như tiến trình mãn tính của con bệnh cũng hoàn toàn khác biệt.
Hiện nay Hepatitis-B và Hepatitis-C là hai loại siêu vi phổ biến và quan trọng nguy hiểm trong các chứng viêm gan siêu vi.

Chú ý
Bệnh nhân khi được (bị) phát hiện “Hepatitis-C” thường phản ứng khác nhau:
- Hoặc xem thường vì mặc đầu bị nhuốm bệnh đã lâu nhưng bệnh nhân không bị đau đớn hay có triệu chứng khác lạ.
- Hoặc hốt hoảng sợ hãi mình đang mang một chứng bệnh nan y và chỉ trông chờ cái chết.

Cả hai phản ứng đều không đúng đắn. Bởi từ khi chẩn định được bệnh cho đến khi có được đầy đủ dữ liệu về bệnh án để dự đoán bệnh và đề ra được một phương pháp chữa trị, thông thường cần một thời gian từ vài tuần cho đến vài tháng. Cho nên cần bình tĩnh và nghiêm túc theo dõi bịnh để chữa trị.

Viêm gan cấp tính
Triệu chứng nhiễm trùng cấp tính trong hầu hết mọi trường hợp – bất cứ do siêu vi gan loại nào gây ra – thường diễn ra giống nhau:
Ăn không ngon miệng, nhợn mỡ và rượu, hay mệt mỏi, đau đầu, ói mửa và thỉnh thoảng đau phía trên phải bụng.
Trong thời kỳ này bệnh nhân thường sốt nhẹ và có những triệu chứng nhức mỏi như đau cúm, sau đó đến một thời kỳ vàng da. Sau hai đến sáu tuần những triệu chứng trên thường thường biến mất.
Trường hợp viêm cấp tính đưa đến hoại gan rất hiếm thấy xẩy ra. Hoại gan cấp tính có cơ nguy tử vong rất lớn, bởi những chức năng quan trọng của cơ thể, nhất là hệ tuần hoàn bị đình trệ. Trong trường hợp này thay gan là cách cứu chữa duy nhất.


Trường hợp nhiễm trùng không có triệu chứng
Bệnh nhân hoàn toàn không có triệu chứng bệnh, cũng không bị vàng da, nhưng những trị số gan tăng cao.Trong trường hợp này bệnh nhân không biết mình bị nhiễm trùng. Chỉ xác định được bệnh qua thử máu. Đây là triệu chứng thông thường của viêm gan bởi siêu vi gan A và C.

Viêm gan mãn tính
Hai loại siêu vi A und E không bao giờ gây viêm gan mãn tính, ngược lại theo sác xuất hiện nay viêm gan mãn tính gây ra bởi siêu vi B khoảng 10%, bởi siêu vi C khoảng 50 – 80%.
6 tháng sau khi nhiễm bệnh nếu những trị số của gan và lượng siêu vi trong máu tăng cao, ta có thể khẳng định rằng bệnh đã đến giai đoạn mãn tính.

20% viêm gan mãn tính đưa đến tình trạng hư hoại tế bào gan qua đó phá hoại chức năng gan. Gọi là bệnh „xơ gan“.
Cũng từ 20% „xơ gan“, theo sác xuất, đưa đến „ung thư“.
Tình trạng viêm mãn tính kéo dài này có thể chữa trị với phương pháp thích ứng. Những khả năng, cách thức chữa trị hiện nay đều đã được công bố.

Thời gian ủ bệnh / tiến trình mãn tính của những thể loại viêm gan đã được biết
HepatitisIncubation time(Incubationszeit: thời gian ủ bệnh)chronological sequence(chronischer Verlauf: tiến trình mãn tính)
A10 – 40 NgàyKhông
B1 – 6 Tháng5 –10 %
C0,5 – 6 Tháng50-80 %
D1 – 6 Tháng10 – 90 %
E2 – 8 TuầnKhông


oOo

Hepatitis A
Nhiễm trùng:
Siêu vi A lây truyền qua đường tiêu hóa.
Sinh họat thiếu vệ sinh là nguyên nhân chính. Nhiễm trùng qua phân, nước uống (nước ống máy) nước đá, kem, sữa tươi, rau tươi, cá và ngêu ốc.
Siêu vi A có ở mọi nơi. Các xứ nóng.

Chích ngừa:
Chủng ngừa: Có.
Trước hết nên khám nghiệm máu (qua kháng thể: antibody – Antikörper) để biết bệnh nhân đã trước đó bị viêm gan chưa hoặc đã chủng ngừa chưa.
Chủng ngừa gồm hai giai đoạn (hai lần chích ngừa).

Diễn tiến:
Khoảng 90 % bệnh nhân nhiễm trùng siêu vi A không có triệu chứng và không phát hiện được bệnh.
Triệu chứng như đã trình bày phần trên (xin đọc „Viêm gan cấp tính“).
Cho đến nay chưa có hiện trạng nhiễm trùng siêu vi A mãn tính.
Nhiễm trùng siêu vi A có thể điều trị chữa lành hoàn toàn. Sau đó cơ thể có thể sẽ miễn nhiễm suốt đời đối với dạng siêu vi này.

Chữa trị:
Nhiễm trùng cấp tính A không đòi hỏi một phương pháp điều trị đặc biệt nào.
Không phải kiêng cử (Diet – Diät) và cũng không cần dùng thuốc.
Bệnh nhân chỉ cần an dưỡng, nghỉ ngơi, nằm nhiều. Thức ăn đủ chất dinh dưỡng và uống nhiều nước. Kiêng kỵ rượu và các thức ăn uống có hại cho gan.

Trong thời kỳ điều trị ban đầu, siêu vi A được thải ra qua phân. Để phòng ngừa lây nhiễm nên tránh dùng chung phòng vệ sinh. Giữ gìn vệ sinh cẩn thận là biện pháp quan trọng và hữu hiệu nhất.

oOo

Hepatitis B
Với hơn 300 triệu bệnh nhân (300.000.000), viêm gan siêu vi B là một loại bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất trên thế giới.
Xẩy ra phần lớn tại các nước khu vực thế giới thứ ba như Phi châu (Africa), Nam Mỹ (Southamerica) và Á châu (Asia). Tại nước Đức với con số 500.000 bệnh nhân viêm mãn tính (dữ liệu từ cơ quan phòng dịch) và 6.000 trường hợp nhiễm trùng hàng năm cho thấy tỷ lệ mang bệnh là gần 0,5 % dân số.

Nhiễm trùng:
Thời gian từ khi nhiễm trùng đến khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên (incubation time: thời gian ủ bệnh) xê xích từ 40 – 200 ngày (trung bình 75 ngày). Lây nhiễm bệnh giữa người lớn phần lớn qua đường ngoại tiêu hoá, kim chích (người nghiện ngập) và 60 – 70% qua đường tình dục. Những người mẹ mang thai bị nhiễm trùng lây qua bào thai, hài nhi. Siêu vi B được tìm thấy tại bạch huyết cầu (lymphocyte), tinh trùng, nước mắt, sữa mẹ và trong nước miếng. Bệnh nhân với số lượng tập trung siêu vi trong máu từ 1 tỷ – 10.000 tỷ đơn vị có nguy cơ lây nhiễm rất cao. Một vết xây xướt nhỏ đủ để là cửa ngõ thâm nhập của những siêu vi. Nguy cơ lây nhiễm siêu vi qua đường truyền máu ngày nay đã giảm thiểu rất nhiều. Có thể tóm tắt đường lây nhiễm như sau:
Qua đường ngoại tiêu hoá: Máu và y dược phẩm sản xuất từ máu, lọc máu (Dialyse), dùng chung kim chích (con nghiện), xâm hình trên da (tattoo), châm cứu, xiên trái tai hoặc da (piercing) để mang nữ trang, làm móng tay, móng chân, cạo râu tại tiệm hớt tóc.
Qua đường tình dục: Ăn nằm với người nhiễm trùng (chưa có trường hợp nhiễm trùng qua nước miếng).
Mẹ – con: Trong thời gian mang thai, lúc sinh nở, thời gian con bú sữa mẹ.
Phòng chữa răng, phòng khám bệnh – Nhân sự: Từ bệnh nhân qua nhân sự hoặc ngược lại, lây nhiễm từ những dụng cụ bị nhiễm trùng.
Sinh hoạt hằng ngày: Va chạm qua sinh hoạt hằng ngày (trong gia đình, vườn trẻ, trường học…).
1/3 trường hợp không xác định được lý do.
Chích ngừa:
Chủng ngừa: Có.
Chủng ngừa gồm ba lần chích ngừa cách nhau một khoảng thời gian qui định.

Diễn tiến:
Viêm cấp tính
Đau nhức bao tử, đường ruột. Thường kèm theo những triệu chứng bệnh cúm như nóng sốt, nhức mỏi tứ chi, đau đầu, chóng mỏi mệt và những triệu chứng phong thấp. Những triệu chứng trên không đến đột xuất như trường hợp nhiễm trùng Hepatitis A nhưng ngược lại có cường độ mạnh hơn. Thời kỳ này có thể kéo dài từ vài ngày đến mấy tuần. Khoảng 30% trường hợp cấp tính, từ tuần thứ 2 đến thứ 6 xuất hiện dấu hiệu bệnh vàng da, nước tiểu có màu vàng nâu, phân nhạt màu, thường đi kèm với ngứa ngáy toàn thân.
Bệnh nhân đau tức ở vùng bụng dưới lá phổi phải do gan bị sưng lớn lên, lá lách cũng bi sưng lớn. Trị số gan tăng mạnh.
Thông thường (90% trường hợp) viêm gan siêu vi B tự động dứt và lành hẳn trong vòng 4 đến 6 tháng sau.
Bệnh lý (diagnosis) phải được theo dõi định kỳ bằng những thử nghiệm (laboratory test) đặc biệt để theo dõi và xác minh bệnh trạng được chữa trị dứt hẳn hay chưa.
Viêm mãn tính
10 – 15% viêm gan siêu vi B cấp tính đưa đến trạng thái mãn tính, từ đó đưa đến xơ gan và có thể dẫn tới ung thư gan (từ khoảng 10% bệnh mãn tính).
Có những dấu hiệu như: đau tức dạ trên, yếu mình, ăn không ngon miệng, nôn mửa, sình bụng, dễ bị tiêu chảy.
Trường hợp nhiễm phải cùng một lúc nhiều loại siêu vi (A, C …) có thể đẫn tới những bệnh án rất trầm trọng.
Nên cần biết: “người mang mầm bệnh” – Một số khá nhiều trường hợp bị nhiễm trùng từ lúc sơ sanh hoặc lúc còn bé. Con bệnh phát triển thành những dạng được gọi là Carrier-Status: Bệnh nhân miễn nhiễm với vi trùng, có nghĩa những người này hoàn toàn khỏe mạnh nhưng mang đầy siêu vi Hepatitis (…).Đó là những người không đau ốm gì nhưng mang mầm bệnh truyền nhiễm siêu vi đến người khác.
Chữa trị:
Nhiễm trùng cấp tính siêu vi B: Không cần thiết phải điều trị.
Không phải kiêng cử đặc biệt (Diet – Diät) và cũng không cần dùng thuốc.
Bệnh nhân chỉ cần an dưỡng, nghỉ ngơi, nằm nhiều. Thức ăn đủ chất dinh dưỡng và uống nhiều nước. Kiêng kỵ rượu và các thức ăn uống có hại cho gan.

Viêm gan mãn tính: Trong chu kỳ tối thiểu 6 tháng qua thử nghiệm xác định được trị số của gan tăng nhanh (transaminase) và số lượng siêu vi trong máu cao => bệnh nhân bị viêm gan mãn tính – Mực độ gan bị thiệt hại nhiều hay ít đo được bằng cách phân tách thử nghiệm tế bào gan. Phương pháp điều trị hiện nay là xử dụngInterferonLamivudin – Cơ bản có thể chọn lựa giữa hai phương pháp:
* Điều trị bằng Interferon: Một phương pháp được áp dụng trong nhiều năm qua. Sác xuất chữa trị dứt hẳn 30 tới 40%. lnterferon được chích vào dưới da bụng. Thời gian điều trị kéo dài ít nhất 6 tháng và phải chích đều đặn. Phương pháp này gây ra những phản ứng phụ và nguy hại kèm theo. Do đó bệnh nhân không những phải được khám kỹ lưỡng (khám tình trạng tim mạch, phổi, tuyến giáp ở cổ, gan, chức năng của gan, phân tách tình trạng tâm sinh lý bệnh nhân) mà còn phải được giải thích cặn kẽ về những điều này trước khi điều trị. Trong thời gian điều trị phải theo dõi kiểm soát bệnh nhân thường xuyên.
Phương pháp này không được áp dụng trên những bệnh nhân mắc những chứng suy kháng thể, đã trãi qua một lần được thay cơ quan trong thân thể, đang mang thai, những bệnh nhân mắc tâm lý trầm uất hoặc những chứng tâm lý khác.
* Đối với những bệnh nhân trong trường hợp nêu trên, phương pháp chữa trị bằng Lamivudin là một hướng chọn lựa thứ nhì. Lamivudin là loại dược phẩm dùng chặn đứng vi trùng, bán dưới dạng thuốc viên và ít gây phản ứng phụ – Thời gian điều trị kéo dài thông thường 5 năm, bệnh nhân phải dùng thuốc điều độ. Mặc trái của phương pháp này: với thời gian siêu vi sẽ phát triển thành những biến tướng với chức năng đề kháng mới, hiện tượng lờn thuốc sẽ xảy ra.

oOo



***Home Improvement Loans: No Equity Needed. Up to $25,000. Fixed Rates. Low Payment. Instant App


***Need a Business Loan?: Borrow up to $25,000. Fixed Rates. Use for Any Purpose. Instant Application.


***Consolidate Your Debts : Lower Your Monthly Payment & Save. Fixed Rate Loans Up to $25,000.


***Low Rate Personal Loans : Borrow up to $25,000. Fast & Easy. Fixed Rates. No Hidden Fees. Apply Now
Check to compare
Canon EOS 5D Mark II Body Only Digital Camera

Product rating:
5_0stars.gif

(15 reviews)

$1799 - $3916.44
(15 stores)
Check to compare
Canon EOS 600D / Rebel T3i Digital Camera with 18-55mm and 75-300mm lenses

Product rating:
5_0stars.gif

(2 reviews)

$849.95
(1 store)
Check to compare
Leica D-Lux 5 Digital Camera

Product rating:
4_0stars.gif

(1 review)

$738
(2 stores)
s.gif
Check to compare
Canon Digital Rebel Rebel XT / EOS-350D Digital Camera with 18-55mm lens

Product rating:
4_5stars.gif

(102 reviews)

$649 - $1299.99
(3 stores)
Check to compare
Canon EOS 7D Digital Camera with 28-135mm lens

Product rating:
5_0stars.gif

(12 reviews)

$1699 - $2257.20
(12 stores)
Check to compare
Nikon P7100 Digital Camera

Product rating:
5_0stars.gif

(1 review)

$396.95 - $1744.95
(8 stores)
 
Hepatitis C
Toàn thế giới có khoảng 150 triệu người viêm gan siêu vi C (150.000.000).
Chỉ riêng châu Âu có đến 4 triệu trường hợp. Tại nước Đức là 800.000, có tỷ lệ 1% dân số.

Siêu vi gan Hepatitis C thuộc họ vi trùng RNS (RNA: ribonucleic acid) dạng hình cầu. Không như siêu vi B bám ngoài màng tế bào, siêu vi C chui lọt vào trong tế bào gan để từ đó bắt đầu công cuộc tàn phá. Siêu vi C có khả năng sinh sản rất nhanh và qua mỗi lần tạo sinh thế hệ mới siêu vi C lại thay đổi cấu trúc bề ngoài. Hệ đề kháng của ta qua đó bị đánh lừa, để tiêu diệt được chúng kháng thể ta luôn luôn phải định dạng lại giống siêu vi này. Cũng chính vì tính cách đặc biệt này, ngành Y và Kỹ thuật Y khoa vẫn chưa nghiên cứu thành công được thuốc chủng ngừa Siêu vi C. Và những trường hợp viêm gan siêu vi C thường dễ kéo dài thành mãn tính.
Nhiễm trùng:
Phần lớn không xác định được nhuyên nhân. Qua thời gian ủ bệnh (incubation time) khá lâu bệnh nhân không còn nhớ lại những triệu chứng nhiễm trùng cấp tính, nếu có, xảy ra bao giờ, ở đâu, trong môi trường tiếp xúc nào …
Lây nhiễm trực tiếp qua đường máu, có nghĩa siêu vi C chỉ thâm nhập cơ thể qua vết thương ngoài da hoặc trầy rách da non. Siêu vi C được phát hiện từ 1989, do đó cho mãi đến năm 1990 căn bệnh này vẫn còn có khả năng lây qua đường truyền máu.
Rất hiếm thấy trường hợp bị lây truyền qua đường tình dục, khả năng lớn bệnh bị lây truyền vì những trầy sướt khi quan hệ tình dục.
Nói chung thương tích và tiếp xúc trực tiếp với máu luôn luôn là những nguy cơ nhiễm trùng siêu vi C.
Qua đường ngoại tiêu hoá: Máu và y dựơc phẩm sản xuất từ máu, lọc máu (Dialyse), dùng chung kim chích (con nghiện), xâm hình trên da (tattoo), châm cứu, xiên trái tai hoặc da (để mang nữ trang), làm móng tay, móng chân, cạo râu tại tiệm hớt tóc.
Qua đường tình dục: Ăn nằm với người nhiễm trùng (chưa thấy có trường hợp nhiễm trùng qua nước miếng).
Mẹ – con: Trong thời gian mang thai, lúc sinh nở, thời gian con bú sữa mẹ.
Phòng chữa răng, phòng khám bệnh – Nhân sự: Từ bệnh nhân qua nhân sự hoặc ngược lại, lây nhiễm từ những dụng cụ bị nhiễm trùng.
Sinh hoạt hằng ngày: Va chạm qua sinh hoạt hằng ngày (trong gia đình, vườn trẻ, trường học…).
Chích ngừa:
Chủng ngừa: Hiện nay chưa có thuốc chủng ngừa loại siêu vi C này.
Diễn tiến:
Viêm cấp tính
Sau thời kỳ ủ bệnh khoảng từ 1 – 6 tháng, 10 – 20% bệnh nhân nhiễm siêu vi C có những triệu chứng bệnh cúm như nóng sốt, nhức mỏi tứ chi, đau đầu và nôn mửa. Những triệu chứng này mất hẳn sau một thời gian ngắn. Những triệu chứng phát bệnh giống như khi mắc phải siêu vi A hoặc B thường không xảy ra. Số lớn con bệnh không có triệu chứng gì và không cảm nhận được.
10 – 20% trường hợp tự khỏi hẳn không cần qua chữa trị.
Viêm mãn tính
Viêm gan siêu vi C mãn tính là những trường hợp nhiễn trùng kéo dài hơn 6 tháng. Tình trạng mãn tính có thể đưa đến xơ gan hoặc u gan và sau đó dẫn đến ung thư gan. Khi gan bị hư hoại cách cứu chữa duy nhất cuối cùng là thay gan.
Chữa trị:
Viêm cấp tính: Không cần thiết phải chữa trị.
Bệnh nhân chỉ cần an dưỡng, nghỉ ngơi, nằm nhiều. Thức ăn đủ chất dinh dưỡng và uống nhiều nước.

Viêm mãn tính: Tiêu diệt siêu vi để ngăn ngừa gây viêm qua đó chận đứng xơ gan hoặc ung thư. Thông thường sau xác nghiệm khoảng 6 tháng có thể bắt đầu điều trị với InterferonRibavirin (Phương pháp điều trị cơ bản theo Hội nghị Hepatitis November 1999, Dallas – USA).
Những thuốc này gây ra những phản ứng phụ và nguy hại kèm theo. Do đó bệnh nhân không những phải được khám kỹ lưỡng (khám tình trạng tim mạch, phổi, tuyến giáp ở cổ, gan, chức năng của gan, phân tách tình trạng tâm sinh lý bệnh nhân) mà còn phải được giải thích cặn kẽ về những điều này trước khi điều trị.
Phương pháp này không được áp dụng trên những bệnh nhân mắc những chứng suy kháng thể, yếu tim mạch, đã trãi qua một lần được thay cơ quan trong thân thể, đang mang thai, những bệnh nhân mắc tâm lý trầm uất hoặc những chứng tâm lý khác.
Điều trị kéo dài từ 6 – 12 tháng, bệnh nhân phải được theo dõi kiểm soát thường xuyên mới có hy vọng đạt hiệu quả.
Chung sống, sinh hoạt cùng với người bệnh Hepatitis C:
Quan trọng: Tuyệt đối không tiếp xúc trực tiếp với máu người bệnh.
Những lo ngại rằng những người thân, bè bạn và đồng nghiệp khi gần gũi bệnh nhân sẽ bị lây nhiễm hoàn toàn vô căn cớ. Siêu vi gan C không truyền nhiễm qua những sinh họat chung đụng gần gũi hằng ngày cùng bệnh nhân, uống chung ly tách cùng bệnh nhân cũng không bị lây nhiễm. Thậm chí quan hệ tình dục bình thường cũng không gây truyền nhiễm. Nhưng tốt hơn nên dùng bao cao su tránh thai khi quan hệ.
Cẩn thận giữ gìn vệ sinh trong toilet và bếp núc là đủ. Đó cũng luôn luôn là biện pháp thiết yếu quan trọng và hữu hiệu nhất để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm khác.
Những dụng cụ có thể gây thương tích như dao cạo râu, cạo lông, kéo cắt móng tay, bàn chải răng … tuyệt đối không được dùng chung. Bởi qua vết thương và qua máu là đường lây nhiễm chính của siêu vi gan C. Siêu vi gan C vẫn có khả năng lây nhiễm sau khi ở ngoài không khí một thời gian dài và có khả năng sống đến 140[SUP]o[/SUP] C. Diệt trùng bằng rửa nước và xà phòng hoặc nấu sôi không đủ, phải dùng đến hóa chất khử trùng thí dụ như dung dịch chlor, thuốc tím … Cách đơn giản nhất là nên sắm những đồ dùng nêu trên cho người bệnh xử dụng riêng.
Khi bệnh nhân bị thương tích hoặc chảy máu nên cẩn thận băng bó ngay, các băng gạt đã dùng qua hoặc dính máu phải được diệt trùng và (hoặc) tiêu hủy (đốt), các vết máu chảy (trên sàn nhà …) phải được diệt trùng ngay.
Khâu ăn uống dinh dưỡng: Không nên thay đổi chế độ ăn uống một cách cực đoan. Nên dùng thực phẩm tươi, thay đổi thức ăn để bữa ăn phong phú và đa dạng, nên ăn nhiều lần thay vì ăn dồn 3 bữa trong ngày. Hệ tiêu hoá của ta và dĩ nhiên lá gan qua đó thoải mái hơn, tuy phải làm việc nhiều lần hơn nhưng trải đều mỗi lần một ít.
Thịt:
Câu hỏi luôn được đặt ra là bệnh nhân Siêu vi gan C nên cử thịt hay không? Thật là một câu hỏi ngớ ngẩn. Thịt là một món ăn thường ngày không thể thiếu được của loài người. Nếu thích ăn thịt và thấy ngon miệng, tại sao không?
Quán tính này có thể, đi ngược lại, do từ thời gian nhiễm bệnh hoặc từ thời kỳ cấp tính gây ra: Thời gian bị cấp tính nhiều con bệnh lợm ngán thịt, kỵ và ngây những mùi mỡ thịt. Trong thời gian đó dĩ nhiên không ăn đuợc mỡ thịt. Nhưng nay thời kỳ đó đã trải qua. Và đối với Y khoa hiện nay điều này không cấm kỵ đối với bệnh nhân.
Rau cải và trái cây:
Rau cải, trái cây rất cần thiết cho người bệnh gan và luôn luôn thành phần không thể thiếu trong một bữa cơm ngon, đầy đủ dinh dưỡng và lành mạnh. Nên tránh những loại dễ gây đầy hơi sình bụng (như chou-fleur, đậu hạt, poirrée, các loại cải bẹ trắng …)
Dầu mỡ:
Tránh dùng mỡ động vật, luôn cả các loại dầu thực vật đã bảo hoà, gan cần rất nhiều sức lực để hoá giải các chất này. Nên dùng những dầu thực vật dễ tiêu thí dụ như dầu olive, dầu hoa hướng dương … Ngược lại nên dùng bơ (beure), dễ tiêu hơn margarine (bơ thực vật).
Sữa: nên dùng loại ít thành phần mỡ – Xúc xích, dồi: Không kiêng cử nhưng dùng ít, chọn loại ít mỡ – Fromage (phó mách, phô mai): cũng nên chọn loại có thành phần mỡ thấp.
Lời khuyên: – Artichaut (engl. artichocke) có tính trợ gan rất tốt
- Củ cải trắng cũng vậy, tốt cho gan
Tóm lại: – Ăn uống bình thường – Không phải kiêng cử gì đặc biệt
- Thức ăn tươi, phong phú, đa dạng – Đầy đủ vitamine (rau cải, trái cây)
- Nhắc nhở thêm: tránh những thức ăn đóng hộp. Những hoá chất dùng mục đích giữ cho thức ăn để được lâu có tác động không tốt cho lá gan
Lời khuyên cho bệnh nhân bị xơ gan:
- Hạn chế protein (chất đạm)
- Hạn chế muối, các thức ăn mặn
- Không dùng các loại dầu mỡ đã bảo hoà (saturated)
- Chọn dùng các loại rau cải trái cây chứa nhiều vitamine. Các vitamine sau. A, D, K, E, B1, B2
- Củ cải trắng cũng vậy, tốt cho gan.
Le Canh Hoang
 
Back
Top