Đặc biệt, việc mất kiểm soát thể trọng khi 9-10 tuổi sẽ đặt chủ thể vào nguy cơ béo phì khi trưởng thành cao gấp 154 lần so với những bé cùng tuổi có thể trọng bình thường... Đây là khẳng định mới nhất của các nhà nghiên cứu ở Viện Tim Phổi Máu Quốc gia Mỹ từ một nghiên cứu 10 năm trên 2.300 bé gái 9-10 tuổi. Họ đã đánh giá thể trọng, chiều cao, huyết áp và mức cholesterol hằng năm cho đến khi các đối tượng nghiên cứu được 18 tuổi, và kết quả cuối cùng được xác lập khi 21-23 tuổi...
Trên tạp chí Nhi khoa số ra tháng trước, các tác giả cho biết, vấn đề béo phì ở tuổi thiếu niên có những tác hại rất nguy hiểm về lâu dài... Những bé béo phì có nguy cơ cao gấp 3-10 lần về vấn đề sức khỏe, đặc biệt là mức cholesterol xấu LDL – vật chỉ thị về các vấn đề tim mạch - cao hơn 3 lần...
Bài báo cũng trích dẫn phát hiện của tác giả Margaret Wright của Viện Ung thư Quốc gia (Bethesda, Maryland) từ nghiên cứu về dinh dưỡng và sức khỏe trên 287.760 nam giới trong độ tuổi 50-71. Theo đó, có mối liên hệ rõ ràng giữa thể trọng và nguy cơ tử vong do ung thư tuyến tiền liệt; nam giới bị béo phì nặng có nguy cơ cao mắc bệnh này. Tác giả cho rằng chính mức nội tiết tố nam testosterone quá thấp ở các đối tượng này là nguyên nhân...
Người Lao Động/F news