N
nikki
Guest
Mỗi ngày, các trung tâm tư vấn pháp luật về hôn nhân và gia đình tiếp không ít người đến than khổ vì tòa không cho ly hôn.
Theo luật, muốn được giải quyết ly hôn thì tình trạng hôn nhân của họ phải trầm trọng. Tuy nhiên, thế nào là tình trạng hôn nhân trầm trọng thì ngay chính các thẩm phán cũng còn đang mơ hồ...
Năm 2005, chị NTK từ Hải Phòng vào TP.HCM làm việc rồi kết hôn với anh NTV. Đáng buồn là cuộc sống giữa chị và gia đình chồng sau khi cưới đã không thể hòa hợp. Cha mẹ chồng luôn có lời lẽ chê bai, xúc phạm chị ăn bám nhà họ dù chị vẫn có công việc ổn định.
Muốn chia tay mà không được
Để tránh đụng chạm, nhiều lần chị K. đề nghị chồng ở riêng nhưng anh không đồng ý vì anh là con trai một. Anh lại rất được gia đình cưng chiều, có vợ rồi nhưng vẫn quen thói ỷ lại, không chịu giúp đỡ vợ bất cứ việc gì. Ngày yêu nhau, chị nghĩ sau khi cưới anh sẽ thay đổi nhưng giờ chị biết là không thể. Tệ hơn, khi anh thấy cảnh vợ và gia đình mình bất đồng, anh không chủ động cùng vợ tháo gỡ mà còn thường xuyên rong chơi, nhậu nhẹt, nhậu say về lại đánh đập chị. Gia đình chồng thấy thế cũng không hề can thiệp, có lần chị bị thương nặng, chỉ có hàng xóm đưa vào bệnh viện.
Kể trong tủi hờn, chị bảo chỉ vì thương con, yêu anh mà chị mới ráng chung sống đến giờ. Nay nhận thấy tình cảm dành cho chồng đã hết, chị không muốn tiếp tục sống những tháng ngày đen tối thêm nữa nên đã nhiều lần đề nghị chồng ký vào đơn xin ly hôn nhưng anh không chịu. Chị đơn phương nộp đơn ra TAND quận xin ly hôn. Tuy nhiên, tòa nhận định mâu thuẫn giữa vợ chồng chị không trầm trọng, không cần thiết phải ly hôn nên bác đơn chị. Từ ngày tòa bác đơn, chồng chị không hề bày tỏ ý chí sẽ cải thiện tình hình để hàn gắn hôn nhân, vẫn thường thượng cẳng tay hạ cẳng chân với chị. Chị sống trong chuỗi ngày lo âu, không dám bỏ đi vì xót con thơ vừa hơn hai tuổi, còn tiếp tục nộp đơn ly hôn thì e tòa lại bác…
Tương tự, anh HVN chung sống với chị ĐTH như vợ chồng, có một con chung. Sau khi họ đi đăng ký kết hôn được nửa năm thì mâu thuẫn vợ chồng phát sinh, chị H. bồng con về nhà mẹ ruột. Hai năm sau, anh N. nộp đơn xin ly hôn, song bị tòa bác vì cho rằng tình trạng hôn nhân giữa hai người không trầm trọng. Đợi thêm hai năm nữa, anh lại tiếp tục xin ly hôn nhưng chị H. phản đối. Xử sơ thẩm, TAND TP Cà Mau chấp nhận đơn xin ly hôn của anh do vợ chồng anh đã sống ly thân nhiều năm. Tòa tuyên để chị H. nuôi con, còn anh có nghĩa vụ cấp dưỡng. Sau đó chị H. kháng cáo. TAND tỉnh Cà Mau đã sửa án sơ thẩm, bác yêu cầu xin ly hôn của anh N. và buộc vợ chồng anh đoàn tụ. Bản án phúc thẩm này đã bị VKSND tỉnh Cà Mau kiến nghị cấp trên xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm bởi theo VKS, mâu thuẫn vợ chồng anh N. và chị H. đã thật sự trầm trọng, cấp phúc thẩm bác đơn là chưa thấu lý đạt tình.
Hướng dẫn còn chung chung
Trong các vụ án hôn nhân gia đình, tòa án thường vận dụng khoản 1 Điều 89 Luật Hôn nhân và Gia đình để ra phán quyết. Theo đó, nếu xét thấy tình trạng hôn nhân trầm trọng và mục đích hôn nhân không đạt được thì cho ly hôn, còn không thì bác.
Việc xét thế nào là tình trạng hôn nhân trầm trọng dựa vào hướng dẫn trong Nghị quyết số 02/2000 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao. Cụ thể, vợ chồng không còn yêu thương nhau, không thực hiện nghĩa vụ với nhau, được gia đình, cơ quan, tổ chức nhắc nhở, hòa giải nhiều lần. Ngoài ra, vợ chồng có hành vi ngược đãi, đánh đập nhau, xúc phạm uy tín, nhân phẩm, có biểu hiện ngoại tình… Những hành vi nói trên phải dẫn đến mục đích hôn nhân không đạt được, tức không có tình nghĩa vợ chồng, không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ chồng, không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ chồng, không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ chồng, không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt...
Nhiều thẩm phán cho biết khái niệm tình trạng trầm trọng trong hôn nhân rất trừu tượng. Theo họ, hướng dẫn của TAND Tối cao chỉ mang tính giải thích chung chung, khó thể vận dụng để giải quyết thấu đáo loại án này. Đa phần thẩm phán chỉ dựa vào trực quan là chủ yếu. Có người còn bảo nếu bác đơn ly hôn thì cứ dựa vào hướng dẫn của nghị quyết mà lập luận, còn cho ly hôn thì cứ nói đơn giản rằng mâu thuẫn giữa hai bên là trầm trọng. Bởi lẽ thực tế muốn chứng minh vợ chồng “không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau”...làrất phức tạp, khó khăn, trong khi những người muốn ly hôn vẫn hay nại ra lý do là “không hợp nhau, bất đồng quan điểm sống”.
Theo ý chí của đương sự?
Một thẩm phán Tòa Dân sự TAND TP.HCM nhìn nhận: “Tình trạng hôn nhân nghiêng về lĩnh vực tình cảm, không thể nào có sự định lượng rõ ràng. Giải quyết án ly hôn, thẩm phán đâu thể nào theo đương sự suốt 24 giờ, biết được tất tần tật các ngóc ngách đời sống của họ để đưa ra phán quyết chính xác. Để đánh giá trầm trọng hay không phải căn cứ vào nhiều yếu tố như hai bên có còn chung sống với nhau không, tình cảm dành cho nhau như thế nào, chuyện quan hệ sinh lý, có đánh đập, chửi bới hay không... Tuy nhiên, tất cả đều mang tính chủ quan. Đã có không ít đương sự gặp chúng tôi sau những phiên xử ly hôn để hỏi liệu chúng tôi có thể chịu trách nhiệm về việc không cho họ ly hôn hay không nếu xảy ra hệ lụy xấu về sau”.
Vì thế một số chuyên gia về pháp lý có quan điểm rằng kết hôn là tự nguyện tiến bộ thì ly hôn cũng vậy, phải tôn trọng ý chí chủ quan của đương sự dù có khi chỉ là một bên. Một khi đã quyết đưa nhau ra tòa thì đã không còn tình cảm với nhau, việc gì phải cố ép họ đoàn tụ, cố ép họ tiếp tục sống chung với lý do yêu cầu của họ chưa chính đáng.
Theo Pháp luật
Theo luật, muốn được giải quyết ly hôn thì tình trạng hôn nhân của họ phải trầm trọng. Tuy nhiên, thế nào là tình trạng hôn nhân trầm trọng thì ngay chính các thẩm phán cũng còn đang mơ hồ...
Năm 2005, chị NTK từ Hải Phòng vào TP.HCM làm việc rồi kết hôn với anh NTV. Đáng buồn là cuộc sống giữa chị và gia đình chồng sau khi cưới đã không thể hòa hợp. Cha mẹ chồng luôn có lời lẽ chê bai, xúc phạm chị ăn bám nhà họ dù chị vẫn có công việc ổn định.
Muốn chia tay mà không được
Để tránh đụng chạm, nhiều lần chị K. đề nghị chồng ở riêng nhưng anh không đồng ý vì anh là con trai một. Anh lại rất được gia đình cưng chiều, có vợ rồi nhưng vẫn quen thói ỷ lại, không chịu giúp đỡ vợ bất cứ việc gì. Ngày yêu nhau, chị nghĩ sau khi cưới anh sẽ thay đổi nhưng giờ chị biết là không thể. Tệ hơn, khi anh thấy cảnh vợ và gia đình mình bất đồng, anh không chủ động cùng vợ tháo gỡ mà còn thường xuyên rong chơi, nhậu nhẹt, nhậu say về lại đánh đập chị. Gia đình chồng thấy thế cũng không hề can thiệp, có lần chị bị thương nặng, chỉ có hàng xóm đưa vào bệnh viện.
Kể trong tủi hờn, chị bảo chỉ vì thương con, yêu anh mà chị mới ráng chung sống đến giờ. Nay nhận thấy tình cảm dành cho chồng đã hết, chị không muốn tiếp tục sống những tháng ngày đen tối thêm nữa nên đã nhiều lần đề nghị chồng ký vào đơn xin ly hôn nhưng anh không chịu. Chị đơn phương nộp đơn ra TAND quận xin ly hôn. Tuy nhiên, tòa nhận định mâu thuẫn giữa vợ chồng chị không trầm trọng, không cần thiết phải ly hôn nên bác đơn chị. Từ ngày tòa bác đơn, chồng chị không hề bày tỏ ý chí sẽ cải thiện tình hình để hàn gắn hôn nhân, vẫn thường thượng cẳng tay hạ cẳng chân với chị. Chị sống trong chuỗi ngày lo âu, không dám bỏ đi vì xót con thơ vừa hơn hai tuổi, còn tiếp tục nộp đơn ly hôn thì e tòa lại bác…
Hướng dẫn còn chung chung
Trong các vụ án hôn nhân gia đình, tòa án thường vận dụng khoản 1 Điều 89 Luật Hôn nhân và Gia đình để ra phán quyết. Theo đó, nếu xét thấy tình trạng hôn nhân trầm trọng và mục đích hôn nhân không đạt được thì cho ly hôn, còn không thì bác.
Việc xét thế nào là tình trạng hôn nhân trầm trọng dựa vào hướng dẫn trong Nghị quyết số 02/2000 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao. Cụ thể, vợ chồng không còn yêu thương nhau, không thực hiện nghĩa vụ với nhau, được gia đình, cơ quan, tổ chức nhắc nhở, hòa giải nhiều lần. Ngoài ra, vợ chồng có hành vi ngược đãi, đánh đập nhau, xúc phạm uy tín, nhân phẩm, có biểu hiện ngoại tình… Những hành vi nói trên phải dẫn đến mục đích hôn nhân không đạt được, tức không có tình nghĩa vợ chồng, không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ chồng, không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ chồng, không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ chồng, không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt...
Nhiều thẩm phán cho biết khái niệm tình trạng trầm trọng trong hôn nhân rất trừu tượng. Theo họ, hướng dẫn của TAND Tối cao chỉ mang tính giải thích chung chung, khó thể vận dụng để giải quyết thấu đáo loại án này. Đa phần thẩm phán chỉ dựa vào trực quan là chủ yếu. Có người còn bảo nếu bác đơn ly hôn thì cứ dựa vào hướng dẫn của nghị quyết mà lập luận, còn cho ly hôn thì cứ nói đơn giản rằng mâu thuẫn giữa hai bên là trầm trọng. Bởi lẽ thực tế muốn chứng minh vợ chồng “không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau”...làrất phức tạp, khó khăn, trong khi những người muốn ly hôn vẫn hay nại ra lý do là “không hợp nhau, bất đồng quan điểm sống”.
Theo ý chí của đương sự?
Một thẩm phán Tòa Dân sự TAND TP.HCM nhìn nhận: “Tình trạng hôn nhân nghiêng về lĩnh vực tình cảm, không thể nào có sự định lượng rõ ràng. Giải quyết án ly hôn, thẩm phán đâu thể nào theo đương sự suốt 24 giờ, biết được tất tần tật các ngóc ngách đời sống của họ để đưa ra phán quyết chính xác. Để đánh giá trầm trọng hay không phải căn cứ vào nhiều yếu tố như hai bên có còn chung sống với nhau không, tình cảm dành cho nhau như thế nào, chuyện quan hệ sinh lý, có đánh đập, chửi bới hay không... Tuy nhiên, tất cả đều mang tính chủ quan. Đã có không ít đương sự gặp chúng tôi sau những phiên xử ly hôn để hỏi liệu chúng tôi có thể chịu trách nhiệm về việc không cho họ ly hôn hay không nếu xảy ra hệ lụy xấu về sau”.
Vì thế một số chuyên gia về pháp lý có quan điểm rằng kết hôn là tự nguyện tiến bộ thì ly hôn cũng vậy, phải tôn trọng ý chí chủ quan của đương sự dù có khi chỉ là một bên. Một khi đã quyết đưa nhau ra tòa thì đã không còn tình cảm với nhau, việc gì phải cố ép họ đoàn tụ, cố ép họ tiếp tục sống chung với lý do yêu cầu của họ chưa chính đáng.
Theo Pháp luật