Ngay từ trước khi sống chung, các nàng dâu nên tìm hiểu về thói quen và nguyên tắc ở nhà chồng tương lai.
Hai mắt díp lại mình cũng chẳng dám lên gác ngủ vì bà nội vẫn còn đang xem tivi. Ở nhà chồng mình, con cái luôn phải thức sau cùng để còn đóng cửa, tắt điện cho cả nhà" – Ngân than thở.
Lúc chưa kết hôn, mới sang nhà người yêu chơi vài lần, Ngân rất tự hào vì nhà chồng nề nếp đâu vào đấy. Bố mẹ chồng có việc gì đều phải thông qua bà nội chồng (gần 80 tuổi). Người yêu Ngân khi ấy, dù có bận đến mấy cũng phải trở về ăn bữa cơm tối cùng gia đình (bởi bữa sáng và bữa trưa đã lang thang bên ngoài). Đi chơi tối không được về sau 11h đêm, mỗi tuần không quá 2 buổi. Muốn đi đâu phải xin phép bà và bố mẹ, đến nơi cần gọi điện về thông báo để cả nhà yên tâm.
Ngân mừng vì sinh sống dưới nếp nhà như thế, chồng cô có tính kỷ luật và trách nhiệm cao. Thế nhưng lúc chung sống, Ngân mới thấy những luật lệ ấy rất bó buộc. Chẳng hạn, hôm bà nội bị tiêu chảy phải nhập viện, xung quanh bà luôn có con cháu túc trực đầy đủ. Hôm ấy cũng có giỗ ông ngoại bên nhà, Ngân xin phép được đến thăm bà một lát rồi đi nhưng không được. Dù ở lại viện, Ngân cũng không phải làm gì vì cô bác đã chăm bà đủ cả. Thế nhưng, Ngân vẫn không được rời nửa bước.
“Buồn quá, mình trốn vào nhà vệ sinh khóc. Sao người lớn không linh hoạt với những quy tắc, cứ bắt mình phải răm rắp thực hiện như thế chứ?” – Ngân bức xúc.
Còn Hoài (Long Biên, Hà Nội) căng thẳng với mẹ chồng mấy ngày nay. Cơ quan Hoài chỉ cách nhà chồng 2km. Hoài luôn tranh thủ phóng xe về nhà ăn cơm trưa. Nhưng chỉ một tiếng rưỡi đồng hồ nghỉ trưa, vừa lấy xe trong bãi, phi về nhà (chưa kể chờ đèn xanh – đèn đỏ, chờ tàu) rồi về đến nơi phải dọn cơm ăn, chờ bố mẹ ăn xong xuôi, rửa bát đũa ngay ngắn mới được đi làm tiếp.
Nhiều khi mệt phờ và chán nản, Hoài cũng không dám phá nội quy.“Bố chồng ăn rất chậm vì cụ vừa ăn vừa cốc rượu khề khà. Chưa kể hôm nào có bạn rượu hàng xóm của cụ sang chơi thì mình còn mệt nữa” – Hoài than thở.
Lúc sát giờ làm, Hoài cuống cuồng đứng lên xin phép bố mẹ chiều về dọn dẹp thì bố chồng trách: “Đi đâu mà vội. Làm việc nhà nước thì lên đấy ngồi đọc báo, uống nước chè tôi còn lạ gì” khiến Hoài không dám thanh minh. Bởi nếu có giải thích, Hoài sẽ mang tiếng cãi lão. Mà ở nhà chồng, không ai có quyền hành to hơn bố chồng cô cả.
“Từ ngày lấy chồng, mình thường xuyên đi làm muộn, công việc chất đống, đầu óc mụ mị. Mình bị khiển trách nhiều mà nhà chồng không ai chịu hiểu cho cả” – Hoài kể tiếp.
Nhiều khi mệt phờ và chán nản, Hoài cũng không dám phá nội quy. Bởi vì không cẩn thận, vợ chồng Hoài có thể bị “tống ra ngoài ở riêng” như lời bố chồng. Lúc đó chẳng sung sướng gì vì cô sẽ bị nhà chồng từ mặt.
Hoài muốn “kế hoạch”, chờ chuyển bộ phận khác nhàn hơn, có thời gian chăm gia đình nhưng chồng Hoài lưỡng lự: “Để anh hỏi bố mẹ đã” khiến Hoài “nổi đóa”: “Con em, em sinh chẳng cần hỏi ai cả”. Không ngờ chồng Hoài giận dữ: “Việc gì cũng phải thông qua người lớn. Đây không phải cái chợ để muốn làm gì thì làm”.
Không thuyết phục nổi chổng, Hoài quay sang hối hận vì lỡ cưới một người đàn ông nhu nhược.
Xung đột giữa suy nghĩ, nề nếp, thói quen sinh hoạt của con dâu với nhà chồng là khá phổ biến. Khoảng cách thế hệ là một trong những nguyên nhân chủ yếu của chuyện này. Nhà chồng luôn muốn duy trì thói quen từ trước đó, trong khi con dâu là người mới đến, còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn khi thích ứng. Thường thì ông bà, cha mẹ luôn mặc định rằng, con dâu phải thay đổi để hòa hợp với nhà chồng chứ ít ai nghĩ theo chiều ngược lại.
Vì thế, ngay từ trước khi sống chung, các nàng dâu nên tìm hiểu về thói quen và nguyên tắc ở nhà chồng tương lai. Từ đó, thử tự “ướm” xem mình vừa chỗ nào, chỗ nào cần bàn bạc điều chỉnh. Sau khi kết hôn, nên bày tỏ khó khăn và quan điểm với chồng, nhà chồng để được ủng hộ. Nhưng nhớ là phải bày tỏ lễ phép, nhẹ nhàng. Nề nếp nhà chồng dù rườm rà cũng không được phê bình gay gắt hay nói xấu sau lưng. Nếu được nhà chồng tâm lý, biết thông cảm thì con dâu sẽ đỡ được nhiều phiền toái.
Theo Mẹ & Bé
Hai mắt díp lại mình cũng chẳng dám lên gác ngủ vì bà nội vẫn còn đang xem tivi. Ở nhà chồng mình, con cái luôn phải thức sau cùng để còn đóng cửa, tắt điện cho cả nhà" – Ngân than thở.
Lúc chưa kết hôn, mới sang nhà người yêu chơi vài lần, Ngân rất tự hào vì nhà chồng nề nếp đâu vào đấy. Bố mẹ chồng có việc gì đều phải thông qua bà nội chồng (gần 80 tuổi). Người yêu Ngân khi ấy, dù có bận đến mấy cũng phải trở về ăn bữa cơm tối cùng gia đình (bởi bữa sáng và bữa trưa đã lang thang bên ngoài). Đi chơi tối không được về sau 11h đêm, mỗi tuần không quá 2 buổi. Muốn đi đâu phải xin phép bà và bố mẹ, đến nơi cần gọi điện về thông báo để cả nhà yên tâm.
Ngân mừng vì sinh sống dưới nếp nhà như thế, chồng cô có tính kỷ luật và trách nhiệm cao. Thế nhưng lúc chung sống, Ngân mới thấy những luật lệ ấy rất bó buộc. Chẳng hạn, hôm bà nội bị tiêu chảy phải nhập viện, xung quanh bà luôn có con cháu túc trực đầy đủ. Hôm ấy cũng có giỗ ông ngoại bên nhà, Ngân xin phép được đến thăm bà một lát rồi đi nhưng không được. Dù ở lại viện, Ngân cũng không phải làm gì vì cô bác đã chăm bà đủ cả. Thế nhưng, Ngân vẫn không được rời nửa bước.
“Buồn quá, mình trốn vào nhà vệ sinh khóc. Sao người lớn không linh hoạt với những quy tắc, cứ bắt mình phải răm rắp thực hiện như thế chứ?” – Ngân bức xúc.
Còn Hoài (Long Biên, Hà Nội) căng thẳng với mẹ chồng mấy ngày nay. Cơ quan Hoài chỉ cách nhà chồng 2km. Hoài luôn tranh thủ phóng xe về nhà ăn cơm trưa. Nhưng chỉ một tiếng rưỡi đồng hồ nghỉ trưa, vừa lấy xe trong bãi, phi về nhà (chưa kể chờ đèn xanh – đèn đỏ, chờ tàu) rồi về đến nơi phải dọn cơm ăn, chờ bố mẹ ăn xong xuôi, rửa bát đũa ngay ngắn mới được đi làm tiếp.
Nhiều khi mệt phờ và chán nản, Hoài cũng không dám phá nội quy.
Lúc sát giờ làm, Hoài cuống cuồng đứng lên xin phép bố mẹ chiều về dọn dẹp thì bố chồng trách: “Đi đâu mà vội. Làm việc nhà nước thì lên đấy ngồi đọc báo, uống nước chè tôi còn lạ gì” khiến Hoài không dám thanh minh. Bởi nếu có giải thích, Hoài sẽ mang tiếng cãi lão. Mà ở nhà chồng, không ai có quyền hành to hơn bố chồng cô cả.
“Từ ngày lấy chồng, mình thường xuyên đi làm muộn, công việc chất đống, đầu óc mụ mị. Mình bị khiển trách nhiều mà nhà chồng không ai chịu hiểu cho cả” – Hoài kể tiếp.
Nhiều khi mệt phờ và chán nản, Hoài cũng không dám phá nội quy. Bởi vì không cẩn thận, vợ chồng Hoài có thể bị “tống ra ngoài ở riêng” như lời bố chồng. Lúc đó chẳng sung sướng gì vì cô sẽ bị nhà chồng từ mặt.
Hoài muốn “kế hoạch”, chờ chuyển bộ phận khác nhàn hơn, có thời gian chăm gia đình nhưng chồng Hoài lưỡng lự: “Để anh hỏi bố mẹ đã” khiến Hoài “nổi đóa”: “Con em, em sinh chẳng cần hỏi ai cả”. Không ngờ chồng Hoài giận dữ: “Việc gì cũng phải thông qua người lớn. Đây không phải cái chợ để muốn làm gì thì làm”.
Không thuyết phục nổi chổng, Hoài quay sang hối hận vì lỡ cưới một người đàn ông nhu nhược.
Xung đột giữa suy nghĩ, nề nếp, thói quen sinh hoạt của con dâu với nhà chồng là khá phổ biến. Khoảng cách thế hệ là một trong những nguyên nhân chủ yếu của chuyện này. Nhà chồng luôn muốn duy trì thói quen từ trước đó, trong khi con dâu là người mới đến, còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn khi thích ứng. Thường thì ông bà, cha mẹ luôn mặc định rằng, con dâu phải thay đổi để hòa hợp với nhà chồng chứ ít ai nghĩ theo chiều ngược lại.
Vì thế, ngay từ trước khi sống chung, các nàng dâu nên tìm hiểu về thói quen và nguyên tắc ở nhà chồng tương lai. Từ đó, thử tự “ướm” xem mình vừa chỗ nào, chỗ nào cần bàn bạc điều chỉnh. Sau khi kết hôn, nên bày tỏ khó khăn và quan điểm với chồng, nhà chồng để được ủng hộ. Nhưng nhớ là phải bày tỏ lễ phép, nhẹ nhàng. Nề nếp nhà chồng dù rườm rà cũng không được phê bình gay gắt hay nói xấu sau lưng. Nếu được nhà chồng tâm lý, biết thông cảm thì con dâu sẽ đỡ được nhiều phiền toái.
Theo Mẹ & Bé