Tự phát hiện sớm bệnh ung thư vú

thanhlinh

Junior Member
ispc017065.jpg
Ảnh: inmagine.com
Trong việc khám và tìm ra bệnh ở vú, đặc biệt ở vú của nữ, các tài liệu y học thế giới đều đề cao vấn đề tự khám của ng-ười bệnh. Nếu thiếu sự cộng tác của người bệnh thầy thuốc sẽ gặp khó khǎn trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh.
Tự khám vú

Tự khám vú của mình là vấn đề quen thuộc hàng ngày của các bà các cô, vì vậy, cảm nhận chủ quan về vú của mình, do đó rất nhạy cảm với những thay đổi bệnh lý ở vú.
Qua nghiên cứu, người ta khuyên thời gian khám xét tốt nhất, dễ bắt gặp những thay đổi ở vú là thời gian sau chu kỳ kinh nguyệt.
Tự khám vú gồm các thao tác đơn giản như: nhìn quan sát vú, da và màu sắc núm vú - có thể soi vào gương to để thấy cả diện rộng của vú hoặc xem vào gương nhỏ để trực tiếp với vú. Cần chú ý những thay đổi về hình thái, đối chiếu so sánh hai bên với nhau, có một sự đối xứng bình thường của hai vú không?
Có thể nắn vú nhẹ nhàng nhưng chắc tay theo động tác vòng tròn quanh núm vú hoặc dtheo chiều thẳng đứng của vú. Nắn như vậy có thể phát hiện thấy u, cục ở vú to nhỏ khác nhau, có thể ở một bên hoặc cả hai bên vú.

Cách nhận xét, đánh giá u, cục ở vú
U, cục ở vú th-ường gặp, chiếm khoảng 50% phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh phần lớn các u cục thường gặp ở vú đều lành tính, nh-ưng mỗi khi gặp một u, cục xuất hiện ở vú mình, người bệnh rất lo lắng và thầy thuốc đ-ược mời khám cũng phải tìm phương pháp chẩn đoán xem đó là u lành hay u ác tính quan trọng nhất là chẩn đoán loại trừ được ung thư vú.
Qua các xét nghiệm sinh thiết tế bào thì có nhiều loại u lành tính khác nhau nhưng 90% là các u nang xơ và u tuyến xơ. ở phụ nữ, loại u như thế này thường tǎng kích thước to và mềm ra trước khi có kinh. Các u này tǎng theo tuổi và đạt đỉnh cao ở tuổi mãn kinh. Rồi sau đó giảm dần rồi mất dần.
Trên những u lành tính ở vú, cũng có một vài thay đổi bệnh lý báo hiệu ung thư vú. Những thay đổi như vậy chiếm khoảng 2-4% tất cả những xét nghiệm sinh thiết theo dõi đánh giá một u cục ở vú là nhằm mục đích xem có khả nǎng ung thư không? Cần xem xét các yếu tố có liên quan như tiền sử bị ung thư vú của người bệnh, tiền sử gia đình có người bị ung thư vú không? Khi khám phát hiện thấy có một u cục ở vú cần hỏi kỹ xem u cục có từ bao giờ và những thay đổi của u liên quan tới chu kỳ kinh như thế nào?

Cần chú ý: nếu u có những triệu chứng có tính chất chu kỳ thì có khả nǎng lành tính nên khám lại giữa 7 và 10 ngày của chu kỳ kinh nguyệt và theo dõi u có giảm nhỏ hoặc mất đi sau chu kỳ kinh nguyệt không? Mỗi khi phát hiện thấy một cục u kín đáo, đơn độc cần cảnh giác tính chất ác tính, cần làm xét nghiệm tế bào học. Trường hợp có nhiều u, cục, đối xứng cả hai bên vú có triệu chứng thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt thì thường là "lành tính" ngược lại có một đám rắn, chắc không nhẵn, sờ như có một nhân cứng cố định lại có khả nǎng ung thư nhiều hơn.
Đau ở vú

Tự khám có thể phát hiện thấy đau ở vú. Hiện tượng đau ở vú, khi vú bị to ra, mềm và ứ dịch tr-ước khi có kinh là hiện tượng bình thường liên quan tới tǎng theo chu kỳ mức nội tiết, do đó đau cũng tǎng mạnh trong vài ngày cuối của chu kỳ kinh rồi giảm và mất khi có kinh. Một số phụ nữ cũng đau nhẹ liên quan tới cơn bùng lên của nội tiết "oestrogen" ở thời kỳ rụng trứng. Đau ở vú thường không liên quan tới ung thư vú. Không cần chữa trị.
Tuy vậy mỗi khi đau bất thường ở vú vẫn nên đi khám để tìm nguyên nhân, nhất là để chẩn đoán loại trừ ung thư vú.
Có trường hợp không phải do u, cục do viêm. Có khi áp xe do nhiễm trùng, phải xử trí theo kiểu viêm, áp xe, thường có sử dụng kháng sinh kết hợp. Theo một số tài liệu Mỹ, trường hợp đau kéo dài, người ta thờng sử dụng vitamin E bổ sung cũng có tác dụng.

Những bất thường ở vú

Có thể tự phát hiện thấy 1 số tình trạng bất thường ở núm vú như:
- Núm vú bị tụt trong (lộn ngược)

  • Ở tuổi dậy thì cũng có thể bị tụt núm vú vào trong nh-ưng không nguy hiểm chỉ gây khó khǎn cho trẻ bú về sau này.
  • Núm vú có thể bị viêm, bị nhiễm trùng các ống sữa gây nên, nhưng xảy ra ở phụ nữ còn cho con bú.
  • Cũng có thể gặp ở 1 số ít trường hợp bị ung thư vú.
- Núm vú bị nứt nẻ, đau:

  • Nguyên nhân thường do trẻ khi bú không ngậm hết núm vú vào miệng.
  • Sau khi trẻ bú, cứ để núm vú ẩm ướt, bị nhiễm trùng, dễ bị nứt nẻ, đau cần được chữa trị.
- Núm vú chảy ra chất dịch

  • Chảy ra chấy dịch thường hiếm khi do ung thư.
  • Thường gặp ở phụ nữ trong thời kỳ sinh đẻ, nuôi con.
  • Cũng có thể gặp ở một số phụ nữ trẻ có rối loạn về tuyến giáp trạng.
Theo tài liệu nghiên cứu mô dịch:

  • Nếu màu "vàng xám" đến" đen xám" thì thường lành tính.
  • Dịch máu thường lành tính hơn ác tính: Nếu có dịch chảy ra đột xuất nên đi khám bác sĩ để nếu cần được làm sinh thiết chẩn đoán tế bào được chính xác.
Những tổn thương ở da vú:
Da vú có thể bị đóng vảy, chảy máu, loét hoặc nổi mẩn đỏ, thường do 2 nguyên nhân chính gây ra là:

  • Bệnh Pagut (có viêm da thượng bì)
  • Eczeme vú.

Theo GS. Lê Sĩ Liêm - Sức khỏe và đời sống
 
Back
Top