Chứng kiến đám cưới chỉ vài bàn kín khách, chú rể chán nản buông lời chì chiết: Cứ tưởng có tiền là muốn làm gì thì làm à?Cái gì cũng... ngốn
Sau 3 năm yêu nhau, đôi bạn trẻ Huyền - Thành quyết định “tìm bến đậu”. Nhưng, có bắt tay vào mới biết muôn sự... khó.
Huyền kể, cô và người yêu chỉ là công chức, ăn dè tiết kiệm mãi mới có chút vốn để tổ chức đám cưới. Nhưng, so với các bạn cô cưới vài năm trước, mọi thứ chi phí cho “đại lễ... sống chung” của hai người đều đã... tăng vọt.
Tốn nhất là khoản tiệc cưới, trước chỉ 8 trăm nghìn đến 1 triệu đồng/mâm, nay đã lên tới 1,4 triệu đến 1,8 triệu đồng/mâm mà còn... khó đặt. Một số nhà hàng như Vạn Hoa, Sao Biển... cũng chỉ nhận đặt từ 35 mâm trở lên. Tiền thuê váy cưới, từ 2 triệu đến 3 triệu đồng, nếu muốn váy “nước đầu” (người mặc lần đầu), xịn hơn là hàng xách tay Singapore thì giá tới gần 10 triệu đồng.
Làm album ảnh cưới, cứ ngỡ chỉ để ghi lại khoảnh khắc hạnh phúc của tân lang tân nương, giờ cũng khiến Huyền phải méo mặt vì lên tới 5 triệu đồng, có tiết kiệm cũng mất 3 triệu đồng. Nếu muốn đi tận Ba Vì, Tam Đảo chụp cảnh thiên nhiên hoang sơ, cô dâu chú rể mặc trang phục truyền thống (áo dài, khăn xếp, áo the...) thì 10 triệu đồng.
Trong thời tăng giá người ít tiền cưới đã khó, nhưng nhiều tiền cũng chưa chắc đã xong. Bích Ngọc (Thanh Xuân, Hà Nội) kể: Mới đây, một người bạn của Ngọc đã tổ chức đám cưới rất hoành tráng tại một khách sạn nhiều sao. Giá mỗi suất ăn là 500.000 đồng/người. Thảm đỏ, hoa tươi (loại ly thơm), bóng bay tết thành chùm chạy dài từ cổng lên hội trường rất rực rỡ.
Đám cưới tưởng sẽ hoàn hảo, nào ngờ tiệc đặt ra nhưng buồn như chợ chiều. Hóa ra, khách mời ngại đến chỗ xịn, mừng to thì không có tiền mà mừng ít e nhà gái lỗ nên đành... cáo bận. Ngay nhà trai, trước đây cũng đề nghị nhà gái “cho 3 mâm”, nay cũng rút lui không tham dự tiệc vì... ngại không dám để nhà gái mời.
Chứng kiến đám cưới chỉ vài bàn kín khách, chú rể chán nản buông lời chì chiết: Cứ tưởng có tiền là muốn làm gì thì làm à?
Tay không... “bắt chồng”
Quay trở lại vài thập kỷ trước, thời ông bà, bố mẹ chúng ta hãy còn... rất trẻ, sẽ thấy đám cưới thời đó giản dị đến thế nào. Có khi chỉ cần chút bánh kẹo ngọt, ấm chè ở hội trường khu phố, bó hoa cưới là đóa giơn bọc giấy bóng kính trắng... Thế nhưng, sau hàng chục năm, con cháu đầy nhà họ vẫn là những cặp đôi sống rất hạnh phúc.
Đám cưới bây giờ, ít nhiều cũng “cầu kỳ” hơn xưa. Thế nhưng, trong thời buổi người khôn của khó, có không ít bạn trẻ đã nghĩ ra nhiều kiểu “đối phó” để hạn chế chi tiêu.
Thu và Hải đều là người ngoại tỉnh lên Hà Nội lập nghiệp, đám cưới chính đều đã được tổ chức ở quê. Khi trở lại thành phố, ban đầu, Thu - Hải cũng có ý định đặt thêm tiệc để mời bạn bè của riêng cô dâu chú rể. Nhưng, tiền có hạn, cuối cùng, Thu - Hải quyết định... loan tin báo hỉ trên mạng. Hải đưa toàn bộ album cưới của hai người lên blog. Ngay lập tức, bạn bè “nhảy vào” chúc mừng ào ào, vui không khác gì đám cưới thật.
Một số “mạnh thường quân” biết tỏng cô dâu chú rể đang kỳ... khốn khó, đã tìm đến tận nhà trọ của hai người để tặng quà cưới (hầu hết là vật dụng gia đình). Ai bảo cưới “ảo” là không vui...
Một số bạn trẻ khác, thay vì tổ chức tại khách sạn đã tận dụng nhà rộng hoặc “mượn được nhà hàng xóm” thuê người đến nấu vài mâm cỗ thân tình, hoặc thuê hội trường và thuê đội nấu, tính ra rẻ hơn thuê trọn gói.
Mới đây, Trung tâm Hỗ trợ thanh niên công nhân (TTHTTNCN thuộc Thành đoàn TPHCM) đã thông báo sẽ tổ chức lễ cưới tập thể cho thanh niên, công nhân có hoàn cảnh khó khăn (thời gian dự kiến vào ngày chủ nhật 10/10/2010). Chi phí cho đám cưới rất thấp, chỉ 2 triệu đồng. Rất nhiều bạn trẻ trên địa bàn TP.HCM đã rất vui mừng khi biết thông tin này, vì đám cưới vừa tiết kiệm nhưng vẫn không kém phần ý nghĩa...
Theo Afamily
Sau 3 năm yêu nhau, đôi bạn trẻ Huyền - Thành quyết định “tìm bến đậu”. Nhưng, có bắt tay vào mới biết muôn sự... khó.
Huyền kể, cô và người yêu chỉ là công chức, ăn dè tiết kiệm mãi mới có chút vốn để tổ chức đám cưới. Nhưng, so với các bạn cô cưới vài năm trước, mọi thứ chi phí cho “đại lễ... sống chung” của hai người đều đã... tăng vọt.
Tốn nhất là khoản tiệc cưới, trước chỉ 8 trăm nghìn đến 1 triệu đồng/mâm, nay đã lên tới 1,4 triệu đến 1,8 triệu đồng/mâm mà còn... khó đặt. Một số nhà hàng như Vạn Hoa, Sao Biển... cũng chỉ nhận đặt từ 35 mâm trở lên. Tiền thuê váy cưới, từ 2 triệu đến 3 triệu đồng, nếu muốn váy “nước đầu” (người mặc lần đầu), xịn hơn là hàng xách tay Singapore thì giá tới gần 10 triệu đồng.
Làm album ảnh cưới, cứ ngỡ chỉ để ghi lại khoảnh khắc hạnh phúc của tân lang tân nương, giờ cũng khiến Huyền phải méo mặt vì lên tới 5 triệu đồng, có tiết kiệm cũng mất 3 triệu đồng. Nếu muốn đi tận Ba Vì, Tam Đảo chụp cảnh thiên nhiên hoang sơ, cô dâu chú rể mặc trang phục truyền thống (áo dài, khăn xếp, áo the...) thì 10 triệu đồng.
Trong thời tăng giá người ít tiền cưới đã khó, nhưng nhiều tiền cũng chưa chắc đã xong. Bích Ngọc (Thanh Xuân, Hà Nội) kể: Mới đây, một người bạn của Ngọc đã tổ chức đám cưới rất hoành tráng tại một khách sạn nhiều sao. Giá mỗi suất ăn là 500.000 đồng/người. Thảm đỏ, hoa tươi (loại ly thơm), bóng bay tết thành chùm chạy dài từ cổng lên hội trường rất rực rỡ.
Đám cưới tưởng sẽ hoàn hảo, nào ngờ tiệc đặt ra nhưng buồn như chợ chiều. Hóa ra, khách mời ngại đến chỗ xịn, mừng to thì không có tiền mà mừng ít e nhà gái lỗ nên đành... cáo bận. Ngay nhà trai, trước đây cũng đề nghị nhà gái “cho 3 mâm”, nay cũng rút lui không tham dự tiệc vì... ngại không dám để nhà gái mời.
Chứng kiến đám cưới chỉ vài bàn kín khách, chú rể chán nản buông lời chì chiết: Cứ tưởng có tiền là muốn làm gì thì làm à?
Tay không... “bắt chồng”
Quay trở lại vài thập kỷ trước, thời ông bà, bố mẹ chúng ta hãy còn... rất trẻ, sẽ thấy đám cưới thời đó giản dị đến thế nào. Có khi chỉ cần chút bánh kẹo ngọt, ấm chè ở hội trường khu phố, bó hoa cưới là đóa giơn bọc giấy bóng kính trắng... Thế nhưng, sau hàng chục năm, con cháu đầy nhà họ vẫn là những cặp đôi sống rất hạnh phúc.
Đám cưới bây giờ, ít nhiều cũng “cầu kỳ” hơn xưa. Thế nhưng, trong thời buổi người khôn của khó, có không ít bạn trẻ đã nghĩ ra nhiều kiểu “đối phó” để hạn chế chi tiêu.
Thu và Hải đều là người ngoại tỉnh lên Hà Nội lập nghiệp, đám cưới chính đều đã được tổ chức ở quê. Khi trở lại thành phố, ban đầu, Thu - Hải cũng có ý định đặt thêm tiệc để mời bạn bè của riêng cô dâu chú rể. Nhưng, tiền có hạn, cuối cùng, Thu - Hải quyết định... loan tin báo hỉ trên mạng. Hải đưa toàn bộ album cưới của hai người lên blog. Ngay lập tức, bạn bè “nhảy vào” chúc mừng ào ào, vui không khác gì đám cưới thật.
Một số “mạnh thường quân” biết tỏng cô dâu chú rể đang kỳ... khốn khó, đã tìm đến tận nhà trọ của hai người để tặng quà cưới (hầu hết là vật dụng gia đình). Ai bảo cưới “ảo” là không vui...
Một số bạn trẻ khác, thay vì tổ chức tại khách sạn đã tận dụng nhà rộng hoặc “mượn được nhà hàng xóm” thuê người đến nấu vài mâm cỗ thân tình, hoặc thuê hội trường và thuê đội nấu, tính ra rẻ hơn thuê trọn gói.
Mới đây, Trung tâm Hỗ trợ thanh niên công nhân (TTHTTNCN thuộc Thành đoàn TPHCM) đã thông báo sẽ tổ chức lễ cưới tập thể cho thanh niên, công nhân có hoàn cảnh khó khăn (thời gian dự kiến vào ngày chủ nhật 10/10/2010). Chi phí cho đám cưới rất thấp, chỉ 2 triệu đồng. Rất nhiều bạn trẻ trên địa bàn TP.HCM đã rất vui mừng khi biết thông tin này, vì đám cưới vừa tiết kiệm nhưng vẫn không kém phần ý nghĩa...
Theo Afamily