tuyet_loan08
Junior Member
Mỗi lần hai vợ chồng đi siêu thị, Hường lại tranh thủ lên danh sách cả cho những vật dụng sinh hoạt bên nhà ngoại mặc ông xã có đồng ý hay không. Sau đó, hai vợ chồng lại bắt xe về tận Phú Thọ để biếu quà cho các cụ.
Hường (Quận Hoàng Mai, Hà Nội) có thói quen mua sắm mọi thứ theo đôi, từ những chai dầu ăn, gói muối, đến hộp kem đánh răng, hộp xà phòng thơm… Nếu Linh - ông xã Hường có thắc mắc thì cô nhanh nhẹn “Em mua về cho ông bà ngoại. Anh biết đấy, ở nhà mà mua được những thứ này phải chạy xe mất 30 phút là ít”.
Mấy hôm trước, hai vợ chồng đi siêu thị mua hàng điện tử hạ giá, Hường nhất định chọn mua một 5 chiếc quạt sưởi, bảo mang về làm quà cho ông bà ngoại, rồi anh chị dâu, thậm chí cả cô cháu họ dưới quê. Linh than thở: “Mình không đến nỗi ky bo với nhà vợ nhưng cô ấy cứ tiêu pha bạt mạng thế này thì nguy lắm. Bọn mình sắp có kế hoạch sinh bé thứ hai mà”.
Gia đình Thắm - Luận (Quận Cầu Giấy, Hà Nội) thì mẫu thuẫn vì cậu em vợ. Tuy cậu ấy ở ký túc xá nhưng lại gần nhà anh chị nên liên tục nhờ vả. Đơn cử chuyện lúc nào cũng thấy Luận hậm hực vì phải đổ xăng cho em vợ đi học thêm hoặc đi gia sư buổi tối. Anh nhăn nhó: “Thằng em toàn lấy cớ mượn xe máy của anh chị đi gia sư buổi tối cho tiện nhưng trời mới biết nó lượn những đâu. Tiền đổ xăng cho nó còn nhiều hơn cả tiền xăng mình đi làm hàng tháng. Nói ra thì bảo mình tính toán nhưng thực tình…”.
Nhìn vẻ mặt khó chịu của chồng, Thắm chẳng cảm thông, trái lại, không ít lần cô cho rằng, anh ích kỷ chỉ nghĩ đến gia đình mình. Sau đó, Thắm lại ngồi kể chi ly xem cô đã bỏ tiền mua áo len tặng mẹ chồng, bình rượu thuốc biếu bố chồng… tốn kém đến thế nào.
Tiền bạc - Mối đe dọa hạnh phúc
Vấn đề kinh tế chung sau hôn nhân không phải là chuyện đơn giản. Dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, vợ chồng cũng nên thống nhất với nhau về mặt tài chính. Đặc biệt là vai trò của người vợ trong việc duy trì ổn định đời sống gia đình. Rắc rối sẽ phát sinh khi người chồng phải gánh thêm những mối lo cho gia đình riêng của vợ. Ở vào hoàn cảnh này, người vợ nên khách quan xem xét lại trách nhiệm của mình, không nên buộc người chồng phải cưu mang thêm phần của nhà vợ.
Kể cả khi người vợ có thu nhập cao hơn chồng, cũng nên tế nhị trong cách cư xử. Tuyệt đối tránh thái độ chỉ chăm chút cho bên ngoại mà làm tổn thương đến chồng.
Không ai phủ nhận việc người vợ muốn báo hiếu cho bố mẹ sau khi kết hôn. Tuy nhiên, trách nhiệm này nên dừng ở chừng mực nhất định và cần tham khảo ý kiến chồng thật cẩn thận.
Không nên bí mật cho tiền người thân sau lưng chồng để tránh hiểu nhầm, nghi kỵ lẫn nhau. Tốt nhất, hai vợ chồng nên có chung một tài khoản và thảo luận mức đóng góp cho bên nội, bên ngoại một cách công bằng. Nếu người vợ chỉ nghĩ đến lợi ích của gia đình mình sẽ đẩy chồng vào tình thế khó xử và làm rạn nứt hạnh phúc gia đình.
(Theo XinhXinh)
Hường (Quận Hoàng Mai, Hà Nội) có thói quen mua sắm mọi thứ theo đôi, từ những chai dầu ăn, gói muối, đến hộp kem đánh răng, hộp xà phòng thơm… Nếu Linh - ông xã Hường có thắc mắc thì cô nhanh nhẹn “Em mua về cho ông bà ngoại. Anh biết đấy, ở nhà mà mua được những thứ này phải chạy xe mất 30 phút là ít”.
Mấy hôm trước, hai vợ chồng đi siêu thị mua hàng điện tử hạ giá, Hường nhất định chọn mua một 5 chiếc quạt sưởi, bảo mang về làm quà cho ông bà ngoại, rồi anh chị dâu, thậm chí cả cô cháu họ dưới quê. Linh than thở: “Mình không đến nỗi ky bo với nhà vợ nhưng cô ấy cứ tiêu pha bạt mạng thế này thì nguy lắm. Bọn mình sắp có kế hoạch sinh bé thứ hai mà”.
Gia đình Thắm - Luận (Quận Cầu Giấy, Hà Nội) thì mẫu thuẫn vì cậu em vợ. Tuy cậu ấy ở ký túc xá nhưng lại gần nhà anh chị nên liên tục nhờ vả. Đơn cử chuyện lúc nào cũng thấy Luận hậm hực vì phải đổ xăng cho em vợ đi học thêm hoặc đi gia sư buổi tối. Anh nhăn nhó: “Thằng em toàn lấy cớ mượn xe máy của anh chị đi gia sư buổi tối cho tiện nhưng trời mới biết nó lượn những đâu. Tiền đổ xăng cho nó còn nhiều hơn cả tiền xăng mình đi làm hàng tháng. Nói ra thì bảo mình tính toán nhưng thực tình…”.
Nhìn vẻ mặt khó chịu của chồng, Thắm chẳng cảm thông, trái lại, không ít lần cô cho rằng, anh ích kỷ chỉ nghĩ đến gia đình mình. Sau đó, Thắm lại ngồi kể chi ly xem cô đã bỏ tiền mua áo len tặng mẹ chồng, bình rượu thuốc biếu bố chồng… tốn kém đến thế nào.
Tiền bạc - Mối đe dọa hạnh phúc
Vấn đề kinh tế chung sau hôn nhân không phải là chuyện đơn giản. Dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, vợ chồng cũng nên thống nhất với nhau về mặt tài chính. Đặc biệt là vai trò của người vợ trong việc duy trì ổn định đời sống gia đình. Rắc rối sẽ phát sinh khi người chồng phải gánh thêm những mối lo cho gia đình riêng của vợ. Ở vào hoàn cảnh này, người vợ nên khách quan xem xét lại trách nhiệm của mình, không nên buộc người chồng phải cưu mang thêm phần của nhà vợ.
Kể cả khi người vợ có thu nhập cao hơn chồng, cũng nên tế nhị trong cách cư xử. Tuyệt đối tránh thái độ chỉ chăm chút cho bên ngoại mà làm tổn thương đến chồng.
Không ai phủ nhận việc người vợ muốn báo hiếu cho bố mẹ sau khi kết hôn. Tuy nhiên, trách nhiệm này nên dừng ở chừng mực nhất định và cần tham khảo ý kiến chồng thật cẩn thận.
Không nên bí mật cho tiền người thân sau lưng chồng để tránh hiểu nhầm, nghi kỵ lẫn nhau. Tốt nhất, hai vợ chồng nên có chung một tài khoản và thảo luận mức đóng góp cho bên nội, bên ngoại một cách công bằng. Nếu người vợ chỉ nghĩ đến lợi ích của gia đình mình sẽ đẩy chồng vào tình thế khó xử và làm rạn nứt hạnh phúc gia đình.
(Theo XinhXinh)