Ðó là cách trang trí nội thất nhằm “đơn giản hoá” kết cấu đến từng đồ vật bày biện trong nhà. Lối trang trí đơn giản, hài hoà với thiên nhiên là đặc trưng của Thiền ( hay nói rõ hơn là Zen theo truyền thống Nhật Bản ). Đơn giản theo tiêu chuẩn Zen nhằm tạo đường dẫn vô hình để con người hoà nhập với thiên nhiên. Ngôi nhà không có quá nhiều đồ vật sẽ làm thoáng sự di chuyển của các luồng khí. Không gian rộng mở, nhằm xoá bỏ mọi giới hạn của con người và thiên nhiên.
Bên ngoài và bên trong nhà sẽ hoà hợp với nhau, không có giới hạn giữa các không gian. Tất cả chỉ tồn tại một "thiền viện" tĩnh lặng , đưa tâm hồn con người trở về với trạng thái nguyên sơ. Bước qua khu vườn được trang trí bằng các đường sóng dợn tượng trưng cho nước sẽ làm con người từ từ tĩnh tâm. Vào nội thất qua ô cửa, bỏ lại giày dép, đi xuyên qua hành lang với sàn gỗ mộc để bước vào phòng chung trống trải như một tu viện. Tất cả chỉ là một sự tĩnh lặng. Việc cởi bỏ các vật dụng mang bên mình như giày dép để bước vào một khoảng trống không sẽ mang lại cảm giác như tự thân mình gột rửa những ràng buộc vô thường .
Kết cấu nhà cửa và các hình khối giản dị, các đường thẳng đứng, đường ngang được sử dụng làm trục chủ đạo, những hoa tiết , hoa văn không cầu kỳ, rối rắm, những hình tròn, vuông được tận dụng, tượng trưng cho trời đất. Sự an tịnh của không gian đều nhằm hướng con người vào sự giác ngộ. Đơn giản hoá kiến trúc, nhưng không phải vì thế mà kém phần hiện đại. Kiến trúc phương Tây hiện đại cũng đã đặt tính đơn giản và thực dụng lên hàng đầu. Tuy nhiên, cái đơn giản của Zen nằm ở chính trong bản chất nội tại của chất liệu đồ vật kết hợp với sự trang trí của con người.
Phòng ngủ thiết trí gọn gàng và đơn giản có thể làm cho người ngủ cảm giác được một khoảng không kéo dài vô tận trong giấc mơ chìm sâu vào cõi xa xôi mờ ảo. Một chiếc tủ nhỏ đủ để phác họa một tiện nghi cho căn phòng hơn là sự hoành tráng của hàng loạt chiếc tủ dài , cao . Một bức tranh nghệ thuật được đặt trên vách tường ở góc phòng đủ góp phần cho thế giới riêng tư được lắng đọng. Một chiếc kệ gỗ đứng dựa vào vách để cho gian phòng ngủ thêm ấm áp...
Trang trí nội thất theo phong cách thiền là không để một đồ vật thừa,thường chỉ có một bàn nhỏ làm trung tâm với các gối vuông nhỏ xung quanh, tự bản thân vật dụng nói lên giá trị của nó tuỳ theo cách sắp xếp của chủ nhân. Trang trí sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như : sàn gỗ, cửa xếp, bể cá nhỏ, khánh đá, chuông gió, sỏi trắng... Đó là những lối đi nhỏ lát đá len qua bụi cây khóm trúc. Bước chân vào khu vườn yên tĩnh, khách có cảm tưởng những ồn ào đã dừng lại ở bên ngoài . Phong thái thiền len lỏi vào từng gốc cây, bụi cỏ, từng hòn đá xù xì nằm giữa sân vườn vắng lặng ... Zen đề cao giá trị tinh khiết và tự nhiên của vật liệu và sử dụng chúng dưới dạng thô sơ , trần trụi. Như thế nội thất sẽ mang đậm hơi hướng của tự nhiên , con người cảm nhận được các vân của gỗ, những sớ đan của chiếu, và cái xù xì của đá . “Zen sao chép lại cái hồn của thiên nhiên, không phải đơn thuần là hình dạng bên ngoài của nó. Viên đá là viên đá, cái cây là cái cây. Chúng ta có thể dễ dàng nói, nhưng không bao giờ có thể thấu hiểu điều mình nói cho đến khi khiêng viên đá trên tay và cảm nhận hơi lạnh của nó thấm vào lồng ngực, hay vuốt tay dọc theo thân cây và cảm thấy sự vỡ vụn của những vỏ cây còn sót lại trên tay…” (Living with Zen). Sinh sống trong không gian như thế, cảm giác bình an, ung dung tự tại thấm nhập vào mọi vật, mọi sinh hoạt, nghỉ ngơi của con người. Đây chẳng phải là một cách tu thân, gột rửa, mọi nhiễu nhương trong tâm trí hay sao?
Sự nhấn mạnh vào tính đơn giản tương tự như phong cách tối giản (Minimalism) của Tây Phương .Tuy nhiên, không gian nội thất tối giản phương Tây thường thiên về "màu sắc của ánh sáng tự nhiên", trong khi nội thất Zen lại hướng về "màu sắc pha trộn bóng tối". Nói cách khác, ánh sáng trong nội thất Zen được sử dụng gián tiếp hoặc dùng ánh sáng của đèn lồng... Trang trí theo lối Tây Phương mang hơi hướng đơn giản, nhưng giả tạo. Trong khi đó ở Zen, vật liệu hướng đến sự thô sơ của thiên nhiên. Trang trí theo phong cách Zen không có sự ngăn cách giữa trong nhà và ngoài vườn, giữa các gian phòng khác nhau, không gian tưởng chừng như vô tận gợi nên những cảm xúc mới , con người cảm thấy thiên nhiên như đang ùa vào.
Kiến trúc theo Zen tính toán về ánh sáng và màu sắc rất cụ thể. Ánh sáng phải dịu mát , không gay gắt , cân bằng và hài hoà. Nguồn sáng tự nhiên chiếu sáng vừa đủ cho nhu cầu sinh hoạt thiết yếu, chừa lại một phần bóng tối để con người khơi gợi những khám phá bí ẩn. Màu sắc nhẹ nhàng, giản dị và trang nhã như vàng kem, trắng đen, nhằm tạo nên một không gian sinh hoạt trong lành, thanh sạch và trầm ấm.
Người Nhật sống trong một hoàn cảnh thiên nhiên khắc nghiệt với những trận cuồng phong và động đất ác liệt nên họ hiểu rằng sống hòa hợp với thiên nhiên là cách sống tốt nhất . Từ đó ngôi nhà kiến trúc và trang trí theo kiểu Zen không còn có giá trị thẩm mỹ mà là một phong cách sống trở về với thiên nhiên trong trạng thái thiền định .
Zen hướng đến sự đơn giản, tinh khiết và thiên nhiên. Zen hóa giải tất cả những gì quá trang trọng, phô trương hay quá bày biện. Mục đích chính của Zen là làm cho con người và thiên nhiên hòa hợp. Trang trí theo phong cách Zen sẽ là một sự dẫn dắt luân chuyển nhịp nhàng từ không gian bên ngoài đến không gian nội thất, như một vòng luân hồi không bao giờ chấm dứt.
Bên ngoài và bên trong nhà sẽ hoà hợp với nhau, không có giới hạn giữa các không gian. Tất cả chỉ tồn tại một "thiền viện" tĩnh lặng , đưa tâm hồn con người trở về với trạng thái nguyên sơ. Bước qua khu vườn được trang trí bằng các đường sóng dợn tượng trưng cho nước sẽ làm con người từ từ tĩnh tâm. Vào nội thất qua ô cửa, bỏ lại giày dép, đi xuyên qua hành lang với sàn gỗ mộc để bước vào phòng chung trống trải như một tu viện. Tất cả chỉ là một sự tĩnh lặng. Việc cởi bỏ các vật dụng mang bên mình như giày dép để bước vào một khoảng trống không sẽ mang lại cảm giác như tự thân mình gột rửa những ràng buộc vô thường .
Kết cấu nhà cửa và các hình khối giản dị, các đường thẳng đứng, đường ngang được sử dụng làm trục chủ đạo, những hoa tiết , hoa văn không cầu kỳ, rối rắm, những hình tròn, vuông được tận dụng, tượng trưng cho trời đất. Sự an tịnh của không gian đều nhằm hướng con người vào sự giác ngộ. Đơn giản hoá kiến trúc, nhưng không phải vì thế mà kém phần hiện đại. Kiến trúc phương Tây hiện đại cũng đã đặt tính đơn giản và thực dụng lên hàng đầu. Tuy nhiên, cái đơn giản của Zen nằm ở chính trong bản chất nội tại của chất liệu đồ vật kết hợp với sự trang trí của con người.
Phòng ngủ thiết trí gọn gàng và đơn giản có thể làm cho người ngủ cảm giác được một khoảng không kéo dài vô tận trong giấc mơ chìm sâu vào cõi xa xôi mờ ảo. Một chiếc tủ nhỏ đủ để phác họa một tiện nghi cho căn phòng hơn là sự hoành tráng của hàng loạt chiếc tủ dài , cao . Một bức tranh nghệ thuật được đặt trên vách tường ở góc phòng đủ góp phần cho thế giới riêng tư được lắng đọng. Một chiếc kệ gỗ đứng dựa vào vách để cho gian phòng ngủ thêm ấm áp...
Trang trí nội thất theo phong cách thiền là không để một đồ vật thừa,thường chỉ có một bàn nhỏ làm trung tâm với các gối vuông nhỏ xung quanh, tự bản thân vật dụng nói lên giá trị của nó tuỳ theo cách sắp xếp của chủ nhân. Trang trí sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như : sàn gỗ, cửa xếp, bể cá nhỏ, khánh đá, chuông gió, sỏi trắng... Đó là những lối đi nhỏ lát đá len qua bụi cây khóm trúc. Bước chân vào khu vườn yên tĩnh, khách có cảm tưởng những ồn ào đã dừng lại ở bên ngoài . Phong thái thiền len lỏi vào từng gốc cây, bụi cỏ, từng hòn đá xù xì nằm giữa sân vườn vắng lặng ... Zen đề cao giá trị tinh khiết và tự nhiên của vật liệu và sử dụng chúng dưới dạng thô sơ , trần trụi. Như thế nội thất sẽ mang đậm hơi hướng của tự nhiên , con người cảm nhận được các vân của gỗ, những sớ đan của chiếu, và cái xù xì của đá . “Zen sao chép lại cái hồn của thiên nhiên, không phải đơn thuần là hình dạng bên ngoài của nó. Viên đá là viên đá, cái cây là cái cây. Chúng ta có thể dễ dàng nói, nhưng không bao giờ có thể thấu hiểu điều mình nói cho đến khi khiêng viên đá trên tay và cảm nhận hơi lạnh của nó thấm vào lồng ngực, hay vuốt tay dọc theo thân cây và cảm thấy sự vỡ vụn của những vỏ cây còn sót lại trên tay…” (Living with Zen). Sinh sống trong không gian như thế, cảm giác bình an, ung dung tự tại thấm nhập vào mọi vật, mọi sinh hoạt, nghỉ ngơi của con người. Đây chẳng phải là một cách tu thân, gột rửa, mọi nhiễu nhương trong tâm trí hay sao?
Sự nhấn mạnh vào tính đơn giản tương tự như phong cách tối giản (Minimalism) của Tây Phương .Tuy nhiên, không gian nội thất tối giản phương Tây thường thiên về "màu sắc của ánh sáng tự nhiên", trong khi nội thất Zen lại hướng về "màu sắc pha trộn bóng tối". Nói cách khác, ánh sáng trong nội thất Zen được sử dụng gián tiếp hoặc dùng ánh sáng của đèn lồng... Trang trí theo lối Tây Phương mang hơi hướng đơn giản, nhưng giả tạo. Trong khi đó ở Zen, vật liệu hướng đến sự thô sơ của thiên nhiên. Trang trí theo phong cách Zen không có sự ngăn cách giữa trong nhà và ngoài vườn, giữa các gian phòng khác nhau, không gian tưởng chừng như vô tận gợi nên những cảm xúc mới , con người cảm thấy thiên nhiên như đang ùa vào.
Kiến trúc theo Zen tính toán về ánh sáng và màu sắc rất cụ thể. Ánh sáng phải dịu mát , không gay gắt , cân bằng và hài hoà. Nguồn sáng tự nhiên chiếu sáng vừa đủ cho nhu cầu sinh hoạt thiết yếu, chừa lại một phần bóng tối để con người khơi gợi những khám phá bí ẩn. Màu sắc nhẹ nhàng, giản dị và trang nhã như vàng kem, trắng đen, nhằm tạo nên một không gian sinh hoạt trong lành, thanh sạch và trầm ấm.
Người Nhật sống trong một hoàn cảnh thiên nhiên khắc nghiệt với những trận cuồng phong và động đất ác liệt nên họ hiểu rằng sống hòa hợp với thiên nhiên là cách sống tốt nhất . Từ đó ngôi nhà kiến trúc và trang trí theo kiểu Zen không còn có giá trị thẩm mỹ mà là một phong cách sống trở về với thiên nhiên trong trạng thái thiền định .
Zen hướng đến sự đơn giản, tinh khiết và thiên nhiên. Zen hóa giải tất cả những gì quá trang trọng, phô trương hay quá bày biện. Mục đích chính của Zen là làm cho con người và thiên nhiên hòa hợp. Trang trí theo phong cách Zen sẽ là một sự dẫn dắt luân chuyển nhịp nhàng từ không gian bên ngoài đến không gian nội thất, như một vòng luân hồi không bao giờ chấm dứt.