Kiến trúc Á Đông là sự giao thoa của nhiều nền văn hóa, sự kế thừa của vẻ đẹp truyền thống và là sự kết hợp những tinh hoa của kiến trúc hiện đại.
1. Phong cách và sắc màu:
Phần lớn, phong cách Phương Đông chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa và Nhật Bản. Người Nhật có khuynh hướng trang trí nhà cửa có màu sắc trung tính, hài hòa và tối giản còn người Trung Hoa lại ưa chuộng màu sắc sáng sủa và sặc sỡ với những vật dụng bằng sơn mài hay sơn phết màu đỏ rất rực rỡ.
Phông nền chung thường là sử dụng những màu sơn đen hoặc sơn gỗ màu tối. Những ngôi nhà phương Đông thường có nền màu khá nhã nhặn điểm xuyết những nội thất màu sắc nổi bật làm điểm nhấn cho căn phòng.
2. Nội thất:
Người Nhật thường sử dụng đồ nội thất đơn giản nhưng cho nhiều mục đích khác nhau. Ví dụ như bộ đệm phu-tông (là loại đệm dày, có nhồi bông) vừa có thể để ngồi hay trải xuống sàn để ngủ. Tương tự, một chiếc rương bằng gỗ có thể dùng làm bàn hay chiếc tủ đựng đồ. Trong khi đó, nội thất Trung Quốc thường ưa chuộng nét cổ kính với những đường nét chạm trỗ hoặc những họa tiết trên chất liệu tơ lụa sang trọng.
Đối với người Phương Đông, thảm thường được chú ý đầu tiên trước khi tiến hành lựa chọn đồ nội thất. Những vật dụng trong nhà từ đó sẽ được kết hợp hài hòa với màu sắc, kiểu dáng và chất liệu của chiếc thảm. Ví dụ, một chiếc thảm hoa với những họa tiết màu vàng sẽ được kết hợp với bộ bàn ghế cùng tông màu hay một bức vách tao nhã treo những bức tranh cùng họa tiết.
3. Cửa và ánh sáng:
Đây là điểm mấu chốt trong việc trang trí nhà theo phong cách Á Đông bởi người phương Đông rất chú trọng về yếu tố cân bằng, đặc biệt là trong việc sắp xếp cửa nẻo và ánh sáng.
Ví dụ như căn phòng của bạn đầy ắp những họa tiết trang trí ở thảm, hay đồ nội thất thì các cánh cửa nên thiết kế thật đơn giản, không cầu kỳ, màu sắc phải hài hòa với tông màu sáng sủa.
Một căn phòng theo phong cách Nhật Bản sẽ nghiêng về nét giản dị và đồng thuận cùng thiên nhiên. Ví dụ như người Nhật hay dùng những chiếc màn cửa bằng tre hay mành gỗ. Trong khi đó, người Trung Quốc lại thích trang trí cửa với những chiếc đèn lồng hay những tấm màn thêu hoa màu sặc sỡ.
4. Vật trang trí thủ công mỹ nghệ:
Bước vào một ngôi nhà theo phong cách Á Đông, bạn sẽ dễ dàng nhận ra nơi đây không có nhiều không gian rộng như lối thiết kế của người Phương Tây. Các khoảng trống thường được trang trí với những vật dụng như mành tre, bình gốm hay thác nước phong thủy, một vật dụng được quan niệm là nguồn cung cấp năng lượng, sự giàu có và thịnh vượng cho gia chủ.
Thác nước phong thủy.
Đơn giản mà lạ lẫm, những họa tiết hoa văn sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời khi được họa trên những bức màn tơ tằm. Và nếu bạn cần một không gian che giấu khéo léo thì một bức mành sẽ là giải pháp hợp lý và thẫm mỹ.
1. Phong cách và sắc màu:
Phần lớn, phong cách Phương Đông chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa và Nhật Bản. Người Nhật có khuynh hướng trang trí nhà cửa có màu sắc trung tính, hài hòa và tối giản còn người Trung Hoa lại ưa chuộng màu sắc sáng sủa và sặc sỡ với những vật dụng bằng sơn mài hay sơn phết màu đỏ rất rực rỡ.
Phông nền chung thường là sử dụng những màu sơn đen hoặc sơn gỗ màu tối. Những ngôi nhà phương Đông thường có nền màu khá nhã nhặn điểm xuyết những nội thất màu sắc nổi bật làm điểm nhấn cho căn phòng.
2. Nội thất:
Người Nhật thường sử dụng đồ nội thất đơn giản nhưng cho nhiều mục đích khác nhau. Ví dụ như bộ đệm phu-tông (là loại đệm dày, có nhồi bông) vừa có thể để ngồi hay trải xuống sàn để ngủ. Tương tự, một chiếc rương bằng gỗ có thể dùng làm bàn hay chiếc tủ đựng đồ. Trong khi đó, nội thất Trung Quốc thường ưa chuộng nét cổ kính với những đường nét chạm trỗ hoặc những họa tiết trên chất liệu tơ lụa sang trọng.
Đối với người Phương Đông, thảm thường được chú ý đầu tiên trước khi tiến hành lựa chọn đồ nội thất. Những vật dụng trong nhà từ đó sẽ được kết hợp hài hòa với màu sắc, kiểu dáng và chất liệu của chiếc thảm. Ví dụ, một chiếc thảm hoa với những họa tiết màu vàng sẽ được kết hợp với bộ bàn ghế cùng tông màu hay một bức vách tao nhã treo những bức tranh cùng họa tiết.
3. Cửa và ánh sáng:
Đây là điểm mấu chốt trong việc trang trí nhà theo phong cách Á Đông bởi người phương Đông rất chú trọng về yếu tố cân bằng, đặc biệt là trong việc sắp xếp cửa nẻo và ánh sáng.
Ví dụ như căn phòng của bạn đầy ắp những họa tiết trang trí ở thảm, hay đồ nội thất thì các cánh cửa nên thiết kế thật đơn giản, không cầu kỳ, màu sắc phải hài hòa với tông màu sáng sủa.
Một căn phòng theo phong cách Nhật Bản sẽ nghiêng về nét giản dị và đồng thuận cùng thiên nhiên. Ví dụ như người Nhật hay dùng những chiếc màn cửa bằng tre hay mành gỗ. Trong khi đó, người Trung Quốc lại thích trang trí cửa với những chiếc đèn lồng hay những tấm màn thêu hoa màu sặc sỡ.
4. Vật trang trí thủ công mỹ nghệ:
Bước vào một ngôi nhà theo phong cách Á Đông, bạn sẽ dễ dàng nhận ra nơi đây không có nhiều không gian rộng như lối thiết kế của người Phương Tây. Các khoảng trống thường được trang trí với những vật dụng như mành tre, bình gốm hay thác nước phong thủy, một vật dụng được quan niệm là nguồn cung cấp năng lượng, sự giàu có và thịnh vượng cho gia chủ.
Thác nước phong thủy.
Đơn giản mà lạ lẫm, những họa tiết hoa văn sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời khi được họa trên những bức màn tơ tằm. Và nếu bạn cần một không gian che giấu khéo léo thì một bức mành sẽ là giải pháp hợp lý và thẫm mỹ.