Trong cuộc sống vợ chồng, có những điều tưởng là chuyện nhỏ, nên “thủ phạm” cứ vô tư, còn “nạn nhân” phải gắng chịu đựng.
Ăn mặc nhếch nhác
Vợ chồng Hòa - Hương cùng là dân ở tỉnh lên thành phố học đại học. Tốt nghiệp, Hòa kiếm được việc làm trong một công ty nước ngoài. Nhờ có năng lực, anh được đề bạt lên trưởng phòng marketing. Mỗi khi đi làm, Hòa mặc complet, cà vạt, giày da bóng loáng. Trong khi đó, do bận rộn việc gia đình và chăm sóc con cái, Hương chỉ giản dị với quần tây, áo sơ mi. Có khi, vì trễ giờ nên chị không kịp ủi quần áo. Nhiều lần Hòa nhắc vợ: “Em vào thay bộ khác đi. Ra đường đừng ăn mặc xuề xòa như thế!”. Lúc vui vẻ thì Hương cười: “Ôi dào! Ai để ý? Vả lại, em làm phòng thí nghiệm. Đến cơ quan là thay áo blouse mà!”. Lúc không vui, Hương quát lên: “Ai rảnh như anh mà quần là áo lượt? Anh không thích thì đừng nhìn!”. Hòa im lặng quay đi.
Một lần, sau giờ làm, Hương có việc nên tới cơ quan gặp chồng. Nhiều cặp mắt dán vào Hương, tiếng xì xào nổi lên: “Ôi! Vợ trưởng phòng đấy à? Quê thế!”. “Đấy là bà xã sếp sao? Bèo nhèo quá!”. Hòa ngượng đến nỗi chỉ muốn độn thổ. Từ đó, anh rất ngại xuất hiện cạnh vợ mỗi khi ra đường hoặc chỗ đông người. Có lần, cô bạn thân nhắc Hương: “Cậu là vợ trưởng phòng, phải chú ý sắm sửa vào! Bỏ ngay mấy bộ đồ cũ rích này đi, lôi thôi lắm! Đến cả bạn bè còn không muốn nhìn thì làm sao chồng cậu chịu được. Với lại, mỗi khi ra đường, cậu nên có chút son chút phấn. Nhếch nhác quá, có ngày chồng chê đấy!”. Hương cười: “Trước kia chồng yêu tớ vì giản dị, chẳng lẽ vì thế mà ổng chê sao?”.
Hóa ra, lời cảnh báo của cô bạn không thừa. Hôm rồi, khi chuẩn bị đến buổi dạ tiệc cuối năm do công ty Hòa tổ chức, Hòa nhắc vợ mặc bộ váy anh mới tặng hôm sinh nhật. Lúc đầu, Hương không chịu, kêu nóng nực. Hòa phải nhỏ to thủ thỉ rằng anh muốn đồng nghiệp thấy rằng, khi cần, vợ anh vẫn rất đẹp. Thế là Hương đồng ý đem quà của chồng ra thử. Song, sau một hồi ngắm nghía trước gương, Hương thay lại quần tây và áo sơ mi: “Em mặc váy không quen! Gò bó quá!”. Hòa bực mình gắt: “Em bảo thủ quá! Đi dạ tiệc mà em ăn mặc thế này là làm anh xấu mặt đấy!”. Hương ngẩng lên nhìn chồng: “Mặc thế nào cho thoải mái là được. Sao lại xấu mặt anh?”. Lời qua tiếng lại, Hương giận dỗi, nhất định không chịu đi.
Tối hôm đó, lúc đầu, thấy mọi người ai cũng có đôi mà mình “đơn thân độc mã”, lại còn phải nghĩ ra đủ thứ lý do để trả lời “Vì sao chị không đi?” nên Hòa cũng buồn và chán. Song, ngay sau đó, Thảo, cô nhân viên thường ngày vẫn tỏ ý ngưỡng mộ sếp, đã đến ngồi cạnh và không rời anh suốt buổi. Thảo không chỉ trẻ đẹp mà còn khéo trang điểm, rất có gu thẩm mỹ. Bộ trang phục của Thảo vừa hợp mốt, vừa hợp dáng, khiến Thảo đẹp hẳn lên.
Sau đó, Hòa và Thảo thường xuyên gặp gỡ, trò chuyện. Quan hệ của hai người ngày càng khăng khít. Không chỉ là những bữa ăn trưa thân mật ở một quán ăn xa công ty mà còn là những buổi tối bên nhau thân thiết tại một góc kín đáo trong quán cà phê hay một góc công viên. Hòa bắt đầu không muốn về nhà. Có vẻ như, “khối u hôn nhân” giữa vợ chồng Hòa-Hương đang phát triển đến giai đoạn cuối…
Ở dơ
Từ trước đến giờ, mọi người vẫn tưởng Thanh có cuộc sống hạnh phúc vì Sơn, chồng Thanh là người khá hoàn hảo: đẹp trai, con nhà giàu. Đã thế, Sơn còn rất yêu quý và chiều chuộng vợ. Vậy mà hôm rồi, Thanh buồn rầu thông báo với đám bạn chuyện hai người đang ly thân. Hỏi lý do. Ngập ngừng mãi, Thanh thú nhận: “Sơn là người chồng tuyệt vời, nếu như không mắc một khuyết điểm: ở dơ. Hồi còn yêu nhau, lúc nào Sơn cũng xuất hiện trong bộ dạng sạch sẽ. Lấy nhau rồi, chàng lộ ngay bản chất mất vệ sinh đến “chịu hết nổi!” (lời Thanh). Riêng chuyện tắm, nếu vợ không nhắc ra rả thì vài ngày chàng cũng chưa chịu tắm. Nói mãi mỏi miệng, Thanh mặc kệ. Thế là nhiều tối, chàng để nguyên người ngợm hôi rình như thế lên giường, rồi đòi “yêu vợ”. Thanh không đồng ý thì chàng trách móc, hờn dỗi. Đặc biệt, có một chuyện rất nhỏ nhưng Thanh không thể nào chịu nổi… Đó là cái cách anh chồng vào toillet. Sơn chẳng bao giờ chịu “tè” vào bồn cầu mà cứ “tương” ngay vào chỗ thoát nước trong nhà tắm. Xong việc, siêng thì chàng tưới một gáo nước. Lười thì vô tư bỏ đi, với lời giải thích đơn giản: “Trong cống thì nó trôi ngay!”. Hậu quả là không chỉ nhà tắm mà nhà bếp cạnh đó lúc nào cũng nồng nặc cái mùi “đặc trưng”. Hỏi sao Thanh không góp ý với Sơn? Thanh lắc đầu: “Nói hoài chớ! Nhưng chẳng những ảnh không nghe lại còn cằn nhằn, nào là em lắm chuyện, hay để ý những chuyện nhỏ...”.
Phàm ăn
Với Lam, “khối u” là một thói quen xấu của Phong, chồng cô. Lam yêu và lấy Phong vì anh tuy gốc “nhà quê” nhưng thông minh và rất khéo tay. Song, có một điều tưởng như vô hại, không ảnh hưởng đến ai của Phong lại làm Lam khó chịu. Đó là mỗi khi ăn, Phong thích nhai chóp chép, “như heo ăn vậy” - Lam kể với mẹ nàng. Nhiều lần Lam đã nhỏ nhẹ khuyên chồng sửa cái cách ăn uống bất lịch sự đó. Phong ngạc nhiên thật sự: “Ăn như thế mới ngon chứ! Em cứ thử mà xem!”.
Hôm rồi, hai vợ chồng đến dự sinh nhật cô bạn thân của Lam. Phong vẫn cứ thoải mái vô tư như ở nhà. Thậm chí, uống mấy ly bia, anh chàng không chỉ chóp chép mà còn vừa ăn vừa nói, vừa cười ha hả, hứng chí đến nỗi thức ăn văng cả vào mặt người bên cạnh khiến Lam xấu hổ không để đâu cho hết. Tối hôm đó, hai vợ chồng có một cuộc đấu khẩu căng thẳng. Phong rất bực mình vì vợ kiếm cớ gây sự mà không biết rằng, chỉ vì cái điều “vô lý và lãng xẹt” (lời Phong) ấy dần dần có thể trở thành khối u khó chữa trong lòng Lam, làm ảnh hưởng đến cuộc hôn nhân của họ.
Theo PNO
Ăn mặc nhếch nhác
Vợ chồng Hòa - Hương cùng là dân ở tỉnh lên thành phố học đại học. Tốt nghiệp, Hòa kiếm được việc làm trong một công ty nước ngoài. Nhờ có năng lực, anh được đề bạt lên trưởng phòng marketing. Mỗi khi đi làm, Hòa mặc complet, cà vạt, giày da bóng loáng. Trong khi đó, do bận rộn việc gia đình và chăm sóc con cái, Hương chỉ giản dị với quần tây, áo sơ mi. Có khi, vì trễ giờ nên chị không kịp ủi quần áo. Nhiều lần Hòa nhắc vợ: “Em vào thay bộ khác đi. Ra đường đừng ăn mặc xuề xòa như thế!”. Lúc vui vẻ thì Hương cười: “Ôi dào! Ai để ý? Vả lại, em làm phòng thí nghiệm. Đến cơ quan là thay áo blouse mà!”. Lúc không vui, Hương quát lên: “Ai rảnh như anh mà quần là áo lượt? Anh không thích thì đừng nhìn!”. Hòa im lặng quay đi.
Một lần, sau giờ làm, Hương có việc nên tới cơ quan gặp chồng. Nhiều cặp mắt dán vào Hương, tiếng xì xào nổi lên: “Ôi! Vợ trưởng phòng đấy à? Quê thế!”. “Đấy là bà xã sếp sao? Bèo nhèo quá!”. Hòa ngượng đến nỗi chỉ muốn độn thổ. Từ đó, anh rất ngại xuất hiện cạnh vợ mỗi khi ra đường hoặc chỗ đông người. Có lần, cô bạn thân nhắc Hương: “Cậu là vợ trưởng phòng, phải chú ý sắm sửa vào! Bỏ ngay mấy bộ đồ cũ rích này đi, lôi thôi lắm! Đến cả bạn bè còn không muốn nhìn thì làm sao chồng cậu chịu được. Với lại, mỗi khi ra đường, cậu nên có chút son chút phấn. Nhếch nhác quá, có ngày chồng chê đấy!”. Hương cười: “Trước kia chồng yêu tớ vì giản dị, chẳng lẽ vì thế mà ổng chê sao?”.
Hóa ra, lời cảnh báo của cô bạn không thừa. Hôm rồi, khi chuẩn bị đến buổi dạ tiệc cuối năm do công ty Hòa tổ chức, Hòa nhắc vợ mặc bộ váy anh mới tặng hôm sinh nhật. Lúc đầu, Hương không chịu, kêu nóng nực. Hòa phải nhỏ to thủ thỉ rằng anh muốn đồng nghiệp thấy rằng, khi cần, vợ anh vẫn rất đẹp. Thế là Hương đồng ý đem quà của chồng ra thử. Song, sau một hồi ngắm nghía trước gương, Hương thay lại quần tây và áo sơ mi: “Em mặc váy không quen! Gò bó quá!”. Hòa bực mình gắt: “Em bảo thủ quá! Đi dạ tiệc mà em ăn mặc thế này là làm anh xấu mặt đấy!”. Hương ngẩng lên nhìn chồng: “Mặc thế nào cho thoải mái là được. Sao lại xấu mặt anh?”. Lời qua tiếng lại, Hương giận dỗi, nhất định không chịu đi.
Tối hôm đó, lúc đầu, thấy mọi người ai cũng có đôi mà mình “đơn thân độc mã”, lại còn phải nghĩ ra đủ thứ lý do để trả lời “Vì sao chị không đi?” nên Hòa cũng buồn và chán. Song, ngay sau đó, Thảo, cô nhân viên thường ngày vẫn tỏ ý ngưỡng mộ sếp, đã đến ngồi cạnh và không rời anh suốt buổi. Thảo không chỉ trẻ đẹp mà còn khéo trang điểm, rất có gu thẩm mỹ. Bộ trang phục của Thảo vừa hợp mốt, vừa hợp dáng, khiến Thảo đẹp hẳn lên.
Sau đó, Hòa và Thảo thường xuyên gặp gỡ, trò chuyện. Quan hệ của hai người ngày càng khăng khít. Không chỉ là những bữa ăn trưa thân mật ở một quán ăn xa công ty mà còn là những buổi tối bên nhau thân thiết tại một góc kín đáo trong quán cà phê hay một góc công viên. Hòa bắt đầu không muốn về nhà. Có vẻ như, “khối u hôn nhân” giữa vợ chồng Hòa-Hương đang phát triển đến giai đoạn cuối…
Ở dơ
Từ trước đến giờ, mọi người vẫn tưởng Thanh có cuộc sống hạnh phúc vì Sơn, chồng Thanh là người khá hoàn hảo: đẹp trai, con nhà giàu. Đã thế, Sơn còn rất yêu quý và chiều chuộng vợ. Vậy mà hôm rồi, Thanh buồn rầu thông báo với đám bạn chuyện hai người đang ly thân. Hỏi lý do. Ngập ngừng mãi, Thanh thú nhận: “Sơn là người chồng tuyệt vời, nếu như không mắc một khuyết điểm: ở dơ. Hồi còn yêu nhau, lúc nào Sơn cũng xuất hiện trong bộ dạng sạch sẽ. Lấy nhau rồi, chàng lộ ngay bản chất mất vệ sinh đến “chịu hết nổi!” (lời Thanh). Riêng chuyện tắm, nếu vợ không nhắc ra rả thì vài ngày chàng cũng chưa chịu tắm. Nói mãi mỏi miệng, Thanh mặc kệ. Thế là nhiều tối, chàng để nguyên người ngợm hôi rình như thế lên giường, rồi đòi “yêu vợ”. Thanh không đồng ý thì chàng trách móc, hờn dỗi. Đặc biệt, có một chuyện rất nhỏ nhưng Thanh không thể nào chịu nổi… Đó là cái cách anh chồng vào toillet. Sơn chẳng bao giờ chịu “tè” vào bồn cầu mà cứ “tương” ngay vào chỗ thoát nước trong nhà tắm. Xong việc, siêng thì chàng tưới một gáo nước. Lười thì vô tư bỏ đi, với lời giải thích đơn giản: “Trong cống thì nó trôi ngay!”. Hậu quả là không chỉ nhà tắm mà nhà bếp cạnh đó lúc nào cũng nồng nặc cái mùi “đặc trưng”. Hỏi sao Thanh không góp ý với Sơn? Thanh lắc đầu: “Nói hoài chớ! Nhưng chẳng những ảnh không nghe lại còn cằn nhằn, nào là em lắm chuyện, hay để ý những chuyện nhỏ...”.
Phàm ăn
Với Lam, “khối u” là một thói quen xấu của Phong, chồng cô. Lam yêu và lấy Phong vì anh tuy gốc “nhà quê” nhưng thông minh và rất khéo tay. Song, có một điều tưởng như vô hại, không ảnh hưởng đến ai của Phong lại làm Lam khó chịu. Đó là mỗi khi ăn, Phong thích nhai chóp chép, “như heo ăn vậy” - Lam kể với mẹ nàng. Nhiều lần Lam đã nhỏ nhẹ khuyên chồng sửa cái cách ăn uống bất lịch sự đó. Phong ngạc nhiên thật sự: “Ăn như thế mới ngon chứ! Em cứ thử mà xem!”.
Hôm rồi, hai vợ chồng đến dự sinh nhật cô bạn thân của Lam. Phong vẫn cứ thoải mái vô tư như ở nhà. Thậm chí, uống mấy ly bia, anh chàng không chỉ chóp chép mà còn vừa ăn vừa nói, vừa cười ha hả, hứng chí đến nỗi thức ăn văng cả vào mặt người bên cạnh khiến Lam xấu hổ không để đâu cho hết. Tối hôm đó, hai vợ chồng có một cuộc đấu khẩu căng thẳng. Phong rất bực mình vì vợ kiếm cớ gây sự mà không biết rằng, chỉ vì cái điều “vô lý và lãng xẹt” (lời Phong) ấy dần dần có thể trở thành khối u khó chữa trong lòng Lam, làm ảnh hưởng đến cuộc hôn nhân của họ.
Theo PNO