phamtung12
Member
Những người giàu đều giữ gìn nhà vệ sinh rất sạch sẽ. Không những thế, người giàu còn có những bí mật khác giúp bản thân ngày càng giàu có hơn.
Nhà hoạch định tài chính Nhật Bản Tadashi Fujikawa gần đây đã đăng một bài báo trên trang President Online, chia sẻ kinh nghiệm của anh về sự khác biệt giữa người giàu và người bình thường trong sử dụng tiền bạc.
Từng có cơ hội tiếp xúc với 30.000 hộ gia đình, anh nhận thấy những gia đình có tài sản tiết kiệm trên 100 triệu yên (trên 21,2 tỷ đồng) đều có 5 đặc điểm chung như sau:
1. Trong nhà có rất ít đồ đạc
Fujikawa đề cập trong bài báo rằng người thực sự giàu có sắp xếp mọi thứ trong nhà của họ rất ngăn nắp, chỉ để lại những gì thực sự cần. Ít đồ đạc trong nhà cũng giúp bạn vệ sinh dễ dàng, giữ môi trường sống luôn sạch sẽ.
Ngược lại, nhà của những gia đình bình thường lại rất bừa bộn, khung cảnh lộn xộn bắt đầu từ tủ đựng giày vào đến bên trong. Thường xuyên xuất hiện những món đồ chiếm diện tích mà không có hiệu quả sử dụng thiết thực trong nhà của nhóm người này.
Ngoài ra, hầu hết những người giàu đều trang trí cây cảnh trước nhà và chăm chút chúng xanh tốt. Cây cảnh không có người trông coi thậm chí bị chết, đa phần là ở những gia đình không tiết kiệm chi tiêu.
Việc trồng cây là sở thích cá nhân của mỗi người, tuy nhiên khi bạn đã mua cây cảnh về nhưng không chăm sóc chu đáo nghĩa là bạn đã lãng phí khoản tiền mình chi ra.
2. Tủ lạnh của người giàu không chất đống thực phẩm
Người giàu biết cách quản lý ngân sách gia đình, thể hiện rõ nét nhất là trong chiếc tủ lạnh.
Tủ lạnh của người giàu không có quá nhiều thực phẩm, đồ ăn thức uống, đồ vật chỉ chiếm khoảng một nửa diện tích ngăn mát. Bạn luôn có thể nhìn thấy những món đồ ở phía sau, không có thực phẩm nào rơi vào lãng quên vì bị che khuất.
Người giàu cũng không tham rẻ mua nhiều đồ ăn giảm giá, bởi nếu không ăn hết thì sẽ gây lãng phí.
Trái lại ngăn đá tủ lạnh được sắp xếp rất gọn gàng và chật kín diện tích. Cách làm ấy vừa tiết kiệm thời gian đi chợ, đồng thời ngăn đá được sử dụng tối ưu cũng là một phương án tiết kiệm điện.
3. Người giàu hiểu rõ bản thân muốn gì
Fujikawa chỉ ra rằng lý do chính dẫn đến sự khác biệt giữa người giàu và người bình thường là người nghèo không hiểu bản thân họ thực sự muốn gì.
Ví dụ khi đi mua sắm nhiều người sẽ mua hàng vì chúng đang được giảm giá hoặc có mẫu mã thu hút, lý do để mua hàng không phải vì họ đang cần đến nó.
Người giàu trước khi mua đồ luôn cân nhắc kỹ lưỡng xem họ có thực sự cần món đồ ấy hay không.
Khi bạn nói chuyện với một người biết quản lý tiền bạc, bạn lập tức thấy rằng họ ý thức rất rõ ràng họ cần tiêu tiền vào việc gì. Chẳng hạn như họ sẽ khẳng định chắc nịch thế này: “Gia đình tôi dành tiền cho việc giáo dục con cái”.
4. Ví tiền của người giàu rất ngăn nắp
Ví của người giàu rất ngăn nắp, các tờ tiền được sắp xếp theo từng loại và cùng một hướng. Fujikawa giải thích rằng một chiếc ví được tổ chức tốt sẽ giúp bạn nắm rõ mình có bao nhiêu tiền và đã tiêu bao nhiêu.
Ngược lại, những người khó tiết kiệm sẽ để tiền lẻ và biên lai một cách lộn xộn vào ví sau khi mua sắm, rồi không quan tâm đến chúng nữa. Thẻ tín dụng và thẻ khách hàng thân thiết ở khắp nơi trong ví của họ, đến mức họ còn chẳng nhớ hết được có những gì trong ví.
Sẽ dễ dàng tiết kiệm tiền hơn nếu bạn đặt ra các quy tắc cho số lượng thẻ để trong ví, chẳng hạn như tối đa 1 thẻ tín dụng và tối đa 3 thẻ tích điểm. Để quản lý tốt tiền bạc thì bước đầu tiên là bạn hãy tổ chức và sắp xếp chiếc ví của mình thật khoa học và gọn gàng đã!
5. Người giàu coi trọng việc dọn dẹp nhà vệ sinh
Một báo cáo khảo sát năm 2018 của Viện nghiên cứu Mediplus Nhật Bản đã chỉ ra có mối liên quan nhất định giữa dọn dẹp nhà vệ sinh và thu nhập của hộ gia đình. Theo đó nhóm các gia đình có thu nhập từ 8 triệu yên/năm (khoảng 1,7 tỷ đồng) có xu hướng dọn dẹp nhà vệ sinh sau mỗi lần sử dụng hoặc vệ sinh toilet mỗi ngày cao hơn nhóm có thu nhập thấp. Dường như có một sự liên quan nhất định giữa “sự sạch sẽ” và “khả năng kiếm tiền”.
Fujikawa nói rằng thói quen nhỏ này có vẻ không liên quan lắm đến tiền bạc nhưng nó lại cho thấy khả năng lập kế hoạch của mỗi người. Người giàu có đặc điểm là coi trọng sự gọn gàng và hiệu quả, có lẽ đây là bí mật về khả năng tích lũy tài sản của họ.
Xem thêm: So sánh bồn cầu 1 khối Viglacera và bồn cầu 2 khối Viglacera
Nhà hoạch định tài chính Nhật Bản Tadashi Fujikawa gần đây đã đăng một bài báo trên trang President Online, chia sẻ kinh nghiệm của anh về sự khác biệt giữa người giàu và người bình thường trong sử dụng tiền bạc.
1. Trong nhà có rất ít đồ đạc
Fujikawa đề cập trong bài báo rằng người thực sự giàu có sắp xếp mọi thứ trong nhà của họ rất ngăn nắp, chỉ để lại những gì thực sự cần. Ít đồ đạc trong nhà cũng giúp bạn vệ sinh dễ dàng, giữ môi trường sống luôn sạch sẽ.
Ngược lại, nhà của những gia đình bình thường lại rất bừa bộn, khung cảnh lộn xộn bắt đầu từ tủ đựng giày vào đến bên trong. Thường xuyên xuất hiện những món đồ chiếm diện tích mà không có hiệu quả sử dụng thiết thực trong nhà của nhóm người này.
Ngoài ra, hầu hết những người giàu đều trang trí cây cảnh trước nhà và chăm chút chúng xanh tốt. Cây cảnh không có người trông coi thậm chí bị chết, đa phần là ở những gia đình không tiết kiệm chi tiêu.
Việc trồng cây là sở thích cá nhân của mỗi người, tuy nhiên khi bạn đã mua cây cảnh về nhưng không chăm sóc chu đáo nghĩa là bạn đã lãng phí khoản tiền mình chi ra.
2. Tủ lạnh của người giàu không chất đống thực phẩm
Người giàu biết cách quản lý ngân sách gia đình, thể hiện rõ nét nhất là trong chiếc tủ lạnh.
Tủ lạnh của người giàu không có quá nhiều thực phẩm, đồ ăn thức uống, đồ vật chỉ chiếm khoảng một nửa diện tích ngăn mát. Bạn luôn có thể nhìn thấy những món đồ ở phía sau, không có thực phẩm nào rơi vào lãng quên vì bị che khuất.
Người giàu cũng không tham rẻ mua nhiều đồ ăn giảm giá, bởi nếu không ăn hết thì sẽ gây lãng phí.
Trái lại ngăn đá tủ lạnh được sắp xếp rất gọn gàng và chật kín diện tích. Cách làm ấy vừa tiết kiệm thời gian đi chợ, đồng thời ngăn đá được sử dụng tối ưu cũng là một phương án tiết kiệm điện.
3. Người giàu hiểu rõ bản thân muốn gì
Fujikawa chỉ ra rằng lý do chính dẫn đến sự khác biệt giữa người giàu và người bình thường là người nghèo không hiểu bản thân họ thực sự muốn gì.
Ví dụ khi đi mua sắm nhiều người sẽ mua hàng vì chúng đang được giảm giá hoặc có mẫu mã thu hút, lý do để mua hàng không phải vì họ đang cần đến nó.
Người giàu trước khi mua đồ luôn cân nhắc kỹ lưỡng xem họ có thực sự cần món đồ ấy hay không.
Khi bạn nói chuyện với một người biết quản lý tiền bạc, bạn lập tức thấy rằng họ ý thức rất rõ ràng họ cần tiêu tiền vào việc gì. Chẳng hạn như họ sẽ khẳng định chắc nịch thế này: “Gia đình tôi dành tiền cho việc giáo dục con cái”.
4. Ví tiền của người giàu rất ngăn nắp
Ví của người giàu rất ngăn nắp, các tờ tiền được sắp xếp theo từng loại và cùng một hướng. Fujikawa giải thích rằng một chiếc ví được tổ chức tốt sẽ giúp bạn nắm rõ mình có bao nhiêu tiền và đã tiêu bao nhiêu.
Ngược lại, những người khó tiết kiệm sẽ để tiền lẻ và biên lai một cách lộn xộn vào ví sau khi mua sắm, rồi không quan tâm đến chúng nữa. Thẻ tín dụng và thẻ khách hàng thân thiết ở khắp nơi trong ví của họ, đến mức họ còn chẳng nhớ hết được có những gì trong ví.
Sẽ dễ dàng tiết kiệm tiền hơn nếu bạn đặt ra các quy tắc cho số lượng thẻ để trong ví, chẳng hạn như tối đa 1 thẻ tín dụng và tối đa 3 thẻ tích điểm. Để quản lý tốt tiền bạc thì bước đầu tiên là bạn hãy tổ chức và sắp xếp chiếc ví của mình thật khoa học và gọn gàng đã!
5. Người giàu coi trọng việc dọn dẹp nhà vệ sinh
Một báo cáo khảo sát năm 2018 của Viện nghiên cứu Mediplus Nhật Bản đã chỉ ra có mối liên quan nhất định giữa dọn dẹp nhà vệ sinh và thu nhập của hộ gia đình. Theo đó nhóm các gia đình có thu nhập từ 8 triệu yên/năm (khoảng 1,7 tỷ đồng) có xu hướng dọn dẹp nhà vệ sinh sau mỗi lần sử dụng hoặc vệ sinh toilet mỗi ngày cao hơn nhóm có thu nhập thấp. Dường như có một sự liên quan nhất định giữa “sự sạch sẽ” và “khả năng kiếm tiền”.
Fujikawa nói rằng thói quen nhỏ này có vẻ không liên quan lắm đến tiền bạc nhưng nó lại cho thấy khả năng lập kế hoạch của mỗi người. Người giàu có đặc điểm là coi trọng sự gọn gàng và hiệu quả, có lẽ đây là bí mật về khả năng tích lũy tài sản của họ.
Xem thêm: So sánh bồn cầu 1 khối Viglacera và bồn cầu 2 khối Viglacera