Tổ chức một văn phòng làm việc tại nhà hiện đang phổ biến ở các phố thị, do đất chật, người đông; nhiều loại hình dịch vụ ra đời...
Và không chỉ tổ chức văn phòng tại nhà mặt tiền có tên đường mà ngay cả trong hẻm “một xuyệt, hai xuyệt...”. Và, nếu có thiết kế tốt thì giải quyết được hai công năng tách bạch, thuận tiện: làm văn phòng và nhà ở trong cùng một ngôi nhà.
Nếu trước khi xây dựng có dự liệu trước việc sẽ tổ chức văn phòng làm việc thì hoàn toàn chủ động để thiết kế hoàn chỉnh. Nhưng ý định mở văn phòng sau khi ngôi nhà đã hoàn thiện thì thông thường phải sửa chữa lại cho thích hợp. Và, tuỳ thuộc vào hiện trạng ngôi nhà, yêu cầu nơi làm việc, nhu cầu sinh sống mà có thiết kế chỉnh sửa “thông minh” nhất.
Các nhà thiết kế cho rằng, nếu điều kiện có thể thì cần quan tâm việc tổ chức hai phân khu chức năng này riêng biệt và càng tách bạch chừng nào càng hay chừng đó. Tổ chức lối giao thông khá quan trọng trong một ngôi nhà mà sử dụng vào hai mục đích. Kiến trúc sư Nguyễn Văn Châu, giám đốc công ty Tỷ Lệ Vàng biểu kiến, trong nhà ống thường làm hai hệ cầu thang, thang cuối nhà dùng đi lên các tầng dành để ở trên cùng, nếu cao có thể đi thang máy; dùng tầng trệt và tầng một hay hai dành mở văn phòng. Chỗ để xe cho nhân viên, khách hàng... có lẽ quan trọng nhất, nếu không có sân, nhiều khi phải dành cả tầng trệt cho hạng mục này. Với điều kiện có thể thì nên thiết kế lối đi riêng từ cổng vào hệ thang để lên các tầng nhà ở.
Và thường những văn phòng trong nhà ống được thiết kế “mở”, hạn chế tối đa các vách ngăn, vì phân chia rạch ròi các không gian nội thất sẽ gây cảm giác chật chội; nhất là nơi làm việc của nhân viên. Tận dụng cao việc thông thoáng và lấy nguồn sáng tự nhiên, có trường hợp thay thế vách tường gạch bằng vách kính và lắp hệ kính lá sách để thông gió
Và không chỉ tổ chức văn phòng tại nhà mặt tiền có tên đường mà ngay cả trong hẻm “một xuyệt, hai xuyệt...”. Và, nếu có thiết kế tốt thì giải quyết được hai công năng tách bạch, thuận tiện: làm văn phòng và nhà ở trong cùng một ngôi nhà.
Nếu trước khi xây dựng có dự liệu trước việc sẽ tổ chức văn phòng làm việc thì hoàn toàn chủ động để thiết kế hoàn chỉnh. Nhưng ý định mở văn phòng sau khi ngôi nhà đã hoàn thiện thì thông thường phải sửa chữa lại cho thích hợp. Và, tuỳ thuộc vào hiện trạng ngôi nhà, yêu cầu nơi làm việc, nhu cầu sinh sống mà có thiết kế chỉnh sửa “thông minh” nhất.
View attachment 1992
View attachment 1990
View attachment 1989
View attachment 1991
Phòng làm việc với không gian mở
View attachment 1990
Công nghệ thông tin hiện đại giúp văn phòng tại nhà đủ tiện nghi làm việc
View attachment 1989
Văn phòng tại nhà có đầy đủ phương tiện
View attachment 1991
Có những mảng xanh thư giãn
Các nhà thiết kế cho rằng, nếu điều kiện có thể thì cần quan tâm việc tổ chức hai phân khu chức năng này riêng biệt và càng tách bạch chừng nào càng hay chừng đó. Tổ chức lối giao thông khá quan trọng trong một ngôi nhà mà sử dụng vào hai mục đích. Kiến trúc sư Nguyễn Văn Châu, giám đốc công ty Tỷ Lệ Vàng biểu kiến, trong nhà ống thường làm hai hệ cầu thang, thang cuối nhà dùng đi lên các tầng dành để ở trên cùng, nếu cao có thể đi thang máy; dùng tầng trệt và tầng một hay hai dành mở văn phòng. Chỗ để xe cho nhân viên, khách hàng... có lẽ quan trọng nhất, nếu không có sân, nhiều khi phải dành cả tầng trệt cho hạng mục này. Với điều kiện có thể thì nên thiết kế lối đi riêng từ cổng vào hệ thang để lên các tầng nhà ở.
Và thường những văn phòng trong nhà ống được thiết kế “mở”, hạn chế tối đa các vách ngăn, vì phân chia rạch ròi các không gian nội thất sẽ gây cảm giác chật chội; nhất là nơi làm việc của nhân viên. Tận dụng cao việc thông thoáng và lấy nguồn sáng tự nhiên, có trường hợp thay thế vách tường gạch bằng vách kính và lắp hệ kính lá sách để thông gió