tuyet_loan08
Junior Member
Những tưởng đàn ông sinh ra sẽ được bàn tay người phụ nữ của mình nâng niu chăm sóc. Bởi từ xưa đến nay đó là thiên chức của phái đẹp. Nhưng đôi khi cũng xảy ra điều ngoài qui luật. Một số anh chàng đã thật bất hạnh khi vớ phải những người đẹp “chảy thây”…
Đẹp, nhưng ở bẩn
Vừa bước chân vào, Liêm không khỏi kinh hãi vì khung cảnh phòng ngủ điêu tàn của Hạnh, người yêu anh.
Góc này một chiếc tất, góc kia một cái quần, thấp thoáng đâu đó chiếc áo “nhỏ” dưới... gầm ghế. Liếc sang chiếc giường, Liêm có thể tưởng tượng ra chính xác mỗi buổi sáng, bạn gái mình thức giấc, vùng dậy và cứ mặc kệ cho chăn gối tung xòe, ngang dọc như thế ít nhất cũng phải hàng tuần là ít...
Cạnh đó, Hạnh vẫn thản nhiên ngồi trước bản trang điểm tô tô, trát trát kĩ lưỡng cho gương mặt mình bằng bao công đoạn, rồi xức nước hoa thơm phức. Trên bàn, phấn son và các công cụ mỹ phẩm la liệt, toàn hàng đắt tiền nhưng nom cũng… chẳng được nâng niu và giữ vệ sinh lắm!
Liêm không hiểu tại sao một cô gái gương mặt xinh đẹp, sáng bừng như vậy lại có thể ở trong một cái “ổ” luộm thuộm, bẩn thỉu như của mấy gã sinh viên thuê trọ thế này. Càng nhìn, càng thấy ngoại hình và căn phòng của Hạnh là một khối mâu thuẫn lớn.
Đã một đôi lần, Liêm có ý nhắc nhở khéo song ngay lập tức bị Hạnh đàn áp ngay với lí lẽ: “Anh hơn gì em mà bày đặt dạy dỗ!”. Thế là Liêm lại cứng họng. Quả thật, không phải là anh chàng chỉn chu, sạch sẽ, tuy nhiên, Liêm cũng mong đợi cô gái của mình ít nhất là “khá” hơn mình tí ti. “Nếu không, sau này lấy nhau, chẳng ai bảo được ai, cả hai cùng nằm trên đống rác!”. Đó là nỗi lo về tương lai không mấy sáng sủa mà Liêm tâm sự với một vài người bạn thân.
Nội trợ là gì?
Nỗi lo như của Liêm không phải hi hữu. Trung (27 tuổi, nhân viên IT) cũng đang trong hoàn cảnh khó xử khi mà có người yêu gần năm nay nhưng chưa dám dắt về nhà. Tất cả cũng vì cô người yêu tiểu thư lười biếng.
Trung tâm sự, sở trường duy nhất của Hồng, người yêu anh, là luộc… nước lã thành nước sôi. Có khi cầm trên tay mớ rau cô cũng chẳng biết đó là loại rau gì, nhìn thấy miếng thịt chưa chắc đã phân biệt được là thịt heo hay thịt bò, bảo mua trứng gà khéo lại nhầm sang trứng vịt…
Bởi vậy, từ ngày yêu nhau, thứ duy nhất mà Trung được ăn do chính tài nấu nướng của nàng là bát mì nửa chín, nửa sống, chẳng nóng cũng chẳng nguội. Vẫn biết đây là sự cố gắng hiếm hoi của người thương nhưng anh không tài nào tiêu hóa nổi.
Tất nhiên, Trung thông cảm vì Hồng được bố mẹ chiều chuộng từ nhỏ thành thử không biết làm gì. Song đến tuổi này, sắp phải làm vợ, làm mẹ, Hồng vẫn chẳng có ý định thay đổi. Không biết bao lần Trung khuyên cô đi học nấu ăn, vậy mà Hồng cứ lần khất rồi giả vờ quên hoặc đưa ra lí do bận việc. Còn Trung, anh biết tỏng đó chỉ là viện cớ, biện minh cho tính lười biếng không sao sửa được của một cô tiểu thư con nhà giàu.
Trong khi đó, bố mẹ Trung khá kĩ tính và khắt khe. Liệu các cụ có chấp nhận được đứa con dâu ngay cả nấu bát mì ăn liền cũng không xong như Hồng?
Sống chết cùng... osin!
Nữ công gia chánh đã có “osin” - Đó là lập luận của không ít các cô gái “đài các” bây giờ. Theo họ, nam nữ bình quyền, phụ nữ cũng phải phấn đấu sự nghiệp, ra xã hội kiếm tiền. Vậy nên những thiên chức khác bị xao lãng chẳng có gì làm lạ. Hơn nữa, các bà già, các cô gái quê trẻ thiếu việc ngày nay đầy dãy. Chỉ cần 800.000 đến 1 triệu đồng là dư sức thuê được một người giúp việc nhanh nhẹn, hiệu quả, lo gì chuyện nhà cửa không sạch sẽ, cơm canh không ngon ngọt. Thậm chí, nhiều nàng còn giao kèo với người yêu hoặc chồng tương lai: “Cưới nhau xong, nhất quyết phải thuê “osin”!”.
Khắc Hiếu (Bà Triệu, Hà Nội) chia sẻ: “Nhà thì chật, vợ cậy con nhà giàu nhất mực đòi thuê osin. Vậy là căn phòng khu tập thể chừng 30 mét vuông, nay lại thêm một bà già. Nhiều khi hai vợ chồng muốn riêng tư cũng không thấy thoải mái. Tôi phàn nàn thì vợ lại dụ dỗ về ở rể, nhưng đời nào tôi chịu cảnh chó chui gầm chạn…”.
Còn Tuấn Quang (28 tuổi, kĩ sư xây dựng, Hà Nội) thì rơi vào tình thế khó xử hơn. Bố mẹ Quang người già, kĩ tính, không thích mướn người giúp việc. Thế nhưng cô vợ sắp cưới lại tuyên bố: “Không thuê osin thì không kết hôn!”. Bên tình bên hiếu, Quang đau đầu chẳng biết tính sao.
Hay như trường hợp của anh Quốc Huy (Mai Động, Hà Nội), phụ huynh cũng phản đối chuyện mướn người giúp việc thì vợ anh lại “lách luật” bằng cách ngày nào cũng bắt đứa osin bên nhà mẹ đẻ sang đây một vài tiếng dọn dẹp, cơm nước với lí do là “các con đi làm cả ngày nên nhờ người đến đỡ đần bố mẹ”. Nhưng Huy và gia đình biết thừa là vì cô nàng lười, không muốn cất nhắc chân tay.
Vậy là từ ngày về đây, cấm bao giờ thấy con dâu nấu nổi bữa cơm hoặc bất kì hành động nào phụng dưỡng bố mẹ chồng. Có chăng chỉ là chỉ tay năm ngón hoặc “tút” đi chơi với bạn bè. Mọi việc đều đã có osin quán xuyến hết. Các cụ tỏ ra phật ý, nội bộ gia đình lủng củng triền miên. Còn Huy, chỉ biết phàn nàn: “Bất hạnh nhất là cưới phải vợ lười!”.
(Theo XinhXinh)
Đẹp, nhưng ở bẩn
Vừa bước chân vào, Liêm không khỏi kinh hãi vì khung cảnh phòng ngủ điêu tàn của Hạnh, người yêu anh.
Góc này một chiếc tất, góc kia một cái quần, thấp thoáng đâu đó chiếc áo “nhỏ” dưới... gầm ghế. Liếc sang chiếc giường, Liêm có thể tưởng tượng ra chính xác mỗi buổi sáng, bạn gái mình thức giấc, vùng dậy và cứ mặc kệ cho chăn gối tung xòe, ngang dọc như thế ít nhất cũng phải hàng tuần là ít...
Cạnh đó, Hạnh vẫn thản nhiên ngồi trước bản trang điểm tô tô, trát trát kĩ lưỡng cho gương mặt mình bằng bao công đoạn, rồi xức nước hoa thơm phức. Trên bàn, phấn son và các công cụ mỹ phẩm la liệt, toàn hàng đắt tiền nhưng nom cũng… chẳng được nâng niu và giữ vệ sinh lắm!
Liêm không hiểu tại sao một cô gái gương mặt xinh đẹp, sáng bừng như vậy lại có thể ở trong một cái “ổ” luộm thuộm, bẩn thỉu như của mấy gã sinh viên thuê trọ thế này. Càng nhìn, càng thấy ngoại hình và căn phòng của Hạnh là một khối mâu thuẫn lớn.
Đã một đôi lần, Liêm có ý nhắc nhở khéo song ngay lập tức bị Hạnh đàn áp ngay với lí lẽ: “Anh hơn gì em mà bày đặt dạy dỗ!”. Thế là Liêm lại cứng họng. Quả thật, không phải là anh chàng chỉn chu, sạch sẽ, tuy nhiên, Liêm cũng mong đợi cô gái của mình ít nhất là “khá” hơn mình tí ti. “Nếu không, sau này lấy nhau, chẳng ai bảo được ai, cả hai cùng nằm trên đống rác!”. Đó là nỗi lo về tương lai không mấy sáng sủa mà Liêm tâm sự với một vài người bạn thân.
Nội trợ là gì?
Nỗi lo như của Liêm không phải hi hữu. Trung (27 tuổi, nhân viên IT) cũng đang trong hoàn cảnh khó xử khi mà có người yêu gần năm nay nhưng chưa dám dắt về nhà. Tất cả cũng vì cô người yêu tiểu thư lười biếng.
Trung tâm sự, sở trường duy nhất của Hồng, người yêu anh, là luộc… nước lã thành nước sôi. Có khi cầm trên tay mớ rau cô cũng chẳng biết đó là loại rau gì, nhìn thấy miếng thịt chưa chắc đã phân biệt được là thịt heo hay thịt bò, bảo mua trứng gà khéo lại nhầm sang trứng vịt…
Bởi vậy, từ ngày yêu nhau, thứ duy nhất mà Trung được ăn do chính tài nấu nướng của nàng là bát mì nửa chín, nửa sống, chẳng nóng cũng chẳng nguội. Vẫn biết đây là sự cố gắng hiếm hoi của người thương nhưng anh không tài nào tiêu hóa nổi.
Tất nhiên, Trung thông cảm vì Hồng được bố mẹ chiều chuộng từ nhỏ thành thử không biết làm gì. Song đến tuổi này, sắp phải làm vợ, làm mẹ, Hồng vẫn chẳng có ý định thay đổi. Không biết bao lần Trung khuyên cô đi học nấu ăn, vậy mà Hồng cứ lần khất rồi giả vờ quên hoặc đưa ra lí do bận việc. Còn Trung, anh biết tỏng đó chỉ là viện cớ, biện minh cho tính lười biếng không sao sửa được của một cô tiểu thư con nhà giàu.
Trong khi đó, bố mẹ Trung khá kĩ tính và khắt khe. Liệu các cụ có chấp nhận được đứa con dâu ngay cả nấu bát mì ăn liền cũng không xong như Hồng?
Sống chết cùng... osin!
Nữ công gia chánh đã có “osin” - Đó là lập luận của không ít các cô gái “đài các” bây giờ. Theo họ, nam nữ bình quyền, phụ nữ cũng phải phấn đấu sự nghiệp, ra xã hội kiếm tiền. Vậy nên những thiên chức khác bị xao lãng chẳng có gì làm lạ. Hơn nữa, các bà già, các cô gái quê trẻ thiếu việc ngày nay đầy dãy. Chỉ cần 800.000 đến 1 triệu đồng là dư sức thuê được một người giúp việc nhanh nhẹn, hiệu quả, lo gì chuyện nhà cửa không sạch sẽ, cơm canh không ngon ngọt. Thậm chí, nhiều nàng còn giao kèo với người yêu hoặc chồng tương lai: “Cưới nhau xong, nhất quyết phải thuê “osin”!”.
Khắc Hiếu (Bà Triệu, Hà Nội) chia sẻ: “Nhà thì chật, vợ cậy con nhà giàu nhất mực đòi thuê osin. Vậy là căn phòng khu tập thể chừng 30 mét vuông, nay lại thêm một bà già. Nhiều khi hai vợ chồng muốn riêng tư cũng không thấy thoải mái. Tôi phàn nàn thì vợ lại dụ dỗ về ở rể, nhưng đời nào tôi chịu cảnh chó chui gầm chạn…”.
Còn Tuấn Quang (28 tuổi, kĩ sư xây dựng, Hà Nội) thì rơi vào tình thế khó xử hơn. Bố mẹ Quang người già, kĩ tính, không thích mướn người giúp việc. Thế nhưng cô vợ sắp cưới lại tuyên bố: “Không thuê osin thì không kết hôn!”. Bên tình bên hiếu, Quang đau đầu chẳng biết tính sao.
Hay như trường hợp của anh Quốc Huy (Mai Động, Hà Nội), phụ huynh cũng phản đối chuyện mướn người giúp việc thì vợ anh lại “lách luật” bằng cách ngày nào cũng bắt đứa osin bên nhà mẹ đẻ sang đây một vài tiếng dọn dẹp, cơm nước với lí do là “các con đi làm cả ngày nên nhờ người đến đỡ đần bố mẹ”. Nhưng Huy và gia đình biết thừa là vì cô nàng lười, không muốn cất nhắc chân tay.
Vậy là từ ngày về đây, cấm bao giờ thấy con dâu nấu nổi bữa cơm hoặc bất kì hành động nào phụng dưỡng bố mẹ chồng. Có chăng chỉ là chỉ tay năm ngón hoặc “tút” đi chơi với bạn bè. Mọi việc đều đã có osin quán xuyến hết. Các cụ tỏ ra phật ý, nội bộ gia đình lủng củng triền miên. Còn Huy, chỉ biết phàn nàn: “Bất hạnh nhất là cưới phải vợ lười!”.
(Theo XinhXinh)