tuyet_loan08
Junior Member
Cùng với thời gian, Trang đã mắc “bệnh” hay mua sắm của mấy cô đồng nghiệp. Có nhiều bộ quần áo, đồ gia dụng Trang mua về chỉ dùng một hai lần rồi bỏ.
Chủ nhật, Trang hẹn hò với mấy người bạn đi sắm đồ ở siêu thị. Trang bảo Nhật: “Hôm nay anh chịu khó ở nhà trông con nhé. Cho bố con anh đi chung mất việc lắm. Con thì quấy, bố thì giục, em chẳng mua được gì cả...”.
Tối Trang mới về, tay xách nách mang bao nhiêu là thứ. Từ những đồ gia dụng như chảo chống dính, nồi lẩu từ và nhiều nhất là quần áo, giày dép. Trang mua thêm hai bộ quần áo, một đôi giày và hai đôi dép. Cô ướm thử mọi thứ rồi xếp chúng vào tủ. Sau đó vài tháng vẫn không thấy Trang mang những trang phục ấy ra sử dụng. Thỉnh thoảng, cô lại bổ sung thêm và tủ quần áo giày dép thì cứ đầy mãi lên...
Lây “bệnh”
Ngày hai người mới lấy nhau và có con, kinh tế gia đình eo hẹp, Trang cũng hết sức tiết kiệm. Ngoài bữa ăn đủ chất để chồng có đủ sức khỏe đi làm, mọi thứ chi tiêu khác Trang tỏ ra khá chặt chẽ. Nhiều lúc Nhật thương vợ là phụ nữ mà chẳng được sắm quần áo mới, anh đã chủ động thúc giục Trang đi mua đồ.
Rồi Trang gửi con đến nhà trẻ và đi làm trở lại. Thu nhập của Nhật cũng tăng lên trông thấy. Trang bắt đầu theo mấy cô bạn cùng phòng vào siêu thị sắm đồ. Nhật cũng nghĩ thầm, trang phục bao giờ cũng là một phần cực kỳ quan trọng với phụ nữ nên anh để mặc cho vợ thoải mái.
Nhưng cùng với thời gian, có vẻ Trang đã mắc “bệnh” hay mua sắm của mấy cô đồng nghiệp. Cô mua rất nhiều thứ. Thậm chí, có nhiều bộ quần áo, đồ gia dụng Trang mua về chỉ dùng một hai lần rồi bỏ. Cô vứt vào tủ rồi tiện gặp chị em bạn bè thì lại đem cho họ.
“Giỏ” không “hom”
Nhật không tiếc tiền, nếu những thứ Trang mua về đều được đem ra sử dụng một cách phù hợp. Tuy nhiên, anh lại thấy xót ruột trước sự lãng phí. Vả lại, ngôi nhà mà vợ chồng con cái anh đang ở cũng đã quá cũ và xuống cấp.
Nhật muốn dành dụm tiền rồi vay mượn thêm để xây lại nhà. Mỗi lần lĩnh tiền ở cơ quan về, Nhật bao giờ cũng đưa cả cho vợ. Anh chỉ giữ lại một ít. Anh mong Trang sẽ tính toán chi tiêu một cách phù hợp và nghĩ đến chuyện tích lũy.
Nhiều lần Nhật bàn với vợ kế hoạch tiết kiệm tiền để xây lại nhà. Trang cũng hoàn toàn đồng tình với chồng. Nhưng chỉ vài ngày sau, mấy cô bạn đồng nghiệp rủ rê cuối tuần đi siêu thị là Trang lại không sao kìm nổi mình. Vậy nên, mặc dù cả hai vợ chồng đều có thu nhập khá ổn định nhưng hầu như không hề có tích lũy.
Bao giờ khỏi bệnh?
Cũng vài lần Nhật nhẹ nhàng góp ý xa gần với Trang. Anh nói nếu là những vật dụng cần thiết thì không ai tiếc. Nhưng chi tiêu một cách thái quá dẫn đến lãng phí thì quả là không nên. Nhất là khi gia đình vẫn còn nhiều việc cần những khoản tiền lớn.
Lần thì Trang gật gù chấp thuận, cũng có lần Trang làm mặt giận dỗi. Cô bảo là phụ nữ thì ra ngoài cũng phải có cái áo, đôi dép cho đàng hoàng. Đã thế, từ mai cô sẽ để Nhật giữ tiền. Nhật rất buồn khi hai vợ chồng không thể thống nhất được cách chi tiêu sao cho khoa học hợp lý. Kế hoạch xây lại nhà của họ cũng không biết bao giờ mới thực hiện được?
(Theo XinhXinh)
Chủ nhật, Trang hẹn hò với mấy người bạn đi sắm đồ ở siêu thị. Trang bảo Nhật: “Hôm nay anh chịu khó ở nhà trông con nhé. Cho bố con anh đi chung mất việc lắm. Con thì quấy, bố thì giục, em chẳng mua được gì cả...”.
Tối Trang mới về, tay xách nách mang bao nhiêu là thứ. Từ những đồ gia dụng như chảo chống dính, nồi lẩu từ và nhiều nhất là quần áo, giày dép. Trang mua thêm hai bộ quần áo, một đôi giày và hai đôi dép. Cô ướm thử mọi thứ rồi xếp chúng vào tủ. Sau đó vài tháng vẫn không thấy Trang mang những trang phục ấy ra sử dụng. Thỉnh thoảng, cô lại bổ sung thêm và tủ quần áo giày dép thì cứ đầy mãi lên...
Lây “bệnh”
Ngày hai người mới lấy nhau và có con, kinh tế gia đình eo hẹp, Trang cũng hết sức tiết kiệm. Ngoài bữa ăn đủ chất để chồng có đủ sức khỏe đi làm, mọi thứ chi tiêu khác Trang tỏ ra khá chặt chẽ. Nhiều lúc Nhật thương vợ là phụ nữ mà chẳng được sắm quần áo mới, anh đã chủ động thúc giục Trang đi mua đồ.
Rồi Trang gửi con đến nhà trẻ và đi làm trở lại. Thu nhập của Nhật cũng tăng lên trông thấy. Trang bắt đầu theo mấy cô bạn cùng phòng vào siêu thị sắm đồ. Nhật cũng nghĩ thầm, trang phục bao giờ cũng là một phần cực kỳ quan trọng với phụ nữ nên anh để mặc cho vợ thoải mái.
Nhưng cùng với thời gian, có vẻ Trang đã mắc “bệnh” hay mua sắm của mấy cô đồng nghiệp. Cô mua rất nhiều thứ. Thậm chí, có nhiều bộ quần áo, đồ gia dụng Trang mua về chỉ dùng một hai lần rồi bỏ. Cô vứt vào tủ rồi tiện gặp chị em bạn bè thì lại đem cho họ.
Nhật không tiếc tiền, nếu những thứ Trang mua về đều được đem ra sử dụng một cách phù hợp. Tuy nhiên, anh lại thấy xót ruột trước sự lãng phí. Vả lại, ngôi nhà mà vợ chồng con cái anh đang ở cũng đã quá cũ và xuống cấp.
Nhật muốn dành dụm tiền rồi vay mượn thêm để xây lại nhà. Mỗi lần lĩnh tiền ở cơ quan về, Nhật bao giờ cũng đưa cả cho vợ. Anh chỉ giữ lại một ít. Anh mong Trang sẽ tính toán chi tiêu một cách phù hợp và nghĩ đến chuyện tích lũy.
Nhiều lần Nhật bàn với vợ kế hoạch tiết kiệm tiền để xây lại nhà. Trang cũng hoàn toàn đồng tình với chồng. Nhưng chỉ vài ngày sau, mấy cô bạn đồng nghiệp rủ rê cuối tuần đi siêu thị là Trang lại không sao kìm nổi mình. Vậy nên, mặc dù cả hai vợ chồng đều có thu nhập khá ổn định nhưng hầu như không hề có tích lũy.
Bao giờ khỏi bệnh?
Cũng vài lần Nhật nhẹ nhàng góp ý xa gần với Trang. Anh nói nếu là những vật dụng cần thiết thì không ai tiếc. Nhưng chi tiêu một cách thái quá dẫn đến lãng phí thì quả là không nên. Nhất là khi gia đình vẫn còn nhiều việc cần những khoản tiền lớn.
Lần thì Trang gật gù chấp thuận, cũng có lần Trang làm mặt giận dỗi. Cô bảo là phụ nữ thì ra ngoài cũng phải có cái áo, đôi dép cho đàng hoàng. Đã thế, từ mai cô sẽ để Nhật giữ tiền. Nhật rất buồn khi hai vợ chồng không thể thống nhất được cách chi tiêu sao cho khoa học hợp lý. Kế hoạch xây lại nhà của họ cũng không biết bao giờ mới thực hiện được?
(Theo XinhXinh)