Bệnh viêm màng não tăng bạch cầu ái toan do giống Angiostrongylus gây nên. Giống giun này gồm trên 20 loài, ký sinh chủ yếu ở chuột, trong đó có 2 loài gây bệnh ở người. Bệnh viêm màng não tăng bạch cầu ái toan do Angiostrongylus gây nên càng ngày càng gặp nhiều ở Việt Nam nhưng chúng ta chưa quan tâm nhiều đến nguyên nhân gây bệnh nên còn bỏ sót.
Những bệnh nhân được phát hiện ở Việt Nam
Bệnh viêm màng não tăng bạch cầu ái toan do Angiostrongylus cantonensis đã gặp ở Việt Nam và được gọi tên là “giun lươn não”. Năm 1976 có 2 bệnh nhi (3 tuổi và 7 tuổi) với các triệu chứng sốt, nôn; giật chân, đau cẳng chân, liệt chân, hội chứng màng não dương tính, bạch cầu ái toan tăng cao trong máu (29-59%). Năm 2001 có một trường hợp giun Angiostrongylus cantonensis ký sinh ở mắt (trong dịch kính). Từ năm 1995 - 2000, tại Bệnh viện Nhi Trung ương có 15 bệnh nhân viêm màng não tăng bạch cầu ái toan do A.cantonensis được điều trị. Trong số đó có 5/15 bệnh nhân ở Hà Nội, có 3 bệnh nhân dưới 1 tuổi và 3 bệnh nhân 12-15 tuổi. Biểu hiện của các bệnh nhân này hầu hết là đau đầu (15/15), 12/15 có sốt, 11/15 có nôn, 8/15 có cổ cứng, thóp phồng với cháu nhỏ có trường hợp li bì, hôn mê, tăng trương lực cơ và nôn ra giun. Bạch cầu ái toan trong nước não tủy trung bình 31,5-48,5% và trong máu ngoại vi trung bình 7,8-21,2%.
Năm 2004, phát hiện 5 bệnh nhân (từ 19 tháng đến 10 tuổi) với các triệu chứng sốt, đau đầu, nôn; giật chân, rối loạn phản xạ đầu gối (1 tăng, 4 giảm), liệt chân, hội chứng màng não (+), bạch cầu ái toan tăng cao trong máu (19-30%) và nước não tủy (62-71%), 3/5 trường hợp có dịch não tủy đục và dịch trong; xét nghiệm Elisa với kháng nguyên Angiostrongylus đều dương tính (hiệu giá 1/400 đến 1/3.200. Trong đó có 1 bệnh nhi khi chọc nước não tủy thu được một con giun.
Năm 2007, tại TP. Hồ Chí Minh thông báo 1 bệnh nhi nam 5 tuổi với chẩn đoán viêm màng não tăng bạch cầu ái toan (90%), nước não tủy trong và hút bắt được một con giun kích thước 15 mm; xét nghiệm Elisa với kháng nguyên Angiostrongylus dương tính. Đặc biệt, năm 2008, đã phát hiện có 4 bệnh nhân (5-9 tuổi) cùng vào Bệnh viện Nhi Trung ương trong cùng một thời gian từ 26-28 tháng 7, đặc biệt có 3 cháu ở cùng một thôn (xã Hùng Vương, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ), cùng chơi với nhau hàng ngày và cùng xuất hiện triệu chứng viêm màng não trong một thời điểm. Các triệu chứng bao gồm: sốt, đau đầu, nôn có (3/4 cháu); hội chứng màng não (+), bạch cầu ái toan tăng cao trong máu (17,3-73%) và tăng cao trong nước não tủy (64-70%), nước não tủy trong; xét nghiệm ELISA với kháng nguyên Angiostrongylus đều dương tính. Tại địa phương này đã xét nghiệm ốc sên phát hiện rất nhiều ấu trùng, về hình thái học nghĩ đến ấu trùng Angiostrongylus và sẽ thẩm định loài bằng sinh học phân tử. Cũng năm 2008, tại Khoa thần kinh Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội chúng tôi gặp bệnh nhân 56 tuổi (quê ở Hà Nam) bị viêm màng não có tăng bạch cầu ái toan và có ELISA dương tính với Angiostrongylus. Điều trị đặc hiệu “giun lươn não”, có kết quả bạch cầu trong nước não tủy giảm từ 500 xuống còn 50/mm3 và tiến triển lâm sàng tốt.
Angiostrongylus phát triển như thế nào?
Giun trưởng thành ký sinh trong phổi chuột, đẻ trứng và trứng nở ấu trùng theo phế quản và khí quản lên hầu rồi xuống ruột và theo phân ra ngoài môi trường. Vật chủ trung gian là ốc ăn phải ấu trùng hoặc tự ấu trùng xâm nhập vào ốc để phát triển. Khi vật chủ chính là chuột ăn phải vật chủ trung gian có ấu trùng, ấu trùng này sẽ xuyên qua thành ruột vào máu và mạch bạch huyết để di chuyển lên não, có thể phát triển trưởng thành tại đó và rời não để tới phổi phát triển, đẻ trứng và trứng nở ấu trùng để tiếp tục chu kỳ phát triển mới. Do đó có tên là “giun phổi chuột”. Thời gian từ khi nhiễm ấu trùng tới khi có giun trưởng thành mất khoảng 40 ngày. Một số vật chủ như ếch, tôm, cua ăn phải ốc hoặc rau có ấu trùng, các ấu trùng này cư trú trong cơ và tổ chức của vật chủ mà không phát triển thành giun trưởng thành (đây gọi là vật chủ chứa = paratenic host), giun non này có khả năng gây nhiễm cho vật chủ chính thích hợp khác. Người nhiễm Angiostrongylus do ăn phải ấu trùng trong ốc hoặc rau hoặc vật chủ chứa.
Biểu hiện bệnh: Ở người, giun vào não và gây viêm màng não tăng bạch cầu ái toan với các triệu chứng sốt, đau đầu dữ dội, kèm nôn và buồn nôn, cứng gáy, co giật, liệt nhẹ, song thị, hoặc lác mắt là các triệu chứng thường gặp. Giun không chỉ xuất hiện trong dịch não tủy mà có thể có ở trong tiền phòng hay thủy tinh thể của mắt và có thể ở trong động mạch phổi. Đặc biệt bạch cầu ái toan tăng cao trong máu ngoại vi và trong dịch não tủy.
Xác định bệnh và điều trị: Đứng trước bệnh nhân viêm màng não, cần xét nghiệm công thức bạch cầu. Nếu có bạch cầu ái toan tăng cao trong máu ngoại vi hay nước não tuỷ, chúng ta cần lấy máu làm chẩn đoán huyết thanh học. Thường dùng phản ứng Elisa với kháng nguyên đặc hiệu của Angiostrongylus cantonensis. Nếu kết quả Elisa dương tính từ 1/400 trở lên, chúng ta cho điều trị bằng albendazole 15mg/kg/ngày x 10 ngày.
Phòng bệnh: Không ăn rau sống, ốc sống (đặc biệt là ốc sên), tôm cua sống..., rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với đất, rau.
PGS.TS. Nguyễn Văn Đề, Tạp chí SK&ĐS
Những bệnh nhân được phát hiện ở Việt Nam
Bệnh viêm màng não tăng bạch cầu ái toan do Angiostrongylus cantonensis đã gặp ở Việt Nam và được gọi tên là “giun lươn não”. Năm 1976 có 2 bệnh nhi (3 tuổi và 7 tuổi) với các triệu chứng sốt, nôn; giật chân, đau cẳng chân, liệt chân, hội chứng màng não dương tính, bạch cầu ái toan tăng cao trong máu (29-59%). Năm 2001 có một trường hợp giun Angiostrongylus cantonensis ký sinh ở mắt (trong dịch kính). Từ năm 1995 - 2000, tại Bệnh viện Nhi Trung ương có 15 bệnh nhân viêm màng não tăng bạch cầu ái toan do A.cantonensis được điều trị. Trong số đó có 5/15 bệnh nhân ở Hà Nội, có 3 bệnh nhân dưới 1 tuổi và 3 bệnh nhân 12-15 tuổi. Biểu hiện của các bệnh nhân này hầu hết là đau đầu (15/15), 12/15 có sốt, 11/15 có nôn, 8/15 có cổ cứng, thóp phồng với cháu nhỏ có trường hợp li bì, hôn mê, tăng trương lực cơ và nôn ra giun. Bạch cầu ái toan trong nước não tủy trung bình 31,5-48,5% và trong máu ngoại vi trung bình 7,8-21,2%.
Năm 2004, phát hiện 5 bệnh nhân (từ 19 tháng đến 10 tuổi) với các triệu chứng sốt, đau đầu, nôn; giật chân, rối loạn phản xạ đầu gối (1 tăng, 4 giảm), liệt chân, hội chứng màng não (+), bạch cầu ái toan tăng cao trong máu (19-30%) và nước não tủy (62-71%), 3/5 trường hợp có dịch não tủy đục và dịch trong; xét nghiệm Elisa với kháng nguyên Angiostrongylus đều dương tính (hiệu giá 1/400 đến 1/3.200. Trong đó có 1 bệnh nhi khi chọc nước não tủy thu được một con giun.
Năm 2007, tại TP. Hồ Chí Minh thông báo 1 bệnh nhi nam 5 tuổi với chẩn đoán viêm màng não tăng bạch cầu ái toan (90%), nước não tủy trong và hút bắt được một con giun kích thước 15 mm; xét nghiệm Elisa với kháng nguyên Angiostrongylus dương tính. Đặc biệt, năm 2008, đã phát hiện có 4 bệnh nhân (5-9 tuổi) cùng vào Bệnh viện Nhi Trung ương trong cùng một thời gian từ 26-28 tháng 7, đặc biệt có 3 cháu ở cùng một thôn (xã Hùng Vương, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ), cùng chơi với nhau hàng ngày và cùng xuất hiện triệu chứng viêm màng não trong một thời điểm. Các triệu chứng bao gồm: sốt, đau đầu, nôn có (3/4 cháu); hội chứng màng não (+), bạch cầu ái toan tăng cao trong máu (17,3-73%) và tăng cao trong nước não tủy (64-70%), nước não tủy trong; xét nghiệm ELISA với kháng nguyên Angiostrongylus đều dương tính. Tại địa phương này đã xét nghiệm ốc sên phát hiện rất nhiều ấu trùng, về hình thái học nghĩ đến ấu trùng Angiostrongylus và sẽ thẩm định loài bằng sinh học phân tử. Cũng năm 2008, tại Khoa thần kinh Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội chúng tôi gặp bệnh nhân 56 tuổi (quê ở Hà Nam) bị viêm màng não có tăng bạch cầu ái toan và có ELISA dương tính với Angiostrongylus. Điều trị đặc hiệu “giun lươn não”, có kết quả bạch cầu trong nước não tủy giảm từ 500 xuống còn 50/mm3 và tiến triển lâm sàng tốt.
Angiostrongylus phát triển như thế nào?
Giun trưởng thành ký sinh trong phổi chuột, đẻ trứng và trứng nở ấu trùng theo phế quản và khí quản lên hầu rồi xuống ruột và theo phân ra ngoài môi trường. Vật chủ trung gian là ốc ăn phải ấu trùng hoặc tự ấu trùng xâm nhập vào ốc để phát triển. Khi vật chủ chính là chuột ăn phải vật chủ trung gian có ấu trùng, ấu trùng này sẽ xuyên qua thành ruột vào máu và mạch bạch huyết để di chuyển lên não, có thể phát triển trưởng thành tại đó và rời não để tới phổi phát triển, đẻ trứng và trứng nở ấu trùng để tiếp tục chu kỳ phát triển mới. Do đó có tên là “giun phổi chuột”. Thời gian từ khi nhiễm ấu trùng tới khi có giun trưởng thành mất khoảng 40 ngày. Một số vật chủ như ếch, tôm, cua ăn phải ốc hoặc rau có ấu trùng, các ấu trùng này cư trú trong cơ và tổ chức của vật chủ mà không phát triển thành giun trưởng thành (đây gọi là vật chủ chứa = paratenic host), giun non này có khả năng gây nhiễm cho vật chủ chính thích hợp khác. Người nhiễm Angiostrongylus do ăn phải ấu trùng trong ốc hoặc rau hoặc vật chủ chứa.
Biểu hiện bệnh: Ở người, giun vào não và gây viêm màng não tăng bạch cầu ái toan với các triệu chứng sốt, đau đầu dữ dội, kèm nôn và buồn nôn, cứng gáy, co giật, liệt nhẹ, song thị, hoặc lác mắt là các triệu chứng thường gặp. Giun không chỉ xuất hiện trong dịch não tủy mà có thể có ở trong tiền phòng hay thủy tinh thể của mắt và có thể ở trong động mạch phổi. Đặc biệt bạch cầu ái toan tăng cao trong máu ngoại vi và trong dịch não tủy.
Xác định bệnh và điều trị: Đứng trước bệnh nhân viêm màng não, cần xét nghiệm công thức bạch cầu. Nếu có bạch cầu ái toan tăng cao trong máu ngoại vi hay nước não tuỷ, chúng ta cần lấy máu làm chẩn đoán huyết thanh học. Thường dùng phản ứng Elisa với kháng nguyên đặc hiệu của Angiostrongylus cantonensis. Nếu kết quả Elisa dương tính từ 1/400 trở lên, chúng ta cho điều trị bằng albendazole 15mg/kg/ngày x 10 ngày.
Phòng bệnh: Không ăn rau sống, ốc sống (đặc biệt là ốc sên), tôm cua sống..., rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với đất, rau.
PGS.TS. Nguyễn Văn Đề, Tạp chí SK&ĐS