Đặng Tuyết Mai trải lòng về chồng cũ Nguyễn Cao Kỳ

tvb

Banned
Staff member
Dù ý thức rất rõ điều này nhưng Đặng Tuyết Mai vẫn không chấp nhận. Vì tình yêu của bà thuộc dạng cổ điển, "còn sót lại của thế kỷ trước", yêu là yêu đắm đuối, quý hóa, trọn vẹn, chung thủy…


Những bí mật trên con đường trở thành Đệ nhị phu nhân

Thế hệ sau này ở Việt Nam có thể nghe tiếng tăm một thời của Nguyễn Cao Kỳ, biết sự duyên dáng, hóm hỉnh của MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên, nhưng có thể chưa biết một giai nhân đặc biệt khác, người phụ nữ giữ vị trí quan trọng trong cuộc đời cha con họ, bà Đặng Tuyết Mai.

Hơn 40 năm sau những sự kiện quan trọng trong đời mình, từ một tiếp viên hang không trở thành đệ nhị phu nhân, tha phương, rồi gãy đổ tình cảm sau 25 năm chung sống với chồng… bà Mai đã trở về Sài Gòn với nhan sắc, trí tuệ “thách thức thời gian”.

Các ông phải chấp nhận ngoan thôi

Định mệnh đã sắp đặt thế nào để bà gặp được ông Nguyễn Cao Kỳ và trở thành đệ nhị phu nhân?

Tôi là tiếp viên hàng không, ông Kỳ lúc đó là Tư lệnh Không quân. Tôi gặp ông trên chuyến bay từ Manila về Việt Nam. Nguyện vọng đầu tiên của tôi là nhờ ông can thiệp để cấp dưới của ông tha cho tôi, vì người này đang theo đuổi tôi khá cuồng nhiệt. Do cự tuyệt, nên tôi gặp khá nhiều rắc rối từ người đàn ông này.

Sau đó, ông Kỳ mời tôi đến dự một buổi dạ vũ và dặn: “Đêm nay là một đêm đặc biệt, nên tôi yêu cầu người đẹp hãy đặc biệt dễ thương”. Tiệc gần tàn, ông hỏi: “Cô thấy thế nào?”. Tôi bình thản đáp: “Vì thiếu tướng có nêu tính chất đặc biệt của buổi tối nay nên tôi vui vẻ. Nhưng ngày mai không còn là tối hôm nay nữa. Và sự khác biệt của chúng ta không thể nào giải quyết được”. Ba tuần sau, có lệnh yêu cầu đặc biệt cô Mai đi phục vụ chuyến bay của thiếu tướng Kỳ sang Bangkok một tuần. Chuyện bắt đầu từ đó.

200993103615-1.jpg


Cô nữ tiếp viên hàng không đẹp "Nghiêng nước nghiêng thành" một thời

Tình yêu của hai người đã diễn tiến như thế nào, thưa bà?


Tôi để dành phần này trong cuốn hồi ký của mình.

Trở thành đệ nhị phu nhân, ắt hẳn phải rất khác cô tiếp viên hàng không?

Hai mươi hai tuổi, lấy ông Kỳ, không ai dạy tôi phải trở thành nội tướng cho một phủ quan như thế nào. Hàng ngày, phải gặp gỡ bao nhiêu chính trị gia, tôi phải bắt đầu học cách ứng xử, giao tiếp. May mắn là tôi có cơ hội ra nước ngoài, giao tiếp với các nguyên thủ quốc gia nên đã tích lũy khá nhiều kinh nghiệm.

Đột nhiên phải trau dồi liên tục, lại có quá nhiều khuôn mẫu, phép tắc, bà có nghĩ giá như mình chỉ là một phụ nữ bình thường, được yếu đuối, nương tựa?

Tôi rất yêu bố. Nỗi đau khi mất ông quá lớn và không bao giờ nguôi trong lòng nên tôi có khuynh hướng đi tìm tình thương của bố ở người tình. Khi gặp ông Kỳ, tôi tưởng đã tìm được mối duyên mong ước. Rốt cuộc vai trò gánh vác của tôi nặng nề hơn, thậm chí lo luôn cho ông ấy. Có lúc tôi rất mệt mỏi.

Kỳ vọng hình ảnh của bố ở chồng, đó có phải là sai lầm của bà?

Tôi cũng chưa “nghiên cứu’ điều đó. Nhưng khi người ta cần điều gì, tự nhiên sẽ hướng về cái đó thôi.

Mối tình hơn 25 năm tan vỡ thế nào?

Rất buồn, vì tôi khám phá ra rằng, nhiều người đàn ông chỉ biết say mê chứ không biết chung thủy.

200993103615-2.jpg



Câu này có nặng quá không?

Nặng nhưng đúng. Sau nhiều năm hôn nhân, nghĩa cao lên nhưng tình lại giảm xuống. Người đàn ông tự cho phép mình đi tìm cảm giác mới bên ngoài. Điều này có thể làm đỗ vỡ gia đình nếu người đàn bà tự ái, không chịu lép một phần và chấp nhận thương đau.

Bà đã ý thức điều đó một cách rõ ràng, sao không thanh thản chấp nhận nó?

Ý thức không có nghĩa là chấp nhận. Tình yêu của tôi thuộc dạng cổ điển, “còn sót lại của thế kỷ trước”, yêu là yêu đắm đuối, quý hóa, trọn vẹn, chung thủy… Tôi yêu từng lời nói ánh mắt, cử chỉ và cũng đòi hỏi người kia đối với mình như vậy. Riêng với ông Kỳ, tôi phải công nhận là ông rất yêu và hãnh diện về tôi. Nhưng tôi làm sao có thể chấp nhận chồng mình đem tình yêu chia sẻ với người khác?

Đàn ông tự cho mình quyền “ăn bánh trả tiền”. Nhưng khi ra ngoài, ôm một cô gái trong long, với tất cả những cử chỉ âu yếm, làm sao tránh khỏi có tình trong đó? Nếu nói ăn bánh trả tiền, tôi cấm các ông không vuốt ve, hôn hít… có được không? Trong nhiều mối quan hệ, thế nào cũng nảy sinh tình cảm.

Thật ra, hôn nhân kéo dài, chính người đàn bà cũng chán, cũng cần cái gì đó mới mẻ. Những cái nắm tay hồi hộp, tim đập rộn ràng… chẳng hạn. Nhưng chúng tôi luôn phải khắc ghi lời dạy “tam tòng tứ đức”, “thuyền quyên chỉ lấy một chồng”…

Tôi cho rằng, vợ chồng ở với nhau suốt đời là một sự chịu đựng ghê gớm từ cả hai phía. Nhưng đàn bà phải chịu dựng nhiều hơn.

Theo bà, làm sao để hóa giải tình trạng này, khi trong hôn nhân, ai cũng muốn đi đến sự vĩnh cửu?

Các ông phải chấp nhận ngoan thôi. Vì phụ nữ cũng có những đòi hỏi như thế, nhưng chúng tôi chấp nhận đặt gia đình lên hàng đầu, vì con cái, vì đạo đức nên quên mình đi. Con người ai chẳng ham thích của mới? Còn các ông cứ chán cớm là đi ăn phở, không nghĩ gì đến nỗi đau của chúng tôi. Cho nên để đề phòng lần này về Việt Nam, tôi mở nhà hàng phở cho chắc ăn. Chán cơm cũng có phở nhà, mà chán phở lại có “Bún ta” ngay đây, có chạy đằng trời!

Đó là cách bà hành xử với người chồng sau này? Ông là người như thế nào?

Ông ấy rất yêu tôi. Hai người đàn ông của tôi có gặp nhau. Ông Kỳ tỏ thái độ không thân thiện lắm, nhưng chồng tôi có nói một câu: “Cái gì tôi cũng thua ông, nhưng có một thứ tôi hơn hẳn ông, đó là tôi yêu Mai nhiều hơn ông”.

Ngày xưa có quan điểm người đẹp và đại gia như bây giờ không, thưa bà?

Tôi thấy tình yêu bây giờ mất đi sự trong trẻo, lãng mạn của ngày xưa. Con gái tôi từng đùa với mẹ: “Mẹ con mình sai bét vì cứ trọng nghèo khinh giàu”. Ngay từ bé, anh nào nhà giàu đến gần là chúng tôi lại vênh mặt, ý rằng: “Anh tưởng bao nhiêu tiền của anh mua được tôi à?”. Và chúng tôi rất tốt với những người nghèo nhưng bặt thiệp, tử tế…

Có chắc là trong tình cảm không cần tiêu chuẩn không, thưa bà?

Phải có chứ. Dĩ nhiên nếu được một người giàu có, đẹp trai, tử tế, yêu mình điên cuồng thì còn gì bằng (cười to). Nhưng giàu có không phải là tiêu chuẩn chính. Tất nhiên đàn ông phải có tối thiểu kiến thức, vóc dáng tương xứng với người đàn bà của anh ta. Anh thấy đấy, tôi thuộc dạng cao, mà vào thời của tôi lại hiếm có đàn ông cao.

Kỳ Duyên là niềm tự hào của tôi

Bà có thể kể về thời thơ ấu của con gái Kỳ Duyên?

Đó là một cô bé thong minh, thích văn chương, thơ phú từ nhỏ. Năm tuổi, con bé đã thuộc lòng những bài thơ dài như Nhớ rừng của Thế Lữ. Tôi cho Duyên học tiếng Anh, nhưng tiếng Pháp và tiếng Việt thì đích thân mẹ dạy.


200993103615-3.jpg


Đặng Tuyết Mai (trái) và con gái Nguyễn Cao Kỳ Duyên


Duyên được trời phú cho trí nhớ rất tuyệt vời, học giỏi xuất sắc. Đó là điều tự hào nhất của tôi về con gái. Rất nhiều sinh viên ngành Luật ở Mỹ, thậm chí cả con trai tổng thống Kennedy phải thi đến 3 lần mới đậu và có bằng hành nghề. Kỳ Duyên có thể vượt qua thử thách này ngay từ lần đầu tiên.

Sinh ra con gái đẹp, thông mình có cho bà dự cảm về sự đa đoan hay những bất trắc khi lớn lên, như đã xảy ra với mình?

Kỳ Duyên có cá tính khá mạnh mẽ. Vì lo xa nên tôi nhất định khuyên con gái học luật để ít nhất để tự bảo vệ mình. Ngược lại, bây giờ con bé lại lo lắng cho tôi nhiều hơn. Duyên vẫn hay nói đùa là có bà mẹ “teenager” (tuổi teen).

Kỳ Duyên nổi tiếng trong vai trò nghệ sĩ, người dẫn chương trình. Điều này nằm ngoài ý muốn của bà?

Chúng tôi đã thỏa thuận, sau khi có bằng Luật sư, Duyên được tự do lựa chọn công việc yêu thích. Và bằng Luật sư bây giờ treo ở garage. Thú thật, chính tôi cũng thích sống dời nghệ sĩ vì nó phong phú, tự do hơn.



Về cuộc hôn nhân của con gái bà có thể nói gì?

200993103615-4.jpg


Trịnh Hội - Kỳ Duyên

Tôi xin được giữ lại những vấn đề riêng tư của con mình. Tôi đã làm tất cả những gì có thể và cũng là người mất nhiều người mắt cho cuộc tình tan vỡ này. Thế nhưng đôi khi trên đời phải biết can đảm chấp nhận những điều bất xứng ý. Không phải mọi chuyện trong cuộc sống đều diễn ra đúng ý mình. Không còn hạnh phúc, mình có níu kéo cũng chẳng ra gì. Người Pháp có câu: “Phải chấp nhận cơn đau nhè nhẹ để đừng bị rớt vào thảm họa”.

Kỳ Duyên cũng có thể đứng vững bằng vị trí, học vấn và nền tảng mẹ đã chuẩn bị sẵn?

Mong là như vậy. Thông mình nhờ trời cho, riêng tôi chỉ biết dành hết tình thương cho con cháu. Tôi hiểu, đã là con người, ai ai cũng phải tự vác thánh giá cho chính mình.

Đời buồn như bát phở không hành

Duyên cớ nào đưa bà về Sài Gòn kinh doanh nhà hàng Phở Ta?

Một số người bạn của Kỳ Duyên đến nhà chơi, được đãi món phở do chính tay tôi nấu, họ mê đến nỗi trở lại mấy lần để được nếm lại. Sau này về Việt Nam, họ đề nghị mở nhà hàng phở do chính tôi đứng bếp.

Nấu ăn là truyền thống của gia đình bà?

Tôi có năng khiếu trời cho. Lúc lấy chồng chưa hề biết nấu cơm, nhưng sau này, ăn uống cái gì đó là biết cách làm thế nào cho nó ngon y như vậy. Ngay cả với những món mới, tôi cũng làm thử, đôi khi không bằng, nhưng có lúc ngon hơn cả đầu bếp giỏi đấy. Tôi cũng học hỏi từ các đầu bếp nổi tiếng nhưng luôn có bí quyết sáng tạo riêng của mình.

Phở của bà chắc hẳn phải có gì đặc biệt?

Phở là món bình dân, nhưng cho ngon không phải dễ. Nếu có những nguyên liệu sang như yến, vi cá… muốn cho vào cũng không được. Phở chỉ nấu từ xương, thịt bò và các gia vị truyền thống.

Phở tinh khiết chất lượng cao không ăn gian bột ngọt, thơm ngon, trình bày đẹp. Bát phở phải nóng, bánh nở vừa, nước trong màu hổ phách. Đời buồn như bát phở không hành, nhất định phải có nhiều hành. Đảm bảo anh sẽ mê đấy.


200993103623-5.jpg




Bà trực tiếp cáng đáng hết công việc ở Việt Nam?

Bây giờ, vấn đề của tôi là làm sao đào tạo nhân viên giỏi như ý mình. Tôi có lời xin lỗi trước với khách đến ăn ban đầu nhưng đảm bảo sẽ rất ngon về sau.

Bà có sợ lộ bí quyết không?

Nhiều người bảo giấu, nhưng với tôi, điều này không quan trọng bằng thành tâm nấu một nồi phở thật ngon. Đó mới là chiến thắng của tôi. Ai cũng biết nấu phở, ai cũng biết để vào hồi, thảo quả… nhưng không phải phở nào cũng ngon.

Người ta sẽ được ăn phở do cựu đệ nhị phu nhân nấu!

Đệ nhị này nấu ăn rất giỏi. Một người bạn bảo tôi trông tưởng dân ăn chơi, hóa ra ngoan mới chán chứ.

Bà sẽ về sinh sống hẳn ở Việt Nam?

Tôi vẫn đi đi về về, còn con cháu bên kia không bỏ được. Bây giờ, tôi đưa cháu đi học, đọc sách, làm việc nhà… Bên đó, tiền không có nhưng sách thì đầy, tôi và Duyên vẫn thường trao đổi với nhau về văn chương, sách vở.

Tự làm mọi việc, bà đang rất hạnh phúc?

Dĩ nhiên, nếu có một người giúp việc thì hạnh phúc hơn.




Theo Mốt & Cuộc sống
 
Back
Top