T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) - Thủ lĩnh phong trào dân chủ Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi, sẽ đến thăm nghị viện Thụy Sĩ vào ngày thứ hai của chuyến đi châu Âu sau khi xin hoãn bữa tiệc tối vì lý do sức khỏe.
Bà Suu Kyi sẽ nhận giải Nobel Hòa bình 1991 ở Oslo
Bữa tối dự định là để bà Aung San Suu Kyi gặp gỡ các nhà chính trị Thụy Sĩ nhưng bà buộc phải nghỉ ngơi sau buổi họp báo hôm thứ Năm.
Trong chuyến đi thăm châu Âu đầu tiên năm 1988, bà đã kêu gọi ủng hộ thực hiện dân chủ ở Miến Điện. Theo kế hoạch, bà cũng sẽ nhận giải Nobel Hòa bình 1991 ở Oslo, Na Uy vào thứ Bảy tới.
Bà nói bị ốm do lệch múi giờ và mệt mỏi từ chuyến bay muộn đêm thứ Tư tới châu Âu, theo phóng viên Imogen Foulkes của BBC ở Geneva.
Lo ngại cho sức khỏe của bà Suu Kyi bắt đầu gia tăng từ hôm thứ Năm khi bà phải rút ngắn thời gian họp báo ở Bern.
Trong bài phát biểu, bà cảnh báo việc tập trung vào phát triển kinh tế mà bỏ quên quyền lợi của người lao động.
Suốt 24 năm qua, phần nhiều thời gian của cuộc đời người phụ nữ này bị quản chế tại nhà ở Miến Điện và chỉ được tự do vào năm 2010.
Bà thắng một ghế trong nghị viện Miến Điện trong cuộc bầu cử hai tháng trước.
[h=3]Lịch trình thăm châu Âu của bà Suu Kyi[/h]
Bà quyết định đi thăm ILO trước tiên do chiến dịch chống lao động cưỡng bách ở Miến Điện.
Trong bài phát biểu, bà cảm ơn và chào đón cộng đồng quốc tế đã quan tâm tới Miến Điện, một đất nước đã từ lâu bị tách biệt vì chế độ độc tài quân phiệt.
"Cộng đồng quốc tế đang cố gắng rất nhiều để đưa đất nước tôi cùng hòa nhập và đáp lại một cách phù hợp là những gì dất nước tôi cần làm," bà lên tiếng.
Bà Aung San Suu Kyi cũng nhấn mạnh Miến Điện mở cửa cho kinh doanh – các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến nền kinh tế mới của châu Á này, theo phóng viên BBC.
"Tôi muốn kêu gọi sự giúp đỡ và đầu tư nhằm củng cố tiến trình dân chủ hóa bằng việc cổ vũ phát triển xã hội và phát triển kinh tế có lợi cho cải cách chính trị," bà Suu Kyi nói.
Cải cách chính trị
Chuyến đi hai tuần – được coi là mốc lịch sử quan trọng mới đối với tiến trình chính trị của Miến Điện – sẽ bao gồm chuyến thăm Anh, Thụy Sĩ, Ireland, Pháp và Na Uy.
Đây là chuyến đi ra nước ngoài thứ hai của bà, sau khi thăm Thái Lan tháng Năm vừa rồi.
Chuyến đi này là dấu hiệu cho thấy sự tự tin của chính quyền Thein Sein, đã và đang theo đuổi cải cách chính trị từ năm ngoái khi tổ chức bầu cử đầu tiên của Miến Điện sau 20 năm.
Aung San Suu Kyi là con gái của nhà lãnh đạo độc lập Aung San, bị ám sát năm 1947.
Sau nhiều năm sống ở nước ngoài, bà trở về Miến Điện để chăm sóc mẹ bị bệnh năm 1988, hoạt động dân chủ và trở thành lãnh đạo đảng dân chủ.
Trong suốt nhiều năm, bà không ra nước ngoài vì sợ chính quyền quân sự lúc đó sẽ không cho phép quay trở về Miến Điện.
Quyết định đó cũng có nghĩa là bà đã không thể trực tiếp nhận giải Nobel Hòa bình trao năm 1991, và không thể ở bên chồng người Anh, Micheal Aris, khi ông này qua đời năm 1999.
Theo BBC Vietnamese
Bữa tối dự định là để bà Aung San Suu Kyi gặp gỡ các nhà chính trị Thụy Sĩ nhưng bà buộc phải nghỉ ngơi sau buổi họp báo hôm thứ Năm.
Trong chuyến đi thăm châu Âu đầu tiên năm 1988, bà đã kêu gọi ủng hộ thực hiện dân chủ ở Miến Điện. Theo kế hoạch, bà cũng sẽ nhận giải Nobel Hòa bình 1991 ở Oslo, Na Uy vào thứ Bảy tới.
Bà nói bị ốm do lệch múi giờ và mệt mỏi từ chuyến bay muộn đêm thứ Tư tới châu Âu, theo phóng viên Imogen Foulkes của BBC ở Geneva.
Lo ngại cho sức khỏe của bà Suu Kyi bắt đầu gia tăng từ hôm thứ Năm khi bà phải rút ngắn thời gian họp báo ở Bern.
Trong bài phát biểu, bà cảnh báo việc tập trung vào phát triển kinh tế mà bỏ quên quyền lợi của người lao động.
Suốt 24 năm qua, phần nhiều thời gian của cuộc đời người phụ nữ này bị quản chế tại nhà ở Miến Điện và chỉ được tự do vào năm 2010.
Bà thắng một ghế trong nghị viện Miến Điện trong cuộc bầu cử hai tháng trước.
[h=3]Lịch trình thăm châu Âu của bà Suu Kyi[/h]
- 14/06: Gặp gỡ Tổ chức Lao động Quốc tế của Liên Hợp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ.
- 15-18/06: đi thăm Na Uy, bà cũng sẽ nhận giải Nobel Hòa bình năm 1991 ở Oslo.
- 18/06: Đến Dublin, Ireland, dự buổi hòa nhạc danh dự. Sau đó đi sang Anh.
- 18-25/06: Nhận giải Tiến sĩ danh dự về luật dân sự của trường đại học Oxford và thăm nghị viện ở London
- 25/06: Đến Paris
Bà quyết định đi thăm ILO trước tiên do chiến dịch chống lao động cưỡng bách ở Miến Điện.
Trong bài phát biểu, bà cảm ơn và chào đón cộng đồng quốc tế đã quan tâm tới Miến Điện, một đất nước đã từ lâu bị tách biệt vì chế độ độc tài quân phiệt.
"Cộng đồng quốc tế đang cố gắng rất nhiều để đưa đất nước tôi cùng hòa nhập và đáp lại một cách phù hợp là những gì dất nước tôi cần làm," bà lên tiếng.
Bà Aung San Suu Kyi cũng nhấn mạnh Miến Điện mở cửa cho kinh doanh – các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến nền kinh tế mới của châu Á này, theo phóng viên BBC.
"Tôi muốn kêu gọi sự giúp đỡ và đầu tư nhằm củng cố tiến trình dân chủ hóa bằng việc cổ vũ phát triển xã hội và phát triển kinh tế có lợi cho cải cách chính trị," bà Suu Kyi nói.
Cải cách chính trị
Chuyến đi hai tuần – được coi là mốc lịch sử quan trọng mới đối với tiến trình chính trị của Miến Điện – sẽ bao gồm chuyến thăm Anh, Thụy Sĩ, Ireland, Pháp và Na Uy.
Đây là chuyến đi ra nước ngoài thứ hai của bà, sau khi thăm Thái Lan tháng Năm vừa rồi.
Chuyến đi này là dấu hiệu cho thấy sự tự tin của chính quyền Thein Sein, đã và đang theo đuổi cải cách chính trị từ năm ngoái khi tổ chức bầu cử đầu tiên của Miến Điện sau 20 năm.
Aung San Suu Kyi là con gái của nhà lãnh đạo độc lập Aung San, bị ám sát năm 1947.
Sau nhiều năm sống ở nước ngoài, bà trở về Miến Điện để chăm sóc mẹ bị bệnh năm 1988, hoạt động dân chủ và trở thành lãnh đạo đảng dân chủ.
Trong suốt nhiều năm, bà không ra nước ngoài vì sợ chính quyền quân sự lúc đó sẽ không cho phép quay trở về Miến Điện.
Quyết định đó cũng có nghĩa là bà đã không thể trực tiếp nhận giải Nobel Hòa bình trao năm 1991, và không thể ở bên chồng người Anh, Micheal Aris, khi ông này qua đời năm 1999.
Theo BBC Vietnamese