bán Xe đẩy cho tre em các loại giá rẻ

ecd.vn

Junior Member
Duyan.vn Shop me va be, mua sam me va be, do choi tre em, thoi trang tre em, do tre em, sua tre em, dinh duong tre em, thuc pham tre em, lam dep, hang xach tay, my pham, nuoc hoa

110 A3 Thành Công - Ba Đinh - Hà Nội
Xem sơ đồ đường đi
* DT: 0933996068 - 04.37726068

bán Xe đẩy cho tre em các loại giá rẻ

xe day tre em , xe day ,xe day cho tre em , do tre em , xe tre em , xe cho tre em , do cho tre em , do so sinh , tre so sinh ,

Nôi gắn xe đẩy Farlin BF890C

1.570.000 VND

noi gan xe day Farlin BF890C

------------------------------------

Xe đẩy cao cấp 8 bánh, 3 tư thế

2.150.000 VND

------------------------------------

Xe đẩy em bé Farlin BF890A - Xe đẩy 3 bánh

3.100.000 VND

xe day tre em Farlin

------------------------------------

Xe đẩy cao cấp 6 bánh, 4 tư thế

3.220.000 VND

------------------------------------

Xe day tre em Farlin BF890C - Xe 3 bánh hơi

4.250.000 VND

xe day tre em Farlin BF890C , xe 3 banh hoi

------------------------------------

Xe đẩy Farlin BF890B cao cấp

4.750.000 VND

xe day tre em Farlin

------------------------------------
[ Mỹ phẩm nữ ][ Sữa trẻ em ][ Thời trang bé trai ][ đồ chơi trẻ em Robo trái cây ][ Thời trang bé gái ][ Chăm sóc sức khỏe trẻ em ][ Váng sữa, Sữa chua, Phomai ][ Thực phẩm dinh dưỡng khác ][ Mũ, khăn, găng, tất ][ Balo, túi, cặp cho tre em ][ Đồ chơi ngoài trời ][ Thức ăn đóng lọ ][ Vitamin các loại ][ Thực phẩm chức năng ][ Bình sữa cho trẻ em ][ Bỉm , Giấy ướt ][ Dung dịch làm sạch ][ Đồ dùng các loại cho trẻ em ][ Mỹ phẩm nam ][ Nước hoa ][ Đồ sơ sinh ][ Đồ bơi cho tre em ][ Bánh kẹo ][ Quà Noen ][ Đồ chơi trẻ em bằng gỗ ][ Xe đẩy cho tre em ][ Đồ chơi cao cấp ][ Bột trẻ em ][ Ghế ngồi ăn - ghế ô tô cho trẻ em ][ Mỹ phẩm cho bé ][ Phụ kiện thời trang trẻ em ][ Đồ chơi mô hình cho trẻ em ][ Giường cũi - chăn gối ][ Đồ chơi trẻ em Bóp chíp - Xúc xắc ][ Đồ gia dụng ][ Đồ chơi trẻ em Búp bê - đồ hàng ][ Đồ chơi trẻ em Ô tô , Xe máy, Máy bay ,Tầu ][ Đồ chơi trẻ em pin các loại ][ Đồ chơi trẻ em Xếp hình - lắp ghép ][ Đồ chơi trẻ em cac loai ]
 
Làm thế nào để nhận biết suy dinh duong tre em? Ðôi khi đây là vấn đề gây tranh cãi giữa nhiều cặp vợ chồng. Bài viết này của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng sẽ giúp các bậc cha mẹ những thông tin hữu ích

Trẻ bị suy dinh dưỡng thường có tầm vóc thấp bé hơn trẻ bình thường, dễ mắc bệnh, kém linh hoạt, kết quả học tập cũng bị ảnh hưởng do thiếu các vi chất có liên quan đến sự phát triển của trí não như sắt và iốt.

Suy dinh dưỡng trẻ em là tình trạng mắc phải khi mức cung ứng các chất dinh dưỡng thiếu so với nhu cầu sinh lý của trẻ.
Nguyên nhân đa dạng

Những nguyên nhân thường gặp của suy dinh dưỡng là:

1. Cha mẹ thiếu kiến thức nuôi con: trẻ không được bú sữa mẹ, cho ăn dặm không đúng cách, không biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp với trẻ, cho trẻ ăn quá ít lần trong ngày, kiêng khem quá đáng khi trẻ bệnh.

2. Trẻ biếng ăn. Có nhiều lý do như:

- Thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm trùng. Khi bệnh trẻ thường biếng ăn, những kháng sinh được dùng điều trị các bệnh nhiễm trùng vừa có tác động diệt vi trùng gây bệnh, vừa diệt bớt các vi khuẩn thường trú có lợi cho cơ thể tại đường ruột làm giảm quá trình lên men thức ăn, dẫn đến biếng ăn và kém hấp thu.

- Chế biến thức ăn không hợp khẩu vị và lứa tuổi của trẻ.

- Cách chăm sóc trẻ không phù hợp (quá căng thẳng dẫn đến biếng ăn tâm lý).

3. Trẻ em sinh ra trong các gia đình nghèo, không có đủ thực phẩm để ăn.

4. Trẻ bị nhiễm ký sinh trùng như giun, sán,…

5. Một số nguyên nhân khác ít gặp hơn: trẻ hoạt động quá nhiều, hoặc sống trong môi trường quá nóng, quá lạnh, làm tiêu hao năng lượng nhiều; hoặc trẻ bị bệnh nặng có nhu cầu các dưỡng chất cao mà không được cung cấp tăng cường.

Cách tính chiều cao và cân nặng

Dễ dàng nhất là dựa vào cân nặng, chiều cao của trẻ so với tháng tuổi:

- Trẻ suy dinh dưỡng về cân nặng khi số cân của trẻ ít hơn 20% so với chuẩn trung bình.

Ví dụ: bé gái tên Hòa, 42 tháng tuổi, cân nặng 11kg. Dò bảng thấy cân nặng trung bình của trẻ gái ở tháng tuổi đó là 15kg. 20% của 15kg là 3kg. 15kg – 3kg = 12kg. Kết luận: bé Hòa nặng 11kg là bị suy dinh dưỡng.

- Trẻ suy dinh dưỡng về chiều cao khi chiều cao của trẻ ít hơn 10% so với chuẩn trung bình.

Ví dụ: bé trai tên An, 60 tháng tuổi, chiều cao 103cm. Dò bảng ở hàng 60 tháng tuổi thấy chiều cao trung bình của trẻ trai là 110cm. 10% của 110cm là 11cm. 110cm – 11cm = 99cm. Kết luận: bé An có chiều cao 103cm là không bị suy dinh dưỡng về mặt chiều cao.
Cần can thiệp sớm

Ðối với trẻ suy dinh dưỡng, việc hồi phục đòi hỏi một khoảng thời gian dài. Riêng chiều cao có thể trẻ sẽ không trở về được chuẩn trung bình như chúng ta mong muốn dù được điều trị hết sức tích cực. Vì vậy, việc can thiệp sớm ngay từ khi trẻ có một trong những biểu hiện rối loạn về dinh dưỡng là điều quan trọng. Các biểu hiện này bao gồm:

Biếng ăn.
Kém linh hoạt hoặc ưa quấy khóc.
Chậm tăng cân hoặc đứng cân liên tục trong 2-3 tháng.
Chậm tăng chiều cao hoặc không tăng chiều cao liên tục trong 2-3 tháng.
Rối loạn giấc ngủ (ngủ trằn trọc, ngủ giấc ngắn, hoặc giật mình khóc thét khi đang ngủ,…).
Rụng tóc vùng chẩm (chiếu liếm).
Chậm mọc răng.
Da xanh dần, cơ nhão dần.
Chậm biết đi.
Thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm trùng.

Theo Dinh Dưỡng
 
Làm thế nào để phòng chống suy dinh duong tre em. Bố Mẹ cần phải quan tâm đến chế độ ăn uống của trẻ như thế nào?
1. Tầm quan trọng của suy dinh dưỡng:

Suy dinh dưỡng do thiếu protein- nǎng lượng (thường gọi là suy dinh dưỡng) là tình trạng thiếu dinh dưỡng quan trọng và phổ biến ở trẻ em nước ta. Biểu hiện của suy dinh dưỡng là trẻ chậm lớn và thường hay mắc bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy và viêm đường hô hấp, trẻ bị giảm khả nǎng học tập, nǎng suất lao động kém khi trưởng thành.

Nǎm 2000 ở nước ta có 2,5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, chủ yếu là suy dinh dưỡng thể nhẹ và vừa. Tuy vậy, các thể suy dinh dưỡng này cũng có ý nghĩa quan trọng vì đứa trẻ dễ mắc bệnh, tǎng nguy cơ tử vong và thường kèm theo thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng. Đáng chú ý là trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ và vừa ít được người mẹ, các thành viên khác trong gia đình chú ý tới vì trẻ vẫn bình thường. ở một cộng đồng (xóm, làng, xã) có nhiều trẻ suy dinh dưỡng, ta càng khó nhận biết được vì chúng đều “nhỏ bé” như nhau. Do đó, suy dinh dưỡng trẻ em cần được sự quan tâm của mọi người.
2. Làm thế nào để biết trẻ bị suy dinh dưỡng?

Theo dõi cân nặng hàng tháng là cách tốt nhất để nhận ra đứa trẻ bị suy dinh dưỡng hay không. Trẻ bị suy dinh dưỡng khi không tǎng cân, nhẹ cân hơn đứa trẻ bình thường cùng tuổi.
3. Tại sao trẻ bị suy dinh dưỡng?

Thiếu ǎn, bữa ǎn thiếu số lượng, thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển:

Trẻ dưới 5 tuổi có nhu cầu dinh dưỡng cao để phát triển cơ thể. Để đáp ứng nhu cầu đó, cần cho trẻ ǎn uống đầy đủ theo lứa tuổi. Trẻ dưới 4 tháng tuổi cần được bú mẹ hoàn toàn. Sữa mẹ là thức ǎn lý tưởng của trẻ nhỏ. Từ tháng thứ 5 trẻ bắt đầu ǎn thêm ngoài sữa mẹ. Từ tháng tuổi này, thực hành nuôi dưỡng trẻ có ý nghĩa quan trọng đối với suy dinh dưỡng. Nhiều bà mẹ chỉ cho trẻ ǎn bột muối, thức ǎn sam (dặm) thiếu dầu mỡ, thức ǎn động vật, rau xanh, hoa quả. Đây là những tập quán nuôi dưỡng chưa hợp lý cần được khắc phục. Mặc khác, để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, trẻ cần được ǎn nhiều bữa trong ngày vì trẻ nhỏ không thể ǎn một lần với khối lượng lớn như trẻ lớn hoặc người lớn. Điều này có liên quan đến vấn đề chǎm sóc trẻ.

Người mẹ bị suy dinh dưỡng: Người mẹ trước và trong khi mang thai ǎn uống không đầy đủ dẫn đến bị suy dinh dưỡng và có thể đẻ ra đưa con nhẹ cân, còi cọc. Đứa trẻ bị suy dinh dưỡng từ trong bào thai sẽ dễ bị suy dinh dưỡng sau này. Người mẹ bị suy dinh dưỡng, ǎn uống kém trong những tháng đầu sau đẻ dễ bị thiếu sữa hoặc mất sữa, do đó đứa con dễ bị suy dinh dưỡng.

Các bệnh nhiễm khuẩn như viêm đường hô hấp, tiêu chảy, các bệnh ký sinh trùng: Đây là tình trạng hay gặp ở nước ta. Chế độ nuôi dưỡng không hợp lý khi trẻ bệnh là một nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng sau mắc bệnh ở trẻ dưới 5 tuổi.

Thiếu chǎm sóc hay đứa trẻ bị “bỏ rơi”: Ngoài chǎm sóc về ǎn uống, đứa trẻ cần chǎm sóc về sức khoẻ (tiêm chủng, phòng chống nhiễm khuẩn), chǎm sóc về tâm lý, tình cảm và chǎm sóc về vệ sinh. Môi trường sống ở gia đình bị ô nhiễm, sử dụng nguồn nước không sạch để nấu ǎn, tắm giặt cho trẻ, sử lý nước thải, phân, rác không đảm bảo là những yếu tố dẫn đến suy dinh dưỡng.
4. Những đứa trẻ nào dễ bị suy dinh dưỡng?

Trẻ từ 6-24 tháng: thời kỳ có nhu cầu dinh dưỡng cao, thời kỳ thích ứng với môi trường, thời kỳ nhạy cảm với bệnh tật.

Trẻ không được bú sữa mẹ hoặc không đủ sữa.

Trẻ đẻ nhẹ cân (<2500g), trẻ để sinh đôi, sinh ba.

Trẻ ở gia đình đông con, điều kiện vệ sinh kém, gia đình không hoà thuận.

Trẻ hiện đang mắc các bệnh nhiễm khuẩn như: bệnh sởi, tiêu chảy hay viêm đường hô hấp …
5. Cần làm gì để phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em tại mỗi gia đình?

Muốn phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, cần có sự hiểu biết, chủ động và thay đổi thực hành của mỗi gia đình. Do đó, chương trình phòng chống suy dinh dưỡng lấy gia đình là đối tượng thực hiện công tác chǎm sóc dinh dưỡng cho trẻ em. Mọi gia đình đều hưởng ứng và thực hiện 8 nội dung cụ thể sau đây:

Chǎm sóc ǎn uống của phụ nữ có thai để đạt mức tǎng cân 10-12 cân trong thời gian có thai. Khám thai ít nhất 3 lần, tiêm đủ 2 mũi phòng uốn ván.

Cho trẻ bú sớm trong nửa giờ đầu sau khi sinh, bú hoàn toàn sữa mẹ trong 4 tháng đầu và tiếp tục cho bú đến 18-24 tháng.

Cho trẻ ǎn bổ sung (ǎn sam, dặm) từ tháng thứ 5. Tô màu đĩa bột, tǎng thêm chất béo (dầu, mỡ, lạc, vừng). ǎn nhiều bữa.

Thực hiện phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng: Phụ nữ có thai uống viên sắt/ acid folic hàng ngày. Trẻ em 6-36 tháng uống vitamin A liều cao 2 lần một nǎm. Phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn (tiêu chảy, viêm đường hô hấp). Thực hiện tiêm phòng đầy đủ. Chǎm sóc và nuôi dưỡng hợp lý trẻ bị bệnh.

Phát triển ô dinh dưỡng trong hệ sinh thái VAC (vườn, ao, chuồng) để có thêm thực phẩm cải thiện bữa ǎn gia đình. Chú ý nuôi gà, vịt để trứng, trồng rau ngót, đu đủ, gấc.

Phấn đấu bữa ǎn nào cũng có đủ 4 món cân đối. Ngoài cơm (cung cấp nǎng lượng), cần có đủ 3 món nữa là: rau quả (cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ); đậu phụ, vừng lạc, cá, thịt, trứng (cung cấp chất đạm, béo) và canh cung cấp nước và các chất dinh dưỡng bổ sung giúp ǎn ngon miệng.

Thực hiện vệ sinh môi trường, dùng nguồn nước sạch, tẩy giun theo định kỳ, rửa tay trước khi ǎn và sau khi đi đại tiểu tiện. Đảm bảo vệ sinh thực phẩm, thức ǎn không là nguồn gây bệnh.

Thực hiện gia đình hạnh phúc, có nếp sống vǎn hoá, nǎng động, lành mạnh. Có biểu đồ tǎng trưởng để theo dõi sức khoẻ của trẻ. Không có trẻ suy dinh dưỡng, không sinh con thứ ba.
 
Back
Top