Bao giờ môn rugby phổ biến ở Việt Nam?

T

T$

Guest



150921111113_japan_rugby_640x360_getty.jpg
Image copyright
Getty



Image caption

Đội tuyển rugby Nhật Bản tạo kỳ tích sau trận thắng Nam Phi

Sang đầu tuần này, báo chí Anh vẫn tiếp tục bình luận về chiến thắng gây choáng của tuyển rugby Nhật Bản trong giải Cúp Thế giới trước đội nặng ký Cộng hòa Nam Phi.
Tỷ số 34-32 của Hoa Anh đào Dũng mãnh (Brave Blossoms) trước đội Linh Dương (Springbok) vốn từng hai lần vô địch thế giới môn bóng bầu dục được cho là nhờ chiến lược tốt, kỹ thuật tốt của phía Nhật.
Việc thuê huấn luyện viên trưởng Eddie Jones, một người có cha Úc mẹ Nhật, cựu huấn luyện viên trưởng đội Australia, để cải tổ đội Nhật cũng là yếu tố tạo bước chuyển biến về chất lượng.
Vì vóc dáng nhỏ hơn các cầu thủ vùng biển Thái Bình Dương và Âu Mỹ, đội Nhật chọn cách ra quân nhanh, gọn và tập trung vào chiến thuật để thắng Nam Phi.
Thắng lợi của đội châu Á vốn mới chỉ đứng thứ 13 thế giới cũng làm nức lòng dân hâm mộ bóng bầu dục ngoài khu vực truyền thống là các nước Âu Mỹ, Úc.
Đây cũng là dịp nhìn vào môn thể thao được cho là 'đang phát triển nhanh nhất thế giới', có nhiều fan ở khắp các châu lục, các nước giàu nghèo không kể, tuy chưa đông bằng bóng đá.
[h=2]Từ thành phố Rugby[/h]Trang bách khoa toàn thư Anh Britannica cho hay rugby có xuất xứ được công nhận rộng rãi là từ cách chơi bóng do William Webb Ellis từ trường Rugby ở Anh tạo ra năm 1823.
Thay vì chỉ đá bóng thì Webb Ellis nhặt bóng rồi ôm nó chạy vào goal để ghi điểm.






Image copyright




Image caption

Đội All Blacks của New Zealand nổi tiếng với điệu nhảy chiến binh Maori

Có thuyết về trái bóng hình bầu dục, ôm thì dễ, đón bắt lại khó vì nó có thể nảy không giống bóng tròn, nói rằng bóng hồi đầu làm bằng bàng quang của heo nên có hình thuôn, không tròn.
Ban đầu, người Anh vẫn gọi đây là một dạng bóng đá 'rugby football' với hội chơi bóng này lập ra năm 1845.
Chỉ nhiều năm về sau này nó mới thành bộ môn thể thao riêng, có sân bóng với kích thước khác, cột goal khác và cách tính điểm cũng khác.
Giai đoạn môn rugby phổ biến từ Anh ra thế giới vào đầu thế kỷ 20 cũng là lúc các quy định về bóng đá Úc (Australian football) và bóng chày (baseball) định hình.
Từ đó, môn rugby được phổ biến ra khắp thế giới và cho đến nay đã có mặt ở trên 120 quốc gia.
Sự phát triển của rugby đến từ tính linh hoạt của môn này và sự gắn kết với bản sắc địa phương.
Các đội rugby đều có biểu tượng và bài hát của mình.
Với England, đó là con Sư tử và bài 'Swing Low Sweet Chariot' với lời ca 'Xe thiên mã hạ xuống đón tôi về'.
Còn với Scotland, đó là con quái vật Lochie (từ hồ Lochness) và bài ca 'Flowers of Scotland' có lời lẽ tự hào thắng vua Anh Edward thời xưa.
Đội Ireland thì hát bài Molly Malone tiếc thương cô gái nghèo bán cá ở Dublin chết bệnh.
[h=2]Lấm lem bùn đất[/h]





Image copyright
Getty



Image caption

Rugby cũng là môn thể thao cho nữ

Cho đến nay cách chơi bóng bầu dục theo tiêu chuẩn quốc tế vẫn không thống nhất như bóng đá.
Loại 'rugby union' (bóng bầu dục liên minh) thì cần 15 cầu thủ mỗi bên, còn 'rugby league' lại chỉ có 13 người.
Tính tự phát cũng khiến cho tới tận năm 1987 các liên đoàn rugby mới tổ chức giải Cúp Thế giới - Rugby World Cup đầu tiên.
Ngày nay, không chỉ các nước nói tiếng Anh và nhiều nước châu Âu như Pháp, Ý có truyền thống chơi rugby mà ở châu Á môn này cũng ngày càng phổ biến.
Ở vùng Đông Nam Á thì Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan, Malaysia, và cả Lào, Campuchia đều có đội rugby là thành viên của liên đoàn châu Á, theo trang asiarugby.com.
Riêng Việt Nam cho đến nay vẫn chưa có một đội tuyển nào được đăng ký quốc tế.
Trang web Rugby League Vietnam trên

Facebook tự giới thiệu là của các bạn yêu môn bóng bầu dục ở Việt Nam và Australia lập ra nhằm vận động, cổ vũ cho mục tiêu Việt Nam có đội rugby.
Thực ra, báo chí quốc tế ghi nhận thời Pháp thuộc, môn rugby đã có mặt tại Đông Dương nhưng sau này thì cùng người Pháp 'ra đi'.
Dấu tích Việt ít nhiều còn có trong trường hợp cầu thủ rugby François Trinh-Duc (sinh năm 1986) chơi cho Montpellier Hérault RC, đội thuộc hạng đầu bảng tại Pháp.
Báo chí Việt Nam nói hiện có đội rugby nghiệp dư ở khu đô thị Ciputra, Hà Nội và câu lạc bộ rugby Đại học RMIT, TP Hồ Chí Minh.
Để phát triển môn bóng đầy tính đồng đội này, người Việt Nam có lẽ cần thay đổi quan niệm rằng rugby là môn chơi của giới có tiền hoặc người nước ngoài như đánh golf.
Trên thực tế, bóng bầu dục như thời kỳ ban đầu của nó, là môn chơi bình dân, cứ ở đâu có bãi bỏ, sân bóng đá, thậm chí cánh đồng hoang, là chơi được.
Ở Anh nó từng là môn thể thao của các sinh viên, học sinh và thành môn bóng yêu thích của giới thợ mỏ ở Wales.






Image copyright




Image caption

Cầu thủ đội Wales ghi điểm

Rugby cũng dành cho cả nam lẫn nữ và lứa tuổi không hạn chế.
Đội Stirling County RFC ở Anh có cụ Easton Roy chỉ nghỉ không chơi năm 85 tuổi và hồi tháng 6 năm nay còn làm cú 'comeback' khi đã 92 xuân.
Các trang giới thiệu rugby ở Anh cũng 'châm chước' cho những đội bóng nghiệp dư nếu họ không thể nào có được sân cỏ đúng tiêu chuẩn 70x100 mét.
Tức là sân 'nhà nghèo' thì có thể chỉ để nền đất là được và diện tích các ô rìa sân cũng có thể nhỏ hơn.
Nếu như sân rugby ở Twickenham có mái che, quanh năm phủ cỏ xanh mướt, sang không kém các sân bóng đá Arsenal, Man U thì ở nhiều vùng quê, trường học tại Anh, người ta vẫn chơi trên các cánh đồng đầy bùn đất sau trời mưa.
Biết đầu một ngày những người nông dân Việt Nam quen 'chân lấm tay bùn' và có sức chịu trận như các chú trâu bướng bỉnh lại tạo được thành tích khu vực trong môn thể thao thú vị này.



Theo BBC Vietnamese
 
Back
Top