T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) - Câu hỏi Trung Quốc có tiến hành nổ súng chớp nhoáng để giành các đảo trên Biển Đông hay không đã được nêu ra trong bài báo mới đây của báo mạng Asia Times.
Tờ này trích dẫn Bấm ba chuyên gia chia sẻ ý cho rằng Trung Quốc không mất nhiều nếu xảy ra một cuộc xung đột ngắn, hạn chế chống lại Philippines hay Việt Nam.
Lê Quỳnh của BBC lắng nghe ý kiến ba chuyên gia quan tâm tranh chấp Biển Đông hoặc quan hệ Việt - Trung về câu hỏi liệu một cuộc chiến tranh ngắn vì Biển Đông có sớm xảy ra.
Tiến sĩ Mark Valencia, Văn phòng nghiên cứu Quốc gia về châu Á (National Bureau of Asian Research), Hoa Kỳ:
Theo tôi, chuyện đó khó xảy ra nhưng cũng không thể hoàn toàn loại trừ.
Tôi phán đoán Trung Quốc sẽ không tấn công quân lực Philippines ở Biển Đông, một phần vì Hiệp định Manila có thể đưa Hoa Kỳ can dự xung đột.
Nhưng nếu công ty dầu hỏa Ấn Độ hay các nước khác tiến hành khoan dầu cho Việt Nam trong vùng mà Trung Quốc xem là của mình, và Việt Nam lại hỗ trợ bằng quân trang, nó có thể dẫn đến một cuộc tấn công nhanh gọn.
Nhưng dĩ nhiên, điều này sẽ cho các nước biết rằng đã đến điểm bước ngoặt và đẩy nhiều nước về phía Mỹ. Một cuộc đấu chính trị Mỹ - Trung nhằm thu phục lòng tin của Đông Nam Á sẽ là thảm họa cho Đông Nam Á, và có thể là cho cả Trung Quốc. Vì thế, tôi mới nói một cuộc chiến là khó xảy ra.
Giáo sư Aileen SP. Baviera, Đại học Philippines:
Quan điểm của tôi là tổn phí chính trị sẽ quá cao cho vùng Đông Á. Nó sẽ thay đổi sâu sắc cấu trúc chính trị khu vực, gồm cả Asean, Asean+3, hội nghị Đông Á, một khi Philippines và Việt Nam cố gắng thuyết phục các bên trong các nhóm này cô lập Trung Quốc.
Ảnh hưởng trước mắt có thể chưa hiện rõ và Trung Quốc, về ngắn hạn, có thể không bị làm sao, trong khi Philippines và Việt Nam chịu thiệt hại. Nhưng không lâu sau đó, các nước mà hiện đang đề phòng Trung Quốc sẽ bắt đầu có hành vi ngăn chặn hoặc cân bằng rõ rệt hơn. Nói cách khác, sẽ có hậu quả nghiêm trọng cho Trung Quốc.
Tôi nghĩ thật sai lầm khi so sánh với Nga và Georgia. Người so sánh có thể ít hiểu biết về an ninh Đông Á/Tây Thái Bình Dương, và cả những liên hệ đang mạnh lên giữa khu vực và Ấn Độ Dương.
Tiến sĩ Nicholas Khoo, Đại học Otago, New Zealand, tác giả cuốn Collateral Damage: Sino-Soviet Rivalry and the Termination of the Sino-Vietnamese Alliance (2011):
Nhìn chung, tôi đồng ý với ông Bấm Steve Tsang và James Holmes. Trung Quốc có khả năng thay đổi tình hình.
Nhưng, liệu hành động đó có lợi cho Trung Quốc, và vì thế có xảy ra hay không, thì ít rõ ràng hơn. Có những chi phí lớn cho Trung Quốc nếu can thiệp quân sự, mà chắc chắn sẽ khiến Mỹ dính líu.
Trước hết, về ngắn hạn, Trung Quốc không thể hoàn toàn chắc rằng Mỹ sẽ không can thiệp.
Thứ hai, ngay cả nếu một cuộc tấn công nhanh gọn thành công, các hậu quả lâu dài là có thể thấy trước và gây hại cho một mục tiêu đối ngoại từ nửa cuối thập niên 1990, tức là bảo đảm với các nước trong vùng rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc là hòa bình và có lợi cho vùng. Việc Trung Quốc can thiệp để chống lại các nước tranh chấp sẽ củng cố niềm tin, mà đã gia tăng đáng kể ở các nước trong khu vực từ năm 2009, rằng Mỹ cần có vai trò lớn hơn trong vùng để cân bằng với Trung Quốc.
Bất chấp các chi phí này, Trung Quốc có thể lấy quan điểm rằng lợi ích nhiều hơn tổn phí và vì thế cần can thiệp. Nhưng sự tính toán của Trung Quốc về vấn đề này không phải một chiều đơn giản như vậy.
Mời quý vị đón theo dõi tiếp phần hai với phần trả lời của các chuyên gia từ Singapore và Hoa Kỳ.
Theo BBC Vietnamese
Tờ này trích dẫn Bấm ba chuyên gia chia sẻ ý cho rằng Trung Quốc không mất nhiều nếu xảy ra một cuộc xung đột ngắn, hạn chế chống lại Philippines hay Việt Nam.
Lê Quỳnh của BBC lắng nghe ý kiến ba chuyên gia quan tâm tranh chấp Biển Đông hoặc quan hệ Việt - Trung về câu hỏi liệu một cuộc chiến tranh ngắn vì Biển Đông có sớm xảy ra.
Tiến sĩ Mark Valencia, Văn phòng nghiên cứu Quốc gia về châu Á (National Bureau of Asian Research), Hoa Kỳ:
Theo tôi, chuyện đó khó xảy ra nhưng cũng không thể hoàn toàn loại trừ.
Tôi phán đoán Trung Quốc sẽ không tấn công quân lực Philippines ở Biển Đông, một phần vì Hiệp định Manila có thể đưa Hoa Kỳ can dự xung đột.
Nhưng nếu công ty dầu hỏa Ấn Độ hay các nước khác tiến hành khoan dầu cho Việt Nam trong vùng mà Trung Quốc xem là của mình, và Việt Nam lại hỗ trợ bằng quân trang, nó có thể dẫn đến một cuộc tấn công nhanh gọn.
Nhưng dĩ nhiên, điều này sẽ cho các nước biết rằng đã đến điểm bước ngoặt và đẩy nhiều nước về phía Mỹ. Một cuộc đấu chính trị Mỹ - Trung nhằm thu phục lòng tin của Đông Nam Á sẽ là thảm họa cho Đông Nam Á, và có thể là cho cả Trung Quốc. Vì thế, tôi mới nói một cuộc chiến là khó xảy ra.
Giáo sư Aileen SP. Baviera, Đại học Philippines:
Quan điểm của tôi là tổn phí chính trị sẽ quá cao cho vùng Đông Á. Nó sẽ thay đổi sâu sắc cấu trúc chính trị khu vực, gồm cả Asean, Asean+3, hội nghị Đông Á, một khi Philippines và Việt Nam cố gắng thuyết phục các bên trong các nhóm này cô lập Trung Quốc.
Ảnh hưởng trước mắt có thể chưa hiện rõ và Trung Quốc, về ngắn hạn, có thể không bị làm sao, trong khi Philippines và Việt Nam chịu thiệt hại. Nhưng không lâu sau đó, các nước mà hiện đang đề phòng Trung Quốc sẽ bắt đầu có hành vi ngăn chặn hoặc cân bằng rõ rệt hơn. Nói cách khác, sẽ có hậu quả nghiêm trọng cho Trung Quốc.
Tôi nghĩ thật sai lầm khi so sánh với Nga và Georgia. Người so sánh có thể ít hiểu biết về an ninh Đông Á/Tây Thái Bình Dương, và cả những liên hệ đang mạnh lên giữa khu vực và Ấn Độ Dương.
Tiến sĩ Nicholas Khoo, Đại học Otago, New Zealand, tác giả cuốn Collateral Damage: Sino-Soviet Rivalry and the Termination of the Sino-Vietnamese Alliance (2011):
Nhìn chung, tôi đồng ý với ông Bấm Steve Tsang và James Holmes. Trung Quốc có khả năng thay đổi tình hình.
Nhưng, liệu hành động đó có lợi cho Trung Quốc, và vì thế có xảy ra hay không, thì ít rõ ràng hơn. Có những chi phí lớn cho Trung Quốc nếu can thiệp quân sự, mà chắc chắn sẽ khiến Mỹ dính líu.
Trước hết, về ngắn hạn, Trung Quốc không thể hoàn toàn chắc rằng Mỹ sẽ không can thiệp.
Thứ hai, ngay cả nếu một cuộc tấn công nhanh gọn thành công, các hậu quả lâu dài là có thể thấy trước và gây hại cho một mục tiêu đối ngoại từ nửa cuối thập niên 1990, tức là bảo đảm với các nước trong vùng rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc là hòa bình và có lợi cho vùng. Việc Trung Quốc can thiệp để chống lại các nước tranh chấp sẽ củng cố niềm tin, mà đã gia tăng đáng kể ở các nước trong khu vực từ năm 2009, rằng Mỹ cần có vai trò lớn hơn trong vùng để cân bằng với Trung Quốc.
Bất chấp các chi phí này, Trung Quốc có thể lấy quan điểm rằng lợi ích nhiều hơn tổn phí và vì thế cần can thiệp. Nhưng sự tính toán của Trung Quốc về vấn đề này không phải một chiều đơn giản như vậy.
Mời quý vị đón theo dõi tiếp phần hai với phần trả lời của các chuyên gia từ Singapore và Hoa Kỳ.
Theo BBC Vietnamese