Ông Nguyễn văn Dung (thường gọi Dũng, SN 1950, Việt kiều Canada, ngụ khu phố Thuận Lợi, phường Ninh Hà, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) liên hệ với tòa soạn chia sẻ câu chuyện hồi hương cưới vợ chua chát và bị vợ và cán bộ địa chính xã lừa đất và nhà một cách ngoạn mục.
"Chồng" hơn "vợ" 31 tuổi
Nhiều năm xa quê hương, định cư làm ăn ở xứ người, nỗi nhớ quê cứ da diết trong lòng. Cuối năm 2003, ông Dung từ Canada về Việt Nam. Thấy ông tuổi đã lớn mà còn độc thân, người bạn thân mai mối ông làm quen với bà Nguyễn Thị Hồng Phấn (SN 1981, ngụ thôn Đông Bắc, xã Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh). Lúc này, bà Phấn buôn bán cá ngoài chợ xã. Sau một thời gian ngắn tìm hiểu, hai người quyết định đi đến hôn nhân.
"Lúc đó, tôi chưa nhập tịch Việt Nam, chính quyền xã nói vì tôi có yếu tố nước ngoài nên không làm thủ tục đăng kí kết hôn được, phải lên Sở Tư pháp tỉnh giải quyết. Thời gian còn lại không nhiều, lại thiếu một số giấy tờ cần bên Canada xác nhận, tôi với Phấn tính làm đám cưới trước rồi khi tôi nhập tịch xong sẽ đăng ký kết hôn" ông kể lại.
Tiệc cưới mời rất nhiều hàng xóm, bà con đến dự. ông Dung cho biết, trước khi đám cưới diễn ra, ông tính sẽ ở lại Việt Nam lâu dài, dùng tiền gom góp bao năm xứ người để tính chuyện làm ăn, làm kinh tế. Ông bàn với “vợ” mua đất, xây nhà để vợ chồng sau khi cưới có nơi ở, làm ăn. Biết dự định này, "mẹ vợ" ông gợi ý bán một lô đất diện tích 200m2 cho con rể giá 63 triệu.
"Mẹ vợ" tiếp tục môi giới cho con rể mua thêm lô đất diện tích 120m2 của một người khác giá 186 triệu, ông Dung cho biết, các giao dịch này có xác nhận của UBND xã. Tuy nhiên, ông là người nước ngoài nên chính quyền không xem xét để làm các thủ tục sang tên.
Sau khi tổ chức tiệc cưới, "vợ chồng" về chung sống với nhau tại căn nhà mới mua tại thôn Đông Nam. Ngoài ra ông Dung còn mua một lô đất của "cậu vợ" tại Phú Yên giá 34 triệu.
Chung sống chừng ba tháng, cuối tháng 10/2004, ông Dung về lại Canada lo giấy tờ, công việc. "Tôi tính đem theo các giấy tờ nhà đất tài sản. Nhưng Phấn nói nên để các giấy tờ lại để phòng trường hợp tôi xa nhà lâu, cần việc chứng minh tài sản hợp pháp, có giấy tờ mà đưa ra. Lúc đó nghĩ tình cảm vợ chồng lâu dài với nhau, tin tưởng người vợ mới cưới, tôi xuất cảnh mà không đem theo giấy tờ đó".
Theo ông Dung, thời gian đầu 'vợ chồng" còn thường xuyên điện thoại hỏi thăm nhau, nhưng càng ngày càng thưa thớt rồi bặt tăm. Số điện thoại "vợ" không liên lạc được nữa, liên lạc người nhà "vợ" thì không ai bắt máy. Linh tính có chuyện không hay, ông nhờ người quen dò hỏi, mới biết "vợ" đã có người đàn ông mới. "Nhưng vì không thu xếp được công việc nên tôi chưa thể về Việt Nam. Công việc có phần khó khăn, tôi ở bên Canada hai năm để giải quyết"; ông nhớ lại.
Mất cả chì lẫn chài?
Theo ông Dung, đến tháng 10/2006 ông mới trở về được, không báo trước với ai mà về một cách bất ngờ. "Tới nơi, cửa nhà tôi đóng im lìm. Tôi nhờ hàng xóm xung quanh gọi giúp. Bất ngờ, một lúc sau, đông đảo anh em phía Phấn ập đến cho rằng nhà này là của họ. Cả nhà đuổi tôi đi. Sau đó, phải nhờ công an đến, gia đình cô ấy mới trả lại quần áo, hộ chiếu cho tôi" ông Dung nói.
Theo ông Dung, thời gian ông về Canada, "vợ hờ" ông đã kết hôn với ông Trần Duy Khoang (cán bộ địa chính xã Đại Lãnh) và cùng chung sống trong căn nhà của ông. Ông Dung cho rằng "vợ hờ" đã cấu kết với ông Khoang lợi dụng chức vụ quyền hạn để huỷ toàn bộ các giấy tờ sang nhượng các lô đất mình đã mua trước đó. Chưa hết, bà Phấn còn cấu kết với các chủ đất cũ để chuyển tên các lô đất?
Ông Dung gửi đơn "kêu cứu" các cấp vị bì lừa đất một cách trắng trợn nhưng không có kết quả vì không có bằng chứng, giấy tờ gì chứng thực theo đơn trình bày. Chưa kể lúc này ông vẫn là người nước ngoài. Đến tháng 8/2012, ông Dung mới làm các thủ tục nhập tịch Việt Nam. Riêng lô đất ông mua của người cậu "vợ hờ" tại Phú Yên, chủ cũ chấp nhận trả lại cho ông 19 triệu.
Theo tố cáo của ông Dung, người tình đã lập lại giấy mới đứng tên căn nhà và giấy này sử dụng con dấu sai, lập lờ thông tin.
"Tôi mua căn nhà và đất trên của vợ chồng ông Huỳnh Văn Cửu và Trương Thị Xanh, giấy viết tay lập ngày 3/7/2004, có xác nhận của chính quyền xã Đại Lãnh. Sau này, bà Phấn và ông Khoang lập lại giấy mới với chủ cũ, để cho khớp với việc đã có sao lưu xác nhận tại xã, họ cũng ghi ngày lập giấy như vậy (3/7/2004).
Trong giấy mới lập này, cũng có chữ kí xác nhận của Ban địa chính xã là ông Trần Duy Khoang ký ngày 5/7/2004, chữ ký của ông phó chủ tịch xã Đại Lãnh cũng ký ngày 5/7/2004. Nhưng con dấu đóng trong giấy này không đúng con dấu năm 2004. Tôi tìm hiểu được biết, con dấu trong giấy này được khắc vào cuối tháng 9/2005 và được đưa vào sử dụng đầu tháng 10/2005. Tôi đã gủi đơn lên toà án, yêu cầu xác minh có sai phạm trong vấn đề này hay không?" ông Dung nói.
Cán bộ địa chính xã, đồng thời là người bị tố cáo "cướp vợ của Việt kiều" giải trình sự việc ra sao? Trong giải trình của ông Khoang trả lời toà án ngày 15/9/2010, ông này lý giải việc sử dụng con dấu không đúng là vì: Ngày 5/7/2004, ông Cửu đến xã để xác nhận đơn chuyển quyền sử dụng đất cho bà Phấn. Kiểm tra đơn xong, ông Khoang kí xác nhận, sau đó trình lãnh đạo xã ký xác nhận, nhưng lãnh đạo bận họp, nên người xin xác nhận quay về nhà. Đến năm 2005 ông Cửu mới quay lại.
"Khi tôi trình ký xong, tôi đóng dấu và điền ngày 5/7/2004. Ý nghĩa điền như vậy cho nó khớp với ngày mình ký thôi. Cho nên mới có chuyện ký năm 2004 mà dấu thì năm 2005" trích giải tình của ông Khoang.
Chính quyền địa phương thì lý giải ra sao? Công văn số 171 của UBND xã Đại Lãnh ngày 29/11/2010 gửi toà án cho biết: "Ý thức chủ quan của ông Khoang là điền ngày xác nhận như vậy, cho khớp với ngày mà ông Khoang ký xác nhận với chức danh công chức địa chính, nhưng ông không biết rằng con dấu của xã đã được thay đổi. Việc lãnh đạo xã ký xác nhận vào giấy chuyển nhượng nhà ở năm 2005 nhưng khi đóng dấu ông Khoang ghi ngày 5/7/2004 là sai với thủ tục quy định về quản lý và sử dụng con dấu. Sai phạm này của ông Khoang là sai phạm ở mức độ xử lý vi phạm hành chính".
Đức Tài
(Xa lộ Pháp luật)
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn
|
"Chồng" hơn "vợ" 31 tuổi
Nhiều năm xa quê hương, định cư làm ăn ở xứ người, nỗi nhớ quê cứ da diết trong lòng. Cuối năm 2003, ông Dung từ Canada về Việt Nam. Thấy ông tuổi đã lớn mà còn độc thân, người bạn thân mai mối ông làm quen với bà Nguyễn Thị Hồng Phấn (SN 1981, ngụ thôn Đông Bắc, xã Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh). Lúc này, bà Phấn buôn bán cá ngoài chợ xã. Sau một thời gian ngắn tìm hiểu, hai người quyết định đi đến hôn nhân.
"Lúc đó, tôi chưa nhập tịch Việt Nam, chính quyền xã nói vì tôi có yếu tố nước ngoài nên không làm thủ tục đăng kí kết hôn được, phải lên Sở Tư pháp tỉnh giải quyết. Thời gian còn lại không nhiều, lại thiếu một số giấy tờ cần bên Canada xác nhận, tôi với Phấn tính làm đám cưới trước rồi khi tôi nhập tịch xong sẽ đăng ký kết hôn" ông kể lại.
Tiệc cưới mời rất nhiều hàng xóm, bà con đến dự. ông Dung cho biết, trước khi đám cưới diễn ra, ông tính sẽ ở lại Việt Nam lâu dài, dùng tiền gom góp bao năm xứ người để tính chuyện làm ăn, làm kinh tế. Ông bàn với “vợ” mua đất, xây nhà để vợ chồng sau khi cưới có nơi ở, làm ăn. Biết dự định này, "mẹ vợ" ông gợi ý bán một lô đất diện tích 200m2 cho con rể giá 63 triệu.
"Mẹ vợ" tiếp tục môi giới cho con rể mua thêm lô đất diện tích 120m2 của một người khác giá 186 triệu, ông Dung cho biết, các giao dịch này có xác nhận của UBND xã. Tuy nhiên, ông là người nước ngoài nên chính quyền không xem xét để làm các thủ tục sang tên.
Sau khi tổ chức tiệc cưới, "vợ chồng" về chung sống với nhau tại căn nhà mới mua tại thôn Đông Nam. Ngoài ra ông Dung còn mua một lô đất của "cậu vợ" tại Phú Yên giá 34 triệu.
Chung sống chừng ba tháng, cuối tháng 10/2004, ông Dung về lại Canada lo giấy tờ, công việc. "Tôi tính đem theo các giấy tờ nhà đất tài sản. Nhưng Phấn nói nên để các giấy tờ lại để phòng trường hợp tôi xa nhà lâu, cần việc chứng minh tài sản hợp pháp, có giấy tờ mà đưa ra. Lúc đó nghĩ tình cảm vợ chồng lâu dài với nhau, tin tưởng người vợ mới cưới, tôi xuất cảnh mà không đem theo giấy tờ đó".
Theo ông Dung, thời gian đầu 'vợ chồng" còn thường xuyên điện thoại hỏi thăm nhau, nhưng càng ngày càng thưa thớt rồi bặt tăm. Số điện thoại "vợ" không liên lạc được nữa, liên lạc người nhà "vợ" thì không ai bắt máy. Linh tính có chuyện không hay, ông nhờ người quen dò hỏi, mới biết "vợ" đã có người đàn ông mới. "Nhưng vì không thu xếp được công việc nên tôi chưa thể về Việt Nam. Công việc có phần khó khăn, tôi ở bên Canada hai năm để giải quyết"; ông nhớ lại.
Mất cả chì lẫn chài?
Theo ông Dung, đến tháng 10/2006 ông mới trở về được, không báo trước với ai mà về một cách bất ngờ. "Tới nơi, cửa nhà tôi đóng im lìm. Tôi nhờ hàng xóm xung quanh gọi giúp. Bất ngờ, một lúc sau, đông đảo anh em phía Phấn ập đến cho rằng nhà này là của họ. Cả nhà đuổi tôi đi. Sau đó, phải nhờ công an đến, gia đình cô ấy mới trả lại quần áo, hộ chiếu cho tôi" ông Dung nói.
Theo ông Dung, thời gian ông về Canada, "vợ hờ" ông đã kết hôn với ông Trần Duy Khoang (cán bộ địa chính xã Đại Lãnh) và cùng chung sống trong căn nhà của ông. Ông Dung cho rằng "vợ hờ" đã cấu kết với ông Khoang lợi dụng chức vụ quyền hạn để huỷ toàn bộ các giấy tờ sang nhượng các lô đất mình đã mua trước đó. Chưa hết, bà Phấn còn cấu kết với các chủ đất cũ để chuyển tên các lô đất?
Ông Dung gửi đơn "kêu cứu" các cấp vị bì lừa đất một cách trắng trợn nhưng không có kết quả vì không có bằng chứng, giấy tờ gì chứng thực theo đơn trình bày. Chưa kể lúc này ông vẫn là người nước ngoài. Đến tháng 8/2012, ông Dung mới làm các thủ tục nhập tịch Việt Nam. Riêng lô đất ông mua của người cậu "vợ hờ" tại Phú Yên, chủ cũ chấp nhận trả lại cho ông 19 triệu.
Theo tố cáo của ông Dung, người tình đã lập lại giấy mới đứng tên căn nhà và giấy này sử dụng con dấu sai, lập lờ thông tin.
"Tôi mua căn nhà và đất trên của vợ chồng ông Huỳnh Văn Cửu và Trương Thị Xanh, giấy viết tay lập ngày 3/7/2004, có xác nhận của chính quyền xã Đại Lãnh. Sau này, bà Phấn và ông Khoang lập lại giấy mới với chủ cũ, để cho khớp với việc đã có sao lưu xác nhận tại xã, họ cũng ghi ngày lập giấy như vậy (3/7/2004).
Trong giấy mới lập này, cũng có chữ kí xác nhận của Ban địa chính xã là ông Trần Duy Khoang ký ngày 5/7/2004, chữ ký của ông phó chủ tịch xã Đại Lãnh cũng ký ngày 5/7/2004. Nhưng con dấu đóng trong giấy này không đúng con dấu năm 2004. Tôi tìm hiểu được biết, con dấu trong giấy này được khắc vào cuối tháng 9/2005 và được đưa vào sử dụng đầu tháng 10/2005. Tôi đã gủi đơn lên toà án, yêu cầu xác minh có sai phạm trong vấn đề này hay không?" ông Dung nói.
Cán bộ địa chính xã, đồng thời là người bị tố cáo "cướp vợ của Việt kiều" giải trình sự việc ra sao? Trong giải trình của ông Khoang trả lời toà án ngày 15/9/2010, ông này lý giải việc sử dụng con dấu không đúng là vì: Ngày 5/7/2004, ông Cửu đến xã để xác nhận đơn chuyển quyền sử dụng đất cho bà Phấn. Kiểm tra đơn xong, ông Khoang kí xác nhận, sau đó trình lãnh đạo xã ký xác nhận, nhưng lãnh đạo bận họp, nên người xin xác nhận quay về nhà. Đến năm 2005 ông Cửu mới quay lại.
"Khi tôi trình ký xong, tôi đóng dấu và điền ngày 5/7/2004. Ý nghĩa điền như vậy cho nó khớp với ngày mình ký thôi. Cho nên mới có chuyện ký năm 2004 mà dấu thì năm 2005" trích giải tình của ông Khoang.
Chính quyền địa phương thì lý giải ra sao? Công văn số 171 của UBND xã Đại Lãnh ngày 29/11/2010 gửi toà án cho biết: "Ý thức chủ quan của ông Khoang là điền ngày xác nhận như vậy, cho khớp với ngày mà ông Khoang ký xác nhận với chức danh công chức địa chính, nhưng ông không biết rằng con dấu của xã đã được thay đổi. Việc lãnh đạo xã ký xác nhận vào giấy chuyển nhượng nhà ở năm 2005 nhưng khi đóng dấu ông Khoang ghi ngày 5/7/2004 là sai với thủ tục quy định về quản lý và sử dụng con dấu. Sai phạm này của ông Khoang là sai phạm ở mức độ xử lý vi phạm hành chính".
Đức Tài
(Xa lộ Pháp luật)
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn