Trên mặt sân đất nện mùa giải 2010, Rafael Nadal là vô đối khi tay vợt người Tây Ban Nha thống trị 3 giải Masters 1000 và cả Pháp mở rộng để giành lại ngôi vị số 1 thế giới từ tay Roger Federer. Không dừng lại tại đó, Nadal sẽ hướng tới Grand Slam thứ 8 trong sự nghiệp tại Wimbledon với “vũ khí” mới…
Những quả giao bóng “mới”
Nadal chưa bao giờ được coi là tay vợt có những quả giao bóng uy lực ngay cả ở thời kỳ đỉnh cao phong độ trong khoảng thời gian 2007-2008 với liên tiếp những danh hiệu trên cả mặt sân cứng, đất nện, cỏ. Lối chơi của “vua đất nện” hầu như chỉ dựa vào những pha phòng thủ sau vạch cuối sân (baseline) và tung những đường trả banh xoáy về phía cuối sân (topspin) hoặc những khoảng trống mà đối phương để lộ và không cảnh giác. Nhưng với một chuyên gia phòng thủ như Nadal, không phải lúc nào chỉ sử dụng đúng một “bài” là có thể đánh bại mọi đối thủ. Trong thời điểm Nadal sung sức nhất, không cần những quả giao bóng uy lực như kiểu Roger Federer, Andy Roddick, Andy Murray hay nhiều tay vợt khác trên thế giới, Nadal vẫn là ông vua. Nhưng sức người nhiều khi có hạn, Nadal cũng chỉ là con người và để trở lại là chính mình, tay vợt người Tây Ban Nha cần thêm những vũ khí khác, thực ra cũng không phải là mới, đó là cải thiện những quả giao bóng để hạn chế những pha bóng đánh giằng co gây tốn sức.
Nadal đã cải thiện những quả giao bóng tại Pháp mở rộng 2010
Với một tay vợt thuận tay trái, sử dụng cổ tay khá nhiều trong mọi cú đánh và trải qua quá trình tập luyện từ khi mới 3 tuổi, để quay trở lại “luyện” những quả giao bóng tầm trên dưới 210 km/h để kiếm những điểm trực tiếp (ace) trong mỗi game cầm giao bóng không hề đơn giản. Rất hiếm khi Nadal giao bóng đạt vận tốc ổn định tầm 200km/h, thường chỉ đạt khoảng ngoài 185-190 km/h, trong quần vợt đỉnh cao, đó là vận tốc khá đơn giản để các đối thủ có thể trả giao bóng. Chính vì vậy trong gần 1 năm không có danh hiệu (kể từ thất bại trước Robin Soderling tại vòng 4 Pháp mở rộng năm ngoái), chấn thương đã hạn chế nhiều khả năng di chuyển không biết mệt mỏi trước đây của Nadal, hơn thế nữa không có trong tay những quả giao bóng tốt, Nadal đã trải qua “cơn khát” danh hiệu trong thời gian dài.
Nhưng tại Pháp mở rộng 2010, chính xác là bắt đầu mùa giải sân đất nện 2010, Nadal đã thể hiện một bộ mặt hoàn toàn khác. Vẫn lấy phòng thủ là kim chỉ nam cho chiến thắng nhưng đó không còn là Nadal “hết mình” với mọi pha bóng. NHM có thể nhìn thấy nhiều pha bóng “vua đất nện” đã “biết” đứng nhìn để cho đối thủ ăn điểm, hơn là cố gắng cứu tất cả mọi tình huống dù phần thua ngay cả khi lâm vào thế khó nhất. Vậy nên giới chuyên môn đã nhận xét: việc Nadal thống trị mặt sân đất nện năm 2010 là vì “vua đất nện” giờ đã chơi không chỉ bằng cơ bắp mà còn cả đầu óc trong từng trận đấu. Không những vậy, những quả giao bóng của tay vợt người Tây Ban Nha đã rất “mới” và hiệu quả.
Nadal muốn trở nên toàn năng trong mọi kĩ thuật đánh bóng
7 trận đấu ở Pháp mở rộng 2010, Nadal vẫn không có nhiều cú ace (tổng cộng chỉ có 19 pha giao bóng ăn điểm trực tiếp) nhưng hiệu suất thành công trong những lần cầm giao bóng là khá cao. Phát bóng lần 1 trong sân (% 1st Serves In) luôn đạt trên 70%. Dù không tạo nên những cú ace nhưng khi Nadal giao bóng vào góc chữ A (trái tay với những đối thủ thuận tay phải) thì thực sự đó là những quả giao hóc hiểm khiến đối phương dù chống đỡ được cũng lâm vào thế khó sau đó. Thật khó tin với vũ khí từ những quả giao bóng xoáy (slide serve xen lẫn topspin serve), trong trận chung kết Pháp mở rộng 2010, Nadal đã giành điểm ace ngang bằng với Robin Soderling, một tay vợt sở trường với những cú giao bóng thẳng (flat serve) có tốc độ trên 210 km/h. Với 7 cú ace ngang bằng với Soderling, Nadal đã khiến đối phương vô cùng bất ngờ, chưa kể đến những pha giao bóng khó với độ nảy cao khiến tay vợt người Thụy Điển nhiều lần không chống đỡ được và kết quả là cả trận không giành được bất kỳ điểm break nào dù đã có 8 cơ hội. “Vua đất nện” đã giành chiến thắng chóng vánh hơn cả mong đợi dù nên nhớ chính Soderling đã khiến cho “tầu tốc hành” Roger Federer phải hổ thẹn tại vòng 4.
Sau Pháp mở rộng sẽ là Wimbledon và Mỹ mở rộng?
Người chú và cũng là HLV của Nadal, ông Toni Nadal mới đây đã tiết lộ ông đang muốn hướng cháu mình tập luyện theo cú giao bóng của Andy Murray, vừa đảm bảo độ xoáy cũng như tốc độ bóng bay sẽ tăng đáng kể. Tất nhiên chuyện thay đổi cách giao bóng không thể một sớm một chiều, đặc biệt là trên mỗi mặt sân bóng sẽ đi nhanh hay chậm khác nhau. Có thể trên mặt sân đất nện, Nadal là “vua” và thể hiện mọi tuyệt kĩ trong thi đấu nhưng trên mặt sân cỏ sắp tới tại Wimbledon cũng như trong những giải đấu trên sân cứng nửa sau năm 2010, sẽ là rất khó khăn cho tay vợt đương kim số 1 thế giới nếu gặp phải những đối thủ giỏi giao bóng và thực hiện chiến thuật lên lưới (serve and volley).
Wimbledon 2010 tiếp tục là sân khấu trình diễn của riêng Nadal?
3 lần liên tiếp lọt vào chung kết Wimbledon từ 2006 đến 2008, để thua Federer 2 lần liên tiếp và có thắng lợi lịch sử năm 2008 đã cho thấy Nadal có thể chinh phục mọi giải đấu cũng như loại mặt sân chứ không chỉ là “vua đất nện”. Khi đó tay vợt người Tây Ban Nha rất mạnh về những quả thuận tay vòng từ sau ra trước và sau đó vòng ngược qua đầu (reverse forehand) cũng những cú trái tay đánh sang bên cạnh hoặc ra khỏi tầm với của tay vợt đang chơi trên lưới (passing shot) đã khiến làng banh nỉ phải quỵ gối. Ngoài việc trở lại Wimbledon sau năm 2009 vắng mặt vì chấn thương, mục tiêu khác của Nadal sẽ là tại Mỹ mở rộng cuối tháng 8 tới, giải đấu mà chưa bao giờ “vua đất nện” vươn tới đỉnh cao vinh quang.
Theo như lịch thi đấu của tay vợt người Tây Ban Nha trên trang web cá nhân, Nadal sẽ chỉ còn 5 giải đấu trước mắt. Sau 2 giải trên sân cỏ AEGON Championships (đang thi đấu), Wimbledon, Nadal sẽ có thời gian gần 2 tháng chuẩn bị cho 2 giải Masters 1000 Rogers Cup và Cincinnati trước khi tới Mỹ mở rộng, sau đó là giải ATP World Tour Finals ở London (Nadal là tay vợt đầu tiên trong hệ thống ATP đủ điểm tới London trong mùa giải này). Nếu tiếp tục hoàn thiện thêm kĩ năng giao bóng ổn định và có độ khó cao, trong tương lai sẽ không chỉ có “vua đất nện” mà cả làng banh nỉ sẽ phải ngả mũ trước Rafael Nadal, ông vua của làng banh nỉ.
(theo 24h)
Những quả giao bóng “mới”
Nadal chưa bao giờ được coi là tay vợt có những quả giao bóng uy lực ngay cả ở thời kỳ đỉnh cao phong độ trong khoảng thời gian 2007-2008 với liên tiếp những danh hiệu trên cả mặt sân cứng, đất nện, cỏ. Lối chơi của “vua đất nện” hầu như chỉ dựa vào những pha phòng thủ sau vạch cuối sân (baseline) và tung những đường trả banh xoáy về phía cuối sân (topspin) hoặc những khoảng trống mà đối phương để lộ và không cảnh giác. Nhưng với một chuyên gia phòng thủ như Nadal, không phải lúc nào chỉ sử dụng đúng một “bài” là có thể đánh bại mọi đối thủ. Trong thời điểm Nadal sung sức nhất, không cần những quả giao bóng uy lực như kiểu Roger Federer, Andy Roddick, Andy Murray hay nhiều tay vợt khác trên thế giới, Nadal vẫn là ông vua. Nhưng sức người nhiều khi có hạn, Nadal cũng chỉ là con người và để trở lại là chính mình, tay vợt người Tây Ban Nha cần thêm những vũ khí khác, thực ra cũng không phải là mới, đó là cải thiện những quả giao bóng để hạn chế những pha bóng đánh giằng co gây tốn sức.

Nadal đã cải thiện những quả giao bóng tại Pháp mở rộng 2010
Với một tay vợt thuận tay trái, sử dụng cổ tay khá nhiều trong mọi cú đánh và trải qua quá trình tập luyện từ khi mới 3 tuổi, để quay trở lại “luyện” những quả giao bóng tầm trên dưới 210 km/h để kiếm những điểm trực tiếp (ace) trong mỗi game cầm giao bóng không hề đơn giản. Rất hiếm khi Nadal giao bóng đạt vận tốc ổn định tầm 200km/h, thường chỉ đạt khoảng ngoài 185-190 km/h, trong quần vợt đỉnh cao, đó là vận tốc khá đơn giản để các đối thủ có thể trả giao bóng. Chính vì vậy trong gần 1 năm không có danh hiệu (kể từ thất bại trước Robin Soderling tại vòng 4 Pháp mở rộng năm ngoái), chấn thương đã hạn chế nhiều khả năng di chuyển không biết mệt mỏi trước đây của Nadal, hơn thế nữa không có trong tay những quả giao bóng tốt, Nadal đã trải qua “cơn khát” danh hiệu trong thời gian dài.
Nhưng tại Pháp mở rộng 2010, chính xác là bắt đầu mùa giải sân đất nện 2010, Nadal đã thể hiện một bộ mặt hoàn toàn khác. Vẫn lấy phòng thủ là kim chỉ nam cho chiến thắng nhưng đó không còn là Nadal “hết mình” với mọi pha bóng. NHM có thể nhìn thấy nhiều pha bóng “vua đất nện” đã “biết” đứng nhìn để cho đối thủ ăn điểm, hơn là cố gắng cứu tất cả mọi tình huống dù phần thua ngay cả khi lâm vào thế khó nhất. Vậy nên giới chuyên môn đã nhận xét: việc Nadal thống trị mặt sân đất nện năm 2010 là vì “vua đất nện” giờ đã chơi không chỉ bằng cơ bắp mà còn cả đầu óc trong từng trận đấu. Không những vậy, những quả giao bóng của tay vợt người Tây Ban Nha đã rất “mới” và hiệu quả.

Nadal muốn trở nên toàn năng trong mọi kĩ thuật đánh bóng
7 trận đấu ở Pháp mở rộng 2010, Nadal vẫn không có nhiều cú ace (tổng cộng chỉ có 19 pha giao bóng ăn điểm trực tiếp) nhưng hiệu suất thành công trong những lần cầm giao bóng là khá cao. Phát bóng lần 1 trong sân (% 1st Serves In) luôn đạt trên 70%. Dù không tạo nên những cú ace nhưng khi Nadal giao bóng vào góc chữ A (trái tay với những đối thủ thuận tay phải) thì thực sự đó là những quả giao hóc hiểm khiến đối phương dù chống đỡ được cũng lâm vào thế khó sau đó. Thật khó tin với vũ khí từ những quả giao bóng xoáy (slide serve xen lẫn topspin serve), trong trận chung kết Pháp mở rộng 2010, Nadal đã giành điểm ace ngang bằng với Robin Soderling, một tay vợt sở trường với những cú giao bóng thẳng (flat serve) có tốc độ trên 210 km/h. Với 7 cú ace ngang bằng với Soderling, Nadal đã khiến đối phương vô cùng bất ngờ, chưa kể đến những pha giao bóng khó với độ nảy cao khiến tay vợt người Thụy Điển nhiều lần không chống đỡ được và kết quả là cả trận không giành được bất kỳ điểm break nào dù đã có 8 cơ hội. “Vua đất nện” đã giành chiến thắng chóng vánh hơn cả mong đợi dù nên nhớ chính Soderling đã khiến cho “tầu tốc hành” Roger Federer phải hổ thẹn tại vòng 4.
Sau Pháp mở rộng sẽ là Wimbledon và Mỹ mở rộng?
Người chú và cũng là HLV của Nadal, ông Toni Nadal mới đây đã tiết lộ ông đang muốn hướng cháu mình tập luyện theo cú giao bóng của Andy Murray, vừa đảm bảo độ xoáy cũng như tốc độ bóng bay sẽ tăng đáng kể. Tất nhiên chuyện thay đổi cách giao bóng không thể một sớm một chiều, đặc biệt là trên mỗi mặt sân bóng sẽ đi nhanh hay chậm khác nhau. Có thể trên mặt sân đất nện, Nadal là “vua” và thể hiện mọi tuyệt kĩ trong thi đấu nhưng trên mặt sân cỏ sắp tới tại Wimbledon cũng như trong những giải đấu trên sân cứng nửa sau năm 2010, sẽ là rất khó khăn cho tay vợt đương kim số 1 thế giới nếu gặp phải những đối thủ giỏi giao bóng và thực hiện chiến thuật lên lưới (serve and volley).

Wimbledon 2010 tiếp tục là sân khấu trình diễn của riêng Nadal?
3 lần liên tiếp lọt vào chung kết Wimbledon từ 2006 đến 2008, để thua Federer 2 lần liên tiếp và có thắng lợi lịch sử năm 2008 đã cho thấy Nadal có thể chinh phục mọi giải đấu cũng như loại mặt sân chứ không chỉ là “vua đất nện”. Khi đó tay vợt người Tây Ban Nha rất mạnh về những quả thuận tay vòng từ sau ra trước và sau đó vòng ngược qua đầu (reverse forehand) cũng những cú trái tay đánh sang bên cạnh hoặc ra khỏi tầm với của tay vợt đang chơi trên lưới (passing shot) đã khiến làng banh nỉ phải quỵ gối. Ngoài việc trở lại Wimbledon sau năm 2009 vắng mặt vì chấn thương, mục tiêu khác của Nadal sẽ là tại Mỹ mở rộng cuối tháng 8 tới, giải đấu mà chưa bao giờ “vua đất nện” vươn tới đỉnh cao vinh quang.
Theo như lịch thi đấu của tay vợt người Tây Ban Nha trên trang web cá nhân, Nadal sẽ chỉ còn 5 giải đấu trước mắt. Sau 2 giải trên sân cỏ AEGON Championships (đang thi đấu), Wimbledon, Nadal sẽ có thời gian gần 2 tháng chuẩn bị cho 2 giải Masters 1000 Rogers Cup và Cincinnati trước khi tới Mỹ mở rộng, sau đó là giải ATP World Tour Finals ở London (Nadal là tay vợt đầu tiên trong hệ thống ATP đủ điểm tới London trong mùa giải này). Nếu tiếp tục hoàn thiện thêm kĩ năng giao bóng ổn định và có độ khó cao, trong tương lai sẽ không chỉ có “vua đất nện” mà cả làng banh nỉ sẽ phải ngả mũ trước Rafael Nadal, ông vua của làng banh nỉ.
Lịch thi đấu còn lại của Nadal trong mùa giải 2010
07.06.2010 AEGON Championships (sân cỏ)
21.06.2010 Wimbledon (sân cỏ)
09.08.2010 Rogers Cup (sân cứng)
15.08.2010 Cincinnati (sân cứng)
30.08.2010 Mỹ mở rộng (sân cứng)
31.11.2010 ATP World Tour Finals (sân cứng)
07.06.2010 AEGON Championships (sân cỏ)
21.06.2010 Wimbledon (sân cỏ)
09.08.2010 Rogers Cup (sân cứng)
15.08.2010 Cincinnati (sân cứng)
30.08.2010 Mỹ mở rộng (sân cứng)
31.11.2010 ATP World Tour Finals (sân cứng)
(theo 24h)