Những lưu ý cơ bản khi nhượng quyền thương hiệu

Nhượng quyền thương hiệu là gì? Những lưu ý cơ bản khi nhượng quyền thương hiệu

Nhượng quyền thương hiệu – franchise là một trong những phương thức kinh doanh được quan tâm nhiều trong thời gian gần đây. Vậy nhượng quyền thương hiệu là gì? Với những người ưa chuộng hình thức này thì cần có những lưu ý gì khi muốn nhượng quyền thương hiệu?https://www.google.hu/url?q=http://duongtammvbeauty.com/

Nhượng quyền thương hiệu là gì?

Nhượng quyền thương hiệu là một hình thức kinh doanh được thực hiện khá phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới.

Nhượng quyền thương hiệu là hình thức mà một cá nhân hoặc tổ chức nào đó được cấp quyền kinh doanh hàng hóa/ dịch vụ theo phương pháp kinh doanh của bên nhượng quyền thông qua các thỏa thuận gồm: Tên sản phẩm/dịch vụ, công nghệ sản xuất chế biến, cách quản lý cửa hàng, văn hóa kinh doanh…

Nhượng quyền thương hiệu được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định với phần trăm lợi nhuận/ doanh thu hoặc một khoản phí cố định theo thương thảo hợp đồng.

Nhượng quyền thương hiệu là gì? Những lưu ý căn bản khi nhượng quyền thương hiệu

Cụ thể, bên thương hiệu nhượng quyền cần phải cung cấp chính xác, đầy đủ về phương thức kinh doanh và hỗ trợ tối đa cho bên nhận nhượng quyền. Còn bên nhận quyền thương hiệu phải đảm bảo kinh doanh đúng cách thức, quy trình của bên thương hiệu nhượng quyền, đảm bảo giữ các đặc trưng và uy tín cho thương hiệu gốc.

Các thủ tục liên quan đến pháp luật như cấp phép kinh doanh cũng là điều cần phải chú ý trong nhượng quyền thương hiệu.https://www.google.dk/url?q=http://duongtammvbeauty.com/

Tại sao cần phải nhượng quyền thương hiệu?

Trước hết là vấn đề về rủi ro kinh doanh. Cùng với chi phí, rủi ro trong kinh doanh sẽ được hạn chế tối đa bởi uy tín có sẵn của thương hiệu nhượng quyền. Nếu để gầy dựng từ đầu một thương hiệu mới sẽ mất thời gian và kinh phí lớn, chưa kể đến việc chưa đánh giá được mức độ thành công hay thất bại của startup. Hình thức nhượng quyền thương hiệu sẽ giúp bạn san sẻ chi phí với bên đối tác nhượng quyền. Tiếng tăm có sẵn của thương hiệu sẽ giúp bạn có được lượng khách hàng ổn định cũng như thu hút được lượng khách hàng mới ở nơi địa điểm kinh doanh, doanh thu ngay từ ban đầu, mang đến hình thế win – win giữa bạn và chủ nhượng quyền.
nhuong-quyen-thuong-hieu.jpg
Có bao nhiêu loại nhượng quyền thương hiệu?

Ở đây chúng ta sẽ phân loại dựa trên tiêu chí về quy mô nhượng quyền. Theo đó, sẽ có 4 kiểu nhượng quyền thương hiệu sau:

1. Nhượng quyền toàn diện

Đây là hình thức nhượng quyền “trọn gói”. Theo đó, 4 lĩnh vực cơ bản của thương hiệu bao gồm: Bộ nhận diện thương hiệu, công thức sản phẩm hay công nghệ kinh doanh, sản phẩm/ dịch vụ và hệ thống các phương thức marketing sẽ được cung cấp cho bên nhận nhượng quyền. Hai khoản phí bao gồm phí hoạt động và phí nhượng quyền ban đầu sẽ được bên nhận nhượng quyền chuyển cho bên chủ thương hiệu với một hợp đồng có thời hạn 5 đến 30 năm.

Ngoài ra, các loại chi phí về thiết kế & trang trí, chi phí thiết bị, tiếp thị, quảng cáo… của bên nhận quyền thương hiệu có thể sẽ được bên nhượng quyền hỗ trợ thêm.http://www.google.com.hk/url?q=http://duongtammvbeauty.com/

2. Nhượng quyền không toàn diện

Nhượng quyền không toàn diện được thực hiện chỉ trên một hoặc một số mảng nào đó của bên nhượng quyền ví dụ như công thức sản phẩm, hình ảnh thương hiệu…

Theo đó, bên nhượng quyền sẽ không can thiệp quá nhiều vào trong khâu vận hành cũng như sản xuất của bên nhận nhượng quyền.

Nhượng quyền thương hiệu là gì? Những lưu ý căn bản khi nhượng quyền thương hiệu

Hình thức này ngoài việc sẽ giảm chi phí so với nhượng quyền hoàn toàn còn là bởi cách này sẽ giúp bên nhượng quyền tạo ra được khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.

3. Nhượng quyền có tham gia quản lý

Với các hình thức kinh doanh chuỗi F&B lớn hay các chuỗi nhà hàng – khách sạn thì hình thức nhượng quyền có tham gia quản lý thường hay được áp dụng. Với hình thức này, bên nhượng quyền sẽ cung cấp thương hiệu, hình thức kinh doanh, người quản lý và điều hành cho bên nhận nhượng quyền. Hình thức này sẽ giúp việc giám sát cũng như vận hành kinh doanh của bên nhận nhượng quyền sẽ dễ dàng hơn.

4. Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn

Ở hình thức nhượng quyền này, bên nhượng quyền sẽ đầu tư một số nhỏ tiền vào công ty nhận nhượng quyền, thông qua đó sẽ có sự can thiệp trong việc kinh doanh của bên nhận nhượng quyền. Hình thức này được thực hiện một phần do thương hiệu đó muốn khai phá thêm các thị trường mới.

Nhượng quyền thương hiệu có ưu, nhược điểm gì?

Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện là hình thức đang phổ biến nhất tại thị trường Việt Nam. Ưu và nhược điểm của hình thức này là gì?

Về ưu điểm, hình thức này trước hết sẽ giảm thiểu tối đa những rủi ro trong kinh doanh, chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng sẽ được đảm bảo theo quy chuẩn thương hiệu gốc. Bên cạnh đó, quy trình vận hành hệ thống kinh doanh sẽ có sự thống nhất, nhân viên cũng sẽ được đào tạo theo một khung về văn hóa doanh nghiệp, từ đó dễ dàng hơn trong quản lý và vận hành cơ sở kinh doanh.

Về nhược điểm, với hình thức nhượng quyền này, bạn buộc phải tuân thủ những quy định khá là khắt khe và chi tiết mà bên nhượng quyền đưa ra, nếu không, bạn có thể đánh mất hợp đồng nhượng quyền, đồng nghĩa với việc mất đi số phí nhượng quyền đã bỏ ra ban đầu.

Một nhược điểm nữa là nếu một trong các cơ sở của thương hiệu bị “dính phốt” về nguồn gốc nguyên liệu, thái độ ứng xử với khách hàng, cơ sở của bạn sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. bên cạnh đó, bạn phải đối mặt với tình trạng cạnh tranh trong chuỗi cơ sở. Bạn cũng sẽ bị hạn chế sự sáng tạo vì phải đảm bảo các quy định trong khuôn khổ hợp đồng.

Cần chuẩn bị những gì khi nhượng quyền thương hiệu?

Khi thực hiện các hợp đồng nhượng quyền thương hiệu, bạn cần có sự chuẩn bị chu đáo về vốn, phải nghiên cứu kĩ về thị trường nhằm lựa chọn thương hiệu có uy tín và phù hợp với chi phí bạn có. Địa điểm cũng là một vấn đề bạn cần nghiên cứu kĩ bởi sẽ quyết định đến nguồn khách hàng của bạn.
 
Back
Top