thuh4ng2k11
Junior Member
Quán này nằm đối diện với nhà nghỉ Đ. Nhà nghỉ này được xây dựng cách đây 2 năm, với 20 phòng nghỉ, nằm ở giữa con “phố”. Nhà nghỉ này thực tế là “bãi đáp” cho các chuyến tầu nhanh và tầu chậm” của khách làng chơi khi đến “phố cave”.
Việc làm ăn phát đạt nên chỉ một năm sau đã thấy ông chủ nhà nghỉ này mở rộng qui mô kinh doanh bằng cách xây thêm một nhà nghỉ khác, có tên Đ. 2, cách Đ. 800 m.
Những quán cafe trên núi này đã rước tệ nạn lên vùng cao.
Vào quán M. H., chúng tôi được một cô nhân viên ra mời ngồi uống nước. Câu hỏi đầu tiên của cô dành cho chúng tôi: “Các anh đi nhanh hay đi chậm?”.
Anh bạn tôi nói: “Anh đi cả nhanh lẫn chậm. Thế bà chủ đâu hả em?”. Cô nhân viên bảo bà chủ đi vắng.
Chúng tôi ngồi uống nước nói chuyện phiếm với 2 cô nhân viên. Một cô cho biết tên là H., nhà ở xã Trạm Cải, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu. Mới làm nhân viên ở đây được 1 tháng, do người dì họ tên là Phóng rủ đi.
Vì mùa gặt hái đã xong, nên muốn đi làm kiếm ít tiền về tiêu tết. Người dì “làm ăn” nhiều năm ở Lào Cai rủ nên H. và 2 người chị họ của H. cùng sang Lào Cai “làm ăn”.
Khi đi, mấy cô gái này đều biết đi làm cái nghề mà người ta gọi là “cave”, nhưng nói với gia đình là đi làm gội đầu và phụ bán cà phê.
Thế rồi, 4 dì cháu rồng rắn bắt xe về “tụ nghĩa” ở “phố đèn đỏ” kể từ bấy đến nay.
H. bảo: “Ở Than Uyên có nhiều người sang đây làm lắm. Dân quê em đi làm việc này cũng quen rồi nên gặp nhau chẳng ngại đâu. Về bản thì chẳng ai nói ra mà sợ, có người có chồng con rồi mà khổ quá vẫn đi làm, như chị M. ở Phong Thổ, ở quán bên kia kìa”. Vừa nói, cô ta vừa chỉ tay về phía quán bên cạnh.
Tôi hỏi: “Thế ở khu này là những em ở đâu đến làm?”. Hoa cho biết: “Khu này chủ yếu là người Tày ở Văn Bàn (Lào Cai), Thái, Kháng, Khơ Mú (Lai Châu, Sơn La) và người Kinh ở Phú Thọ, Yên Bái lên. Những cô gái người Kinh ở bên Trung Quốc (chợ Việt Nam bên Hà Khẩu - Trung Quốc) về nhiều lắm”.
H. thật thà bộc bạch: “Trước kia nhân viên đều ở tại các quán ngoài này nên rất vui, bây giờ bị kiểm tra nhiều nên không ở được nhiều người. Nhân viên đều ra ngoài Lào Cai thuê nhà, chiều vào làm đến 2, 3h sáng, rồi lại đi xe ôm về nhà trọ. Hôm nào có khách đi qua đêm thì đi luôn. Bọn em làm việc theo hình thức ăn chia, chủ ăn 40% nhân viên ăn 60% anh ạ”.
Dù là gái sương gió, nhưng H. vẫn giữ được sự mộc mạc của một sơn nữ khi trò chuyện với chúng tôi. Thật buồn thay, khi cô gái ngày nào còn quanh quẩn với núi rừng, tâm hồn còn trong như dòng suối, mà chỉ một bước, em hồn nhiên vô tư biến thành “ổ tệ nạn” cave của xã hội.
Ngay hôm sau, chúng tôi làm việc với chính quyền địa phương xã Cốc San. Tiếp chúng tôi chỉ có đồng chí cán bộ văn hóa xã là anh Nguyễn Văn Nam.
Anh Nam cho biết: “Riêng địa bàn xã có 14 quán cafe, chủ yếu là người ở nơi khác về mở quán, người địa phương chỉ có 2 quán thôi. Tất cả đều hoạt động trá hình, rất khó quản lý, vì lực lượng của xã rất mỏng. Mỗi năm xã đều thành lập đội kiểm tra liên ngành đi kiểm tra 2 đợt, nhưng cũng chẳng bắt bớ được ai, do vậy đều kết luận tất cả các quán làm ăn “lương thiện” hết (?!).
Cũng theo anh Nam, những “điểm đen” này rất phức tạp, khiến người dân vô cùng bức xúc. Cách đây mấy ngày, công an xã đã đi thu hết các biển quảng cáo treo ngoài quán. Nhưng chỉ được 2 ngày sau biển lại mọc ra đâu vào đấy.
Hiện nay, xã Cốc San cũng đang phải hứng chịu những hệ quả của tệ nạn xã hội rất lớn. Cả xã có 29 đối tượng có HIV/AIDS nằm trong hồ sơ theo dõi bệnh án, đứng hàng cao nhất trong huyện Bát Xát.
Tuy nhiên, theo anh Nam, đây chỉ là bề nổi của tảng băng chìm, bởi con số cave thực tế chắc còn nhiều hơn con số này.
Tình hình an ninh trật tự cũng rất phức tạp. Đám nghiện trong thành phố cũng dạt về đây hàng đêm và coi đây là bãi đáp để chích choác, gây án.
Người dân địa phương cho biết, cách đây 6 năm, cuộc sống ở khu vực này rất yên bình. Từ khi thành phố ra tay dẹp “phố vẫy” (đường Hồng Hà), thì đám “kinh doanh gái” mới kéo về đây “lập nghiệp”.
Đề nghị chính quyền các cấp ra tay dẹp ngay khu phố quái dị này, để cuộc sống của đồng bào được yên bình như xưa.
Mời các bạn đón đọc các bài viết về Gái mại dâm được cập nhật hàng tuần
Việc làm ăn phát đạt nên chỉ một năm sau đã thấy ông chủ nhà nghỉ này mở rộng qui mô kinh doanh bằng cách xây thêm một nhà nghỉ khác, có tên Đ. 2, cách Đ. 800 m.
Những quán cafe trên núi này đã rước tệ nạn lên vùng cao.
Vào quán M. H., chúng tôi được một cô nhân viên ra mời ngồi uống nước. Câu hỏi đầu tiên của cô dành cho chúng tôi: “Các anh đi nhanh hay đi chậm?”.
Anh bạn tôi nói: “Anh đi cả nhanh lẫn chậm. Thế bà chủ đâu hả em?”. Cô nhân viên bảo bà chủ đi vắng.
Chúng tôi ngồi uống nước nói chuyện phiếm với 2 cô nhân viên. Một cô cho biết tên là H., nhà ở xã Trạm Cải, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu. Mới làm nhân viên ở đây được 1 tháng, do người dì họ tên là Phóng rủ đi.
Vì mùa gặt hái đã xong, nên muốn đi làm kiếm ít tiền về tiêu tết. Người dì “làm ăn” nhiều năm ở Lào Cai rủ nên H. và 2 người chị họ của H. cùng sang Lào Cai “làm ăn”.
Khi đi, mấy cô gái này đều biết đi làm cái nghề mà người ta gọi là “cave”, nhưng nói với gia đình là đi làm gội đầu và phụ bán cà phê.
Thế rồi, 4 dì cháu rồng rắn bắt xe về “tụ nghĩa” ở “phố đèn đỏ” kể từ bấy đến nay.
H. bảo: “Ở Than Uyên có nhiều người sang đây làm lắm. Dân quê em đi làm việc này cũng quen rồi nên gặp nhau chẳng ngại đâu. Về bản thì chẳng ai nói ra mà sợ, có người có chồng con rồi mà khổ quá vẫn đi làm, như chị M. ở Phong Thổ, ở quán bên kia kìa”. Vừa nói, cô ta vừa chỉ tay về phía quán bên cạnh.
Tôi hỏi: “Thế ở khu này là những em ở đâu đến làm?”. Hoa cho biết: “Khu này chủ yếu là người Tày ở Văn Bàn (Lào Cai), Thái, Kháng, Khơ Mú (Lai Châu, Sơn La) và người Kinh ở Phú Thọ, Yên Bái lên. Những cô gái người Kinh ở bên Trung Quốc (chợ Việt Nam bên Hà Khẩu - Trung Quốc) về nhiều lắm”.
H. thật thà bộc bạch: “Trước kia nhân viên đều ở tại các quán ngoài này nên rất vui, bây giờ bị kiểm tra nhiều nên không ở được nhiều người. Nhân viên đều ra ngoài Lào Cai thuê nhà, chiều vào làm đến 2, 3h sáng, rồi lại đi xe ôm về nhà trọ. Hôm nào có khách đi qua đêm thì đi luôn. Bọn em làm việc theo hình thức ăn chia, chủ ăn 40% nhân viên ăn 60% anh ạ”.
Dù là gái sương gió, nhưng H. vẫn giữ được sự mộc mạc của một sơn nữ khi trò chuyện với chúng tôi. Thật buồn thay, khi cô gái ngày nào còn quanh quẩn với núi rừng, tâm hồn còn trong như dòng suối, mà chỉ một bước, em hồn nhiên vô tư biến thành “ổ tệ nạn” cave của xã hội.
Ngay hôm sau, chúng tôi làm việc với chính quyền địa phương xã Cốc San. Tiếp chúng tôi chỉ có đồng chí cán bộ văn hóa xã là anh Nguyễn Văn Nam.
Anh Nam cho biết: “Riêng địa bàn xã có 14 quán cafe, chủ yếu là người ở nơi khác về mở quán, người địa phương chỉ có 2 quán thôi. Tất cả đều hoạt động trá hình, rất khó quản lý, vì lực lượng của xã rất mỏng. Mỗi năm xã đều thành lập đội kiểm tra liên ngành đi kiểm tra 2 đợt, nhưng cũng chẳng bắt bớ được ai, do vậy đều kết luận tất cả các quán làm ăn “lương thiện” hết (?!).
Cũng theo anh Nam, những “điểm đen” này rất phức tạp, khiến người dân vô cùng bức xúc. Cách đây mấy ngày, công an xã đã đi thu hết các biển quảng cáo treo ngoài quán. Nhưng chỉ được 2 ngày sau biển lại mọc ra đâu vào đấy.
Hiện nay, xã Cốc San cũng đang phải hứng chịu những hệ quả của tệ nạn xã hội rất lớn. Cả xã có 29 đối tượng có HIV/AIDS nằm trong hồ sơ theo dõi bệnh án, đứng hàng cao nhất trong huyện Bát Xát.
Tuy nhiên, theo anh Nam, đây chỉ là bề nổi của tảng băng chìm, bởi con số cave thực tế chắc còn nhiều hơn con số này.
Tình hình an ninh trật tự cũng rất phức tạp. Đám nghiện trong thành phố cũng dạt về đây hàng đêm và coi đây là bãi đáp để chích choác, gây án.
Người dân địa phương cho biết, cách đây 6 năm, cuộc sống ở khu vực này rất yên bình. Từ khi thành phố ra tay dẹp “phố vẫy” (đường Hồng Hà), thì đám “kinh doanh gái” mới kéo về đây “lập nghiệp”.
Đề nghị chính quyền các cấp ra tay dẹp ngay khu phố quái dị này, để cuộc sống của đồng bào được yên bình như xưa.
Mời các bạn đón đọc các bài viết về Gái mại dâm được cập nhật hàng tuần