Sự thật bản khai đăng ký của Hoa hậu Thùy Dung

Jolie

Member
Sáng hôm sau, anh Lê Tiến Thọ bận không đến, chị Lâm Phương Thanh nói đã về Hà Nội nhưng bận họp... Hầu hết các thành viên của Hội đồng chỉ đạo và thường trực Ban tổ chức quốc gia đều có mặt.


20099109558-ThuyDung2.jpg


Hoa hậu Thùy Dung

Sự thật bản khai đăng ký của Hoa hậu Thùy Dung


Tất cả tập trung ở phòng làm việc của tôi. Tôi nhắc lại tinh thần buổi làm việc chiều hôm qua. Anh Chu Tiến Đức - thành viên Hội đồng chỉ đạo, Vụ trưởng Vụ Văn xã -Văn phòng Chính phủ nói: “Báo Tiền Phong cũng vì nhanh nhạy, đón trước tinh thần của quy chế mới mà sửa đổi một điểm trong thể lệ cuộc thi khác với quy chế nhằm mở rộng đối tượng dự thi... Tôi nghĩ, chúng ta làm việc gì cũng đàng hoàng, minh bạch, sáng mai họp báo, Ban tổ chức nói rõ điều này với báo giới, tôi tin là mọi người sẽ thông cảm, không có gì đâu...”.

Mọi người đề nghị được xem tận mắt đơn đăng ký dự thi của Hoa hậu Thùy Dung. Tôi điện cho Hồng Tuyến, Trưởng Ban đại diện báo Tiền Phong ở TP Hồ Chí Minh, bảo fax ra ngay, bản gốc sẽ gửi sau. Đơn đăng ký viết tay của Thùy Dung ghi rõ: “Trình độ văn hoá: PTTH”. Chúng tôi xem lại số báo đã in ảnh 30 thí sinh lọt vào vòng chung kết (đăng trước đêm chung kết 5 ngày – báo Tiền Phong số 240 ra ngày 27/8/2008), hàng trên cùng của trang 8, ảnh thứ 2 ghi rõ: “Trần Thị Thùy Dung, SBD 087; 1,78cm; 61,5kg; 86 - 62 - 91. Học sinh”.

Ban đại diện báo Tiền Phong ở Đà Nẵng fax ra bản nhận xét của trường phổ thông nơi Dung học và giấy báo nhập học của một trường học ở Mỹ. Tôi xin trích một đoạn (dịch từ nguyên bản bằng tiếng Anh): “Em Trần Thị Thùy Dung thân mến! Chúng tôi vui mừng thông báo với em rằng, em đã được nhận vào trường Newton International College niên khoá thứ 5 năm 2008...). Đang họp, hay tin có tờ báo đăng Thùy Dung làm học bạ giả! Tôi lại điện cho Ban đại diện miền Trung kiểm tra. Mấy tiếng sau, Ban đại diện miền Trung nói đã đến tận nhà và gia đình Thùy Dung khẳng định không có việc đó.

Các thành viên dự cuộc họp, cuối cùng đã nhất trí kết luận: Hoa hậu Trần Thị Thùy Dung không vi phạm thể lệ cuộc thi, không vi phạm đạo đức, thiếu sót là của báo Tiền Phong, của Ban tổ chức trong việc “đi trước đón đầu” bản quy chế mới, cũng xuất phát từ mục đích trong sáng là nhằm mở rộng đối tượng dự thi, tạo điều kiện cho các thiếu nữ vùng xa, vùng sâu, vùng biên giới hải đảo còn nhiều khó khăn, có thể đi học muộn...có điều kiện dự thi... Và quyết định nội dung cuộc họp báo sáng hôm sau.

Sức ép dư luận

200991094446-1.jpg

Thùy Dung trong giây phút đăng quang ngôi vị Hoa hậu Việt Nam 2008.

Tại cuộc họp, tôi đã trả lời hàng chục câu hỏi của nhiều nhà báo. Anh Vũ Việt Hùng – Vụ trưởng Vụ Văn hoá, Ban Tuyên giáo TW Đảng, anh Chu Tiến Đức – Vụ trưởng Vụ Văn xã... đã phát biểu. Tôi xin trích phát biểu của Vụ trưởng Chu Tiến Đức (đã đăng trên báo Tiền Phong số 250 ra ngày thứ 7 (6/9/2008) và một số tờ báo khác. Vụ trưởng Chu Tiến Đức nói: “Trước dư luận về việc Thùy Dung đăng quang có xứng đáng hay không và nếu không thì phải xử lý như thế nào, vừa qua Ban chỉ đạo làm việc cụ thể với BTC và đi đến những kết luận như sau: Thứ nhất, qua kiểm tra hồ sơ của thí sinh Trần Thị Thùy Dung, chúng tôi nhận thấy đơn đăng ký dự thi ghi rất rõ: Trình độ học vấn PTTH chứ không ghi là tốt nghiệp PTTH. Thứ hai, việc Thùy Dung có giấy báo đi học nước ngoài là có thật. Thứ ba, chúng tôi xem xét, theo thể lệ và trong lá đơn của mình, Dung không làm gì gian dối.

Còn về BTC có vấn đề gì không? Quy chế thi Hoa hậu của Bộ là dành cho tất cả các cuộc thi sắc đẹp, còn thể lệ cuộc thi của báo Tiền phong là do báo cụ thể hóa và vận dụng qui chế đó. Thể lệ này được đăng nhiều lần từ tháng 5 trên nhiều báo, trong đó có sự vượt rào, đi trước- là không cần tốt nghiệp PTTH. Chúng tôi phân tích lý do và động cơ vượt rào này ở mấy điểm: Qui chế thi Hoa hậu của Bộ ban hành 2006, sau 2 năm có tổ chức hội thảo để đóng góp xem qui chế đó có phù hợp với tình hình thực tiễn. Tại buổi hội thảo đó có nhiều ý kiến cần bổ sung sửa đổi một số điểm. Về cơ bản, Cục chức năng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đồng ý và trình lên Bộ khá sớm. Về động cơ của BTC, theo tôi là không có gì mờ ám, Báo muốn mở rộng diện mà các cháu, các em có thể tham gia. Chúng ta biết ở Đồng bằng sông Cửu Long lũ lụt, hay những tỉnh miền núi vùng sâu vùng xa, rất nhiều các cháu, các em chưa có điều kiện tốt nghiệp trung học... Đây là vấn đề mà cả nước, nhất là giới báo chí rất quan tâm.



200991094446-2.jpg

Thùy Dung trong phần thi áo tắm.

Báo chí đã đúng khi nêu sai sót của BTC là thể lệ không khớp với qui chế của Bộ, nhưng giá như cơ quan chức năng và công luận phát hiện sớm và có ý kiến ngay thì mọi việc chắc chắn phải đi đúng đường ray của nó. Đáng tiếc là trong suốt mấy tháng sau khi công bố thể lệ cuộc thi, đã không có một phản ánh phản hồi, phản biện nào.

Cuộc thi Hoa hậu năm đó khá đặc biệt. Ngoài việc kỷ niệm 20 năm kể từ cuộc thi Hoa hậu đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất, năm đó cuộc thi có tài trợ của nhiều doanh nghiệp, trong đó có Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Chúng tôi có báo cáo Thủ tướng và Thủ tướng đã đồng ý để cuộc thi gắn với chương trình An sinh xã hội vì người nghèo, một nét rất nhân văn, rất xã hội, khi huy động được hơn 30 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh nghèo, người nghèo. Một trong những thành công của cuộc thi Hoa hậu này là đã làm tốt công tác an sinh xã hội vì người nghèo.

Tóm lại, thí sinh Thùy Dung không man trá, BTC cũng không có gì là không minh bạch, nhưng cần rút kinh nghiệm. Đón trước nhưng bởi nôn nóng nên thủ tục hành chính chưa chuẩn. Vừa qua tôi nhận thấy nhiều báo liên tục săn tin ở gia đình em Dung, ở bố, mẹ, chị... Thí sinh thi Hoa hậu đã phải chịu nhiều áp lực, vậy báo chí nếu có việc gì cần hỏi thì nên hỏi BTC, không nên gây thêm áp lực cho người ta - xét theo khía cạnh nhân văn. Về cái tâm của người làm báo, thử đặt địa vị nếu gia đình chúng ta cũng có người thân đi thi Hoa hậu và là Hoa hậu thì chúng ta cũng cần sự chia sẻ của người khác”.

Cần phải nói thêm rằng, anh Chu Tiến Đức- đại diện Văn phòng Chính phủ, đã tham gia hội đồng chỉ đạo các cuộc thi Hoa hậu Việt Nam do báo Tiền Phong tổ chức nhiều năm. Anh là người thẳng thắn, đàng hoàng, có trách nhiệm, có chính kiến, sẵn sàng bảo vệ lẽ phải, bảo vệ sự công bằng. Lúc thuận lợi cũng như khi khó khăn, anh đều có mặt.

Sức ép tước vương miện Hoa hậu

200991094446-3.jpg

Thùy Dung và các thí sinh tham gia cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2008.

Sự việc chỉ có thế, và tôi tưởng thế là xong, không ngờ mấy ngày sau báo chí (đa số là báo điện tử) lại rào lên đòi truất vương miện của Hoa hậu Trần Thị Thùy Dung. Người ta đồn đại nhiều chuyện lạ lùng: đồn rằng tôi cố ý trao vương miện cho Dung vì muốn có Bắc, Trung, Nam (gần hai mươi năm, đây là lần đầu tiên người miền Trung đoạt vương miện, rồi , tôi chọn Hoa hậu cho con trai... Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL Trần Tuấn Anh gọi điện cho tôi lo lắng nói: “Người ta đang đồn ông chọn hoa hậu cho con trai, còn tôi thì...”. Tôi bảo: “Đồng chí Tuấn Anh ơi, một trăm lời đồn chưa phải là sự thật. Ở đời, cây ngay không sợ chết đứng đâu... Đồng chí bỏ ngoài tai những lời đồn thổi ấy đi...”. Bộ trưởng Tuấn Anh lại nói: “Ông Nam ạ, tôi biết ông chịu thiệt nhiều, có gì ông thông cảm...”.

Tôi nói: “Đồng chí yên tâm. Nếu tính thiệt hơn, chúng tôi đã không tổ chức cuộc thi Hoa hậu đầu tiên ở nước Việt Nam thống nhất... Thời đó, búa rìu dư luận đổ xuống đầu chúng tôi còn ghê gớm hơn... Có ai hỏi gì, đồng chí cứ bảo việc của Bộ đã xong, đã thanh tra, đã kết luận... Trách nhiệm bây giờ ở Ban tổ chức chúng tôi”. Tôi cũng nói thêm rằng lãnh đạo TP Đà Nẵng đã rất đàng hoàng, đã tổ chức đón tiếp Hoa hậu Thùy Dung trao phần thưởng 30 triệu đồng và nhiều tờ báo lớn cũng rất đàng hoàng đăng tin này như báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Lao Động, An ninh Thủ đô v.v...

200991094446-4.jpg


Mấy hôm sau, một người có chức trách lại gọi điện bảo: “Anh Dương Kỳ Anh ạ, để cho yên chuyện, anh và tôi (người gọi điện) ta bay vào Đà Nẵng vận động gia đình Thùy Dung trả lại vương miện...”.

Tôi trả lời: “Tôi không bao giờ làm việc đó cả...Một cô gái vô tội mới bước vào đời bỗng nhiên bị búa rìu dư luận như vậy... Áp lực đối với Thùy Dung chưa đủ sao...! Sao còn muốn tôi gây thêm áp lực, nhỡ Thùy Dung không chịu nổi, có hành động dại dột như tự tử chẳng hạn, hậu quả sẽ khôn lường, anh biết không...”.

Ở Hội An, tôi nhận được nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo về một số thí sinh. Có đơn đánh máy, có thư viết tay, hoặc nhắn tin vào điện thoại di động...

Các cuộc họp Ban giám khảo tôi đều đưa ra thảo luận. Một số thí sinh sau khi kiểm tra thấy có dấu hiệu không hay, hay những khiếm khuyết mà Ban giám khảo chưa phát hiện ra như hai bàn chân chỉ có 9 ngón v.v... Ban giám khảo đều cân nhắc, không trao giải phụ, không đưa vào top 5, top 10... Riêng Thùy Dung không hề có bất cứ ý kiến phản ánh nào cả. Suốt hai tuần ở Hội An, tôi mải lo công việc của một Trưởng ban tổ chức, việc chấm thi, các thành viên Ban giám khảo hoàn toàn chủ động...




Theo GĐXH
 
Back
Top