Tinh tế món sashimi Nhật

T

T$

Guest
shashimi1-300x200.jpg




Sashimi là món ăn truyền thống Nhật Bản với thành phần chính là các loại hải sản tươi sống.
Hải sản dùng để làm sashimi phải có “tiêu chuẩn sashimi”, được đánh bắt bằng các dụng cụ riêng biệt, ngay sau khi bắt phải được xử lý luôn theo quy trình đặc biệt để đảm bảo sự tươi ngon. Loại dao dùng để cắt món ăn được ví như thanh kiếm báu của các võ sĩ samurai, nhiều khi giá trị lên tới vài ngàn USD. Sashimi thường được cắt thành từng lát mỏng có chiều rộng khoảng 2,5 cm, chiều dài 4 cm và dày chừng 0,5 cm nhưng kích cỡ có thể khác nhau tùy vào loại nguyên liệu và người đầu bếp.

Nhà hàng Asahi Sushi và Asahi Hot Pot có khoảng 30 – 40 loại sashimi, ngon nhất có thể kể đến: sashimi cá hồi, cá đuôi vàng, sò điệp, bạch tuộc… Các loại nước sốt đơn giản ăn với sashimi như sốt shoyu (một loại xì dầu Nhật Bản) và wasabi (mù tạt), các loại gia vị như gừng, các loại rau tía tô, củ cải trắng và tảo biển.
shashimi2.jpg

Một số hải sản phổ biến của món ăn như cá hồi – những chú cá với hành trình ngược dòng sông. Thịt cá hồi nổi tiếng béo, thơm nhờ nguồn axit béo omega 3, có tác dụng trong việc bảo vệ tim mạch, chống cholesterol, giảm nguy cơ cao huyết áp. Chất béo tự nhiên này còn là liều thuốc chống trầm cảm hữu hiệu ở phụ nữ, bệnh viêm khớp ở người già, cải thiện chức năng não và ngăn ngừa một số bệnh ung thư. Cá hồi còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất như canxi, vitamin D.
Cá ngừ – loại cá được người Nhật coi là “vua” của cá sống cũng rất được ưa chuộng khi chế biến sashimi. Cá ngừ được giới thiệu là một trong 3 loại có hàm lượng dinh dưỡng cao. Loại cá này chứa hàm lượng protein, chất sắt phong phú, ăn không no với lượng mỡ EPA và DHA cao nhất trong tất cả các loại hải sản. Chúng có thể phòng ngừa hàm lượng cholesterol tăng cao trong máu và chứng xơ cứng động mạch vì cá ngừ sinh sống ở sâu trong đại dương, rất ít tiếp xúc với khu vực gần biển và vùng ven biển đã bị ô nhiễm, nên thịt tinh khiết.
shashimi3.jpg

Cá mực là loại động vật không xương sống. Trong mai mực có các muối canxi dưới dạng carbonat, phosphat, sulfat, các chất hữu cơ và chất keo. Thịt cá mực cũng được dùng làm thuốc nhưng không phổ biến. Trong thịt mực có protid, lipid, Ca, p, Fe, vitamin B1, B2, B6, PP. Cá mực có vị ngọt, chua, tính bình, tác dụng bổ trung, ích khí…
Bên cạnh cá hồi, cá ngừ, các mực, một loại hải sản hay được chế biến trong món ăn là bạch tuộc. Đây là một loại nguyên liệu phổ biến. Người đầu bếp Nhật dùng chúng làm thực phẩm bồi bổ sức khỏe, giống như sashimi, sushi, takoyaki và akashiyaki. Ngoài hải sản, sashimi còn được làm từ thịt hay rau củ quả…
(Theo VNExpress)
 
Back
Top